Kinh tế Ấn Độ: Xu thế, thách thức và triển vọng (Phần 3)
Ở châu Á, từ đầu thế kỷ XXI, kinh tế Ấn Độ có được sự tăng trưởng chưa từng có, thành tựu này bắt nguồn chủ yếu từ việc thực hiện cải cách kinh tế từ năm 1991 và ảnh hưởng tích cực của nó mang lại. Xét từ bình diện rộng hơn, Ấn Độ đã tiếp thu đồng thời các mô hình tự do hóa, tư hữu hóa và toàn cầu hóa.
Kinh tế Ấn Độ: Xu thế, thách thức và triển vọng
Geethanjali Nataraj*
Kết cấu nền kinh tế Ấn Độ
Nhìn từ phương diện kết cấu, nền kinh tế Ấn Độ đã chuyển từ kinh tế với nông nghiệp làm chủ đạo sang kinh tế với ngành dịch vụ làm chủ đạo. Trong thập niên 60 thế kỷ XX, ngành nông nghiệp Ấn Độ chiếm tỉ lệ lớn, nông nghiệp chiếm 2/5 GDP. Nhưng trong giai đoạn vừa qua, ngành dịch vụ có những biểu hiện tốt hơn, ước chiếm 3/5 GDP. Định mức của ngành công nghiệp vẫn không hề thay đổi trong nửa thế kỷ đã qua. Mặc dù nền nông nghiệp vẫn giữ tốc độ tăng trưởng thấp, nhưng ngành dịch vụ liên tục tăng tốc, kết cấu kinh tế Ấn Độ cần có sự chú ý nhiều hơn của mọi người.
Nguyên nhân chủ yếu của sự phát triển yếu kém của ngành nông nghiệp Ấn Độ nằm ở hệ thống thủy lợi thiếu hợp lý, thợ tiểu thụ công nghiệp chiếm số lượng lớn và quản lý chuỗi cung ứng vẫn ở tình trạng thắt cổ chai. Tốc độ ngành công nghiệp Ấn Độ giảm sút chủ yếu là do tăng trưởng về đầu tư sụt giảm, tỉ lệ tín dụng lưu động giảm tốc, tỉ suất lợi nhuận thấp và tốc độ phục hồi nền kinh tế toàn cầu còn chậm. Sự suy thoái về ngành dịch vụ chủ yếu thể hiện trên các lĩnh vực vận tải biển, hàng không và thương mại, điều này cũng mang lại ảnh hưởng tiêu cực đối với ngành vận tải và xây dựng.
Hiện trạng nền kinh tế Ấn Độ
Kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực đồng EURO, Ấn Độ đã nỗ lực hy vọng phục hồi đà tăng trưởng kinh tế trước khủng hoảng. Nền kinh tế Ấn Độ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ vấn đề mất cân bằng trong ngoài. Mức độ ầu tư và tiết kiệm liên tục sụt giảm, thâm hụt ngân sách luôn ở mức cao, giá cả tăng mạnh và biểu hiện tồi tệ của ngành công nghiệp. Tất cả đều là vấn đề quan trọng mà các nhà hoạch định chính sách phải quan tâm. Ở bình diện bên ngoài, thâm hụt tài khoản vãng lai cao, đồng Rupee mất giá và dòng vốn ở mức thấp đã thu hút được sự quan tâm chú ý của các học giả và các nhà hoạch định chính sách.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Ân Độ năm 2012-2013 là 5%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra. Tốc độ tăng trưởng năm 2013-2014 dự kiến thấp hơn 4.8%. Trong “Báo cáo ổn định tài chính” năm 2013 của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ cho rằng, kinh tế vĩ mô Ấn Độ trong sáu tháng vừa qua liên tục đối mặt với rủi ro, chủ yếu liên quan đến tăng trưởng nội địa, bộ phận đối ngoại và kết quả kinh doanh các doanh nghiệp.
Theo tính toán sức mua ngang giá, Ấn Độ chỉ chiếm thấp hơn 2% lượng thương mại toàn cầu, nhưng lại chiếm khoảng 6% GDP toàn cầu. Trong quý một năm 2014, tốc độ tăng trưởng thực chất của Ấn Độ sụt giảm chỉ còn 4.4% (xem bảng 2). Công nghiệp tăng trưởng âm 0.9% trong quý một. Vào tháng 6 năm 2013, ngành công nghiệp sản xuất Ấn Độ gần như trì trệ, tốc độ tăng trưởng chỉ còn đạt 2.2%, nguyên nhân chủ yếu là do những biểu hiện yếu kém của ngành công nghiệp nhắc đến ở trên, cũng như sức cạnh tranh xuất khẩu không mạnh. Năng lực sản xuất của Ấn Độ dựa vào tính toán tổng chi phí đầu tư vốn cố định luôn ở vào trạng thái sụt giảm. Tăng trưởng trong năm tài chính 2013-2014 ở con số âm 1.2%.
Bảng 2: Chỉ số kinh tế Ấn Độ
Nguồn: Ngân hàng dự trữ Ấn Độ, 9.2013
Lạm phát ở mức cao càng khiến mọi người lo lắng, tháng 6 năm 2013, giá nguyên nhiên liệu và điện tăng lần lượt 9% và 11%. Chỉ số giá cả tiêu dùng cũng ở mức cao. Tháng 6 và tháng 7, mức lạm phát chưa được kiểm soát, nhưng tỉ suất lạm phát tăng trưởng 6.1%. Mặt khác, lạm phát bán lẻ tăng lên 18%. Gần đây, cơ quan quản lý tài chính Ấn Độ tập trung xử lý vấn đề lạm phát, điều chỉnh cơ chế điều tiết thanh khoản và công cụ vay ký quỹ. Chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất qua đêm tăng thêm 25 điểm chuẩn; nhưng đồng thời, ngân hàng mỗi ngày đều nới biên độ tỉ lệ dự trữ tiền mặt bắt buộc từ 99% đến 95%, lãi suất ký quỹ từ 10.25% giảm xuống mức 9.5%, các biện pháp này thể hiện chính sách tiền tệ nới lỏng của Ấn Độ.
Trong giai đoạn 2001 – 2008, kinh tế Ấn Độ duy trì tốc độ tăng trưởng cao, lạm phát luôn duy trì dưới mức 4%. Giai đoạn 2009 – 2013, lạm phát bùng nổ lên mức hai con số, nguyên nhân chủ yếu là do sự kích thích tài chính của chính phủ. Nếu chính phủ tiếp tục tăng chi tiêu xã hội thì có khả năng dẫn đến vấn đề lạm phát do chi phí đẩy. Các điều khoản pháp luật đảm bảo việc làm trong ngành nông nghiệp đã làm tăng vốn đầu tư cho nông dân, giúp quản lý các tổ chức nông dân một cách hiệu quả, tăng cường chuối cung ứng giữa công thương và các tổ chức bán lẻ[1].(Xem tiếp phần 4)
* Nghiên cứu viên cao cấp Observer Research Foundation, India
[1] Ashok Gulati, Food sector reform: Tackling the runaway food inflation train, economictimes, 30.9.2013.
Người dịch: ThS Đỗ Khương Mạnh Linh
Hiệu đính: PGS, TS Lê Văn Toan
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục