Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Kinh tế Ấn Độ năm 2016-2017 (Phần 2)

Kinh tế Ấn Độ năm 2016-2017 (Phần 2)

05:06 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 1)

Kinh tế Ấn Độ năm 2016-2017

Nguyễn Tuấn Quang*

 

4. Tài chính và FDI

Lượng cung tiền tệ hàng năm vào ngày 28/4/2017 tăng 6,2% so với mức 9,8% cùng kỳ năm trước. Lạm phát tính theo giá bán buôn (WPI) giảm 3,9% trong tháng 4/2017 từ mức 5,3% của tháng 3/2017.

Lạm phát tính theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm xuống 3% vào tháng 4/2017 so với mức 3,9% vào tháng 3/2017.

Đồng nội tệ Rupee mắt giá so với USD và Euro lần lượt là 2,1% và 1,7%. Tỷ lệ này là 0,4% và 0,5% so với đồng Bảng Anh và Yên Nhật.

Tổng thu thuế từ tháng 4 – 2/2017 đạt mức tăng kỷ lục 16,7% so với cùng kỳ từ tháng 4 – 2/2016. Thu thuế cho Ngân sách trung ương tăng 20,3% từ tháng 4 – 2/2017. Thâm hụt ngân sách cả năm 2016-2017 là 4,4% và dự báo trong năm tới 2017-2018 là 3,2%.

Từ nhiều năm nay, Ấn Độ đã chú trọng thu hút đầu tư từ nước ngoài (FDI) và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong năm 2016-2017, Ấn Độ thu hút 43,478 tỷ USD đầu tư nước ngoài, tăng khá so với mức 40 tỷ USD của năm 2015-2016.

Các quốc gia đẫn đầu FDI tại Ấn Độ năm 2016/17: Mauritius 15,73 tỷ USD; Singapore 8,71 tỷ USD; Nhật Bản 4,71 tỷ USD; Hà Lan 3,37 tỷ USD; Mỹ 2,38 tỷ USD; Vương quốc Anh 1,48 tỷ USD...

FDI chủ yếu trong các lĩnh vực:  Dịch vụ 8,68 tỷ USD; Viễn thông 5,56 tỷ USD; Máy tính điện từ (cả phần cứng và phần mềm) 3,65 tỷ USD; Thương mại 2,34 tỷ USD; Công nghiệp ô tô 1,61 tỷ USD...

Từ tháng 4/2000 đến tháng 3/2017, Ấn Độ thu hút 484,351 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài, gồm vốn FDI, tái đầu tư và vốn khác.

5. Du lịch  

Năm 2016, có 8,89 triệu lượt khách du lịch nước ngoài đến Ấn Độ, tăng 10,7% so với mức 8,03 triệu năm 2015. Kết quả hoạt đọng của ngành du lịch năm 2016 là  khả quan so với những năm trước đó.

Thu nhập từ khách du lịch nước ngoài năm 2016 là 23,146 tỷ USD, tăng 9,8% so với mức 21,071 tỷ USD của năm 2015.

Điểm nổi bật của du lịch Ấn Độ là du lịch nội địa vì đây là nước có dân số đông thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc và tầng lớp trung lưu ngày càng đông tại Ấn Độ. Năm 2015, khách du lịch nội địa là 1,432 tỷ lượt, tăng 11,63% so với mức 1,2828 tỷ lượt của năm 2014.

Du lịch ra nước ngoài cũng phát triển mạnh trong những năm gần đây. Năm 2015, có 20,38 triệu lượt khách Ấn Độ đi du lịch ra nước ngoài, tăng 11,1% so với năm 2014.

Trong năm 2016, lượng khách du lịch nước ngoài đến Ấn Độ chủ yếu gồm: Bangladesh 1,38 triệu lượt chiếm 15,68%; Mỹ 1,3 triệu lượt 14,73%; Vương quốc Anh 0,942 triệu lượt 10,7%; Canada 0,317 triệu lượt 3,6%; Malaysia 0,3 triệu lượt 3,43%; Sri Lanka 0,297 triệu lượt 3,38%; Australia 0,293 triệu lượt 3,33%...

Ấn Độ là nước có lịch sử phát triển lâu đời và nền văn hóa, ngôn ngữ đa dạng. Có nhiều công trình kiến trúc, cảnh quan thu hút khách. Tuy nhiên nhìn chung, ngành du lịch của Ấn Độ chưa thật phát triển. Cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, đầu tư vào du lịch còn thấp, lượng khách đến du lịch chưa đến 10 triệu lượt người so với số dân trên 1 tỷ người.

6. Nợ công

Theo số liệu của Bộ Tài chính Ấn Độ, nợ công của nước này là 456,1 tỷ USD vào cuối tháng 12/2016, giảm 6% so với mức cuối tháng 3/2016. Nợ dài hạn là 372,2 tỷ USD vào cuối tháng 12/2016. Nợ ngắn hạn nước ngoài là 83,3 tỷ USD cuối tháng 12/2016 so với 83,4 tỷ USD cuối tháng 3/2016. Dự trữ ngoại tệ là 375,7 tỷ USD vào đầu tháng 5/2017 so với mức 370 tỷ USD cuối tháng 3/2017.

7. Xuất khẩu và nhập khẩu

Năm 2016-2017, xuất khẩu đạt 276,28 tỷ USD, tăng 5,33% so với năm 2015-2016. Nhập khẩu đạt 384,32 tỷ USD, tăng 0,87% so với năm 2015-2016. Tổng xuất nhập khẩu là 660,60 tỷ USD. Thâm thụt thương mại là 108,04 tỷ USD, giảm mạnh so với mức 118,72 tỷ USD của năm trước.

Xuất nhập khẩu của Ấn Độ                             

   Đơn vị: tỷ USD

Nguồn: Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ

Các đối tác xuất khẩu chính: Mỹ 42,331 tỷ USD; U.A.E. 31,306 tỷ USD; Hồng Kông 14,158 tỷ USD; Trung Quốc 10,197 tỷ USD; Singapore 9,569 tỷ USD; Việt Nam 6,815 tỷ USD; Bangladesh 6,728 tỷ USD; Bỉ 5,669 tỷ USD; Nepal 5,4 tỷ USD; Malaysia 5,234 tỷ USD…

Các mặt hàng xuất khẩu chính: kim hoàn, đá quý 43,785 tỷ USD; dầu mỏ khí đốt 32,277 tỷ USD; phương tiện giao thông 22,556 tỷ USD; máy và thiết bị 22,38 tỷ USD; hàng may mặc 22,201 tỷ USD; sắt thép 14,677 tỷ USD; hóa chất 13,156 tỷ USD; dược phẩm 12,996 tỷ USD; bông 6,638 tỷ USD…

Các đối tác nhập khẩu chính: Trung Quốc 61,286 tỷ USD; Mỹ 22,244 tỷ USD; U.A.E. 21,498 tỷ USD; Ả Rập Xê Út 19,945 tỷ USD; Thụy Sỹ 17,249 tỷ USD; Indonesia 13,437 tỷ USD; Hàn Quốc 12,593 tỷ USD; Iraq 11,702 tỷ USD; Đức 11,584 tỷ USD; Australia 11,154 tỷ USD…

Các mặt hàng nhập khẩu chính: dầu mỏ khí đốt 103,069 tỷ USD; máy và thiết bị 70,673 tỷ USD; mỹ nghệ kim hoàn 53,767 tỷ USD; hóa chất 20,208 tỷ USD; mã 87 phương tiện vận tải 18,784 tỷ USD; sắt thép 11,708 USD; nhựa và sản phẩm 11,569 tỷ USD; dầu ăn động và thực vật 10,948 tỷ USD…

Trong năm 2016-2017, Ấn Độ nhập khẩu từ Việt Nam 3,321 tỷ USD và xuất khẩu sang Việt Nam 6,815 tỷ USD. Tổng xuất nhập khẩu đạt 10,136 tỷ USD. Ấn Độ xuất siêu ở mức cao là 3,494 tỷ USD. Năm 2015-2016, Ấn Độ nhập khẩu từ Việt Nam 2,56 tỷ USD và xuất khẩu sang Việt Nam 5,266 tỷ USD.

Các mặt hàng xuất khẩu chính từ Việt Nam

                                                                              Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ năm 2016 đạt 2,688 tỷ USD USD, tăng 8,7% so với mức 2,454 tỷ USD của năm 2015./.


* Nguyên Tham tán thương mại, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ.

Nguồn:

Cùng chuyên mục