Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Kinh tế Ấn Độ: Xu thế, thách thức và triển vọng (Phần 2)

Kinh tế Ấn Độ: Xu thế, thách thức và triển vọng (Phần 2)

Ở châu Á, từ đầu thế kỷ XXI, kinh tế Ấn Độ có được sự tăng trưởng chưa từng có, thành tựu này bắt nguồn chủ yếu từ việc thực hiện cải cách kinh tế từ năm 1991 và ảnh hưởng tích cực của nó mang lại. Xét từ bình diện rộng hơn, Ấn Độ đã tiếp thu đồng thời các mô hình tự do hóa, tư hữu hóa và toàn cầu hóa.

05:59 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 1)

Kinh tế Ấn Độ: Xu thế, thách thức và triển vọng

Geethanjali Nataraj*

Nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ có sự khác biệt trong từng giai đoạn khác nhau. Ví dụ: Giai đoạn 1 (1950 - 1980), trọng điểm đầu tư công tập trung vào công nghiệp cơ bản và công nghiệp nặng, cơ sở hạ tầng và nông nghiệp. Giai đoạn 2 (1981 – 1990), tập trung thúc đẩy xây dựng năng lực, hiện đại hóa và nâng cao sản lượng công nghiệp, cũng như cải cách thương mại. Giai đoạn 3 (1991 – 2010), tập trung tự do hóa kinh tế, mở rộng ngành dịch vụ và nâng cao nhu cầu tiêu dùng tư nhân. Giai đoạn 4 (2011 – 2020), mục tiêu đầu tư cho nền kinh tế thật, nông nghiệp và cơ sở hạ tầng xã hội[1]. Những biện pháp nêu trên đều phù hợp với lý luận kinh tế chuyển hướng từ kinh tế hướng ngoại sang kinh tế hướng nội. Trong giai đoạn đầu tiên, lịch sử phát triển kinh tế đều thường nhấn mạnh đến vai trò của nhân lực và tư bản. Hơn nữa, luận điệu cho rằng sự phát triển kinh tế ở các quốc gia khác nhau mang tính khác biệt chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, ví dụ: tiếp thu kỹ thuật, thương mại quốc tế, phát triển tài chính, nguồn nhân lực, v.v… Gần đây, Jones (2011) nhấn mạnh đến tính khác biệt về phân phối nguồn tài nguyên khi lý giải sự phát triển kinh tế của các quốc gia cũng đóng vai trò quan trong. Các yếu tố cấu thành then chốt của nền kinh tế Ấn Độ gồm: đầu tư cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực điện lực, dầu khí, đường bộ, đường sắt và hàng không, hoạt động tài chính và đầu tư về phương diện cơ sở hạ tầng xã hội như: sức khỏe và giáo dục, đầu tư trong các lĩnh vực nông nghiệp như thủy lợi, nghiên cứu khoa học, trữ đông và bảo quản sau thu hoạch.

Tăng cường đầu tư và sự tăng trưởng của năng suất các yếu tố tổng hợp khiến cho GDP tiềm năng của Ấn Độ tăng lên. Bắt đầu từ thập niên 90 thế kỷ XX, kinh tế Ấn Độ bắt đầu tăng trưởng cao, mọi người cho rằng, lực thúc đẩy quan trọng nhất nằm ở sự tăng tốc tích lũy tư bản và sự tăng trưởng của năng suất các yếu tố tổng hợp. Nhưng một khuyết điểm của Ấn Độ là phát triển giáo dục vẫn chậm chạp, tố chất lực lượng lao động có thể chưa được nâng cao[2]. Tuy nhiên, việc điều chỉnh mang tính kết cấu của Ấn Độ khiến cho ngành công nghiệp có thể tạo nên một lượng lớn việc làm. Bosworth, Collins (2011) phát hiện rằng, năng suất các yếu tố tổng hợp của Ấn Độ đã tăng từ 1.6% trong giai đoạn từ 1990 – 2000 lên 2.9% trong giai đoạn 2000 – 2008[3].  Một phần nguyên nhân cũng do sự khác biệt về chức năng sản xuất, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự phồn vinh về kinh tế đã dẫn đến sự nâng cao về năng suất trong giai đoạn 2000 – 2008. Nhưng theo khung tính toán tăng trưởng và số liệu gần đây được Fung Global Institute công bố, năng suất các yếu tố tổng hợp của Ấn Độ từ năm 2006-2007 đến 2010-2011 có thể đạt 2%, con số này tốt hơn giai đoạn gần đây. Hơn nữa, tầng lớp trung lưu có địa vị quan trọng đang lãnh đạo thị trường rộng lớn trong nước, Ấn Độ thúc đẩy mở rộng chính sách ưu đãi nhà đầu tư, nên dự trữ ngoại hối tăng liên tục, các kỹ năng thực dụng có thể sử dụng, thống kế cho thấy dân số vẫn tăng lên, những nhân tố này đều là các nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ đằng sau quá trình phát triển kinh tế của Ấn Độ. Nghiên cứu này không những nhấn mạnh nguồn gốc lý luận của những nhân tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế, mà cũng nhấn mạnh đến nguồn gốc kinh nghiệm. Sự tăng trưởng về mức tiết kiệm đã thúc đẩy sự tăng trưởng về đầu tư, cộng thêm môi trường vĩ mô có lợi cho nền kinh tế thị trường, những nhân tố này đã giúp cho Ấn Độ thực hiện sự tăng trưởng chưa từng có. Công cuộc cải cách với tiêu chí tự do hóa kinh doanh cá thể trong hệ thống, sự bù đắp giữa đầu tư trong và ngoài nước, kỹ thuật và kiến thức càng trở nên hoàn thiện, cũng như các sản phẩm và ngành dịch vụ tìm kiếm thị trường nước ngoài đã tạo nên môi trường thị trường siêu việt. Về phương diện này, những người đưa ra quyết sách đã chú ý đến việc giảm thuế ở biên độ lớn, xóa bỏ hạn chế đầu tư nước ngoài trên nhiều lĩnh vực, nâng cao hạ tầng xã hội có lợi cho việc xây dựng quan hệ kinh doanh công tư, cũng như cải cách ngành dịch vụ chính là những bổ sung có lợi cho đầu tư và lực lượng sản xuất hiện hữu của Ấn Độ. Ngoài ra, bộ Tài chính Ấn Độ cũng đã thực thi một loạt các biện pháp cải cách như: tự do hóa tài chính, nới lỏng dự trữ bắt buộc, đưa vào các sản phẩm tài chính mang tính sáng tạo. Những biện pháp này cũng đã mở ra con đường cho các hạng mục đầu tư lâu dài ở Ấn Độ.

Các quốc gia đang phát triển tiếp tục trở thành động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Năm 2013, các nước đang phát triển đóng góp 2/3 tăng trưởng toàn cầu. Ở nhiều nước đang phát triển, nhu cầu trong nước đóng góp cho tăng trưởng nhiều hơn xuất khẩu. So với các nước phát triển, nhu cầu bên ngoài ở những nước này lại giữ ở mức thấp[4]. Sự phát triển kinh tế của Ấn Độ không hoàn toàn do xuất khẩu thúc đẩy, mà đa phần dựa vào nhu cầu nội địa. Chúng ta có thể tiếp tục duy trì phương thức tăng trưởng dựa vào nhu cầu nội địa này[5]. Tăng trưởng GDP có thể do đầu tư thúc đẩy hoặc do tiêu dùng thúc đầy. Trong nền kinh tế hoàn thiện, cả hai yếu tố trên cân bằng. Trong đa phần các nền kinh tế phát triển, đầu tư chiếm khoảng 20-25% GDP. Ở Ấn Độ, đầu tư chỉ chiếm một con số hơi cao hơn con số bình quân của các nước công nghiệp hóa[6].

Trong thời gian vừa qua, sự tăng trưởng của nền kinh tế Ấn Độ được tái cân bằng nhờ vào đầu tư được xem là một phần của chính sách ổn định. Do tồn tại sự bù đắp tiêu dùng, tăng trưởng GDP Ấn Độ chủ yếu dựa vào tiêu dùng[7]. Năm 2012, chi phí tiêu dùng hộ gia đình dường như chiếm 3/5. (Xem tiếp phần 3)

* Nghiên cứu viên cao cấp Observer Research Foundation, India

[1] Ủy ban kế hoạch Chính phủ Ấn Độ

[2] Gao Luyi, Mô hình tăng trưởng kinh tế và chiến lược của Trung Quốc và Ấn Độ: Qúa khứ và tương lai. 09.2012

[3] Barry Bosworth, Susan Collins, Accounting for Growth: Comparing. China and India, 2007.

[4] PTI, India’s GDP growth likely to be at 5.2% in 2013: UNCTAD, 12.9.2013.

[5] PTI, Domestic Demand Will Drive Indian Economy Despite Global Slowdown, 29.01.2009.

[6] Ashok Gulati, Food sector reform: Tackling the runaway food inflation train, economictimes, 30.9.2013.

[7] Observer Research Foundation, India's current account deficit, White Book, 2013.

Người dịch: ThS Đỗ Khương Mạnh Linh
Hiệu đính: PGS, TS Lê Văn Toan

Nguồn:

Cùng chuyên mục