Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Kinh tế Ấn Độ: Xu thế, thách thức và triển vọng (Phần 4)

Kinh tế Ấn Độ: Xu thế, thách thức và triển vọng (Phần 4)

Ở châu Á, từ đầu thế kỷ XXI, kinh tế Ấn Độ có được sự tăng trưởng chưa từng có, thành tựu này bắt nguồn chủ yếu từ việc thực hiện cải cách kinh tế từ năm 1991 và ảnh hưởng tích cực của nó mang lại. Xét từ bình diện rộng hơn, Ấn Độ đã tiếp thu đồng thời các mô hình tự do hóa, tư hữu hóa và toàn cầu hóa.

05:55 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 3)

Kinh tế Ấn Độ: Xu thế, thách thức và triển vọng

Geethanjali Nataraj*

Trong bối cảnh đó, chúng ta phải nghiên cứu tìm hiểu các cách thức phục hồi tăng trưởng kinh tế. Chính sách tài chính và tiền tệ được xem là hai nhân tố chủ yếu trong việc ổn định nền kinh tế các nước. Nền kinh tế Ấn Độ đều rơi vào khó khăn trên cả hai phương diện này: Vì thâm hụt tài chính ở mức cao, nên chính phủ Ấn Độ không thể thực hiện biện pháp mở rộng tài chính trong tương lai, đồng thời lạm phát đã trói buộc cơ cấu quản lý tài chính trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Giai đoạn 2012 – 2013, thâm hụt tài chính của Ấn Độ chiếm 4.8% GDP. Việc chi tiêu quá mức trong thời gian khủng hoảng tài chính toàn cầu có thể giúp Ấn Độ duy trì xu thế tăng trưởng.  Ấn Độ đã tham khảo kinh nghiệm kinh tế thế giới để điều chỉnh nền tài chính. Lợi ích thu được từ thâm hụt tài chính có thể là điều khiến mọi người lo lắng nhất. Trong giai đoạn 2000 – 2010, chi phí đầu tư tài sản cố định ước chiếm 11.15% chi phí hoạt động của trung ương và các bang. Tỉ lệ hai chi phí này trong tổng chi phí rất đáng để quan tâm chú ý. Dựa vào dự đoán về sự điều chỉnh (R.E), tỉ lệ này sẽ tăng lên mức 16.10% vào giai đoạn 2010 – 2011. Trong niên khóa từ 2011 đến 2012, tổng chi phí đầu tư cơ bản (B.E) chỉ chiếm 7.2% GDP. Dựa vào môi trường kinh tế hiện nay cần phải tái điều chỉnh hạng mục ưu tiên thu chi, xây dựng khung dựa trên kết quả để dẫn hướng, từ đó thúc đẩy chính sách tài chính ổn định.

Trong năm tài chính 2013, vốn đầu tư cố định của Ấn Độ chiếm 1.7% GDP, vì thế nước này luôn tìm cách giải quyết vấn đề mức đầu tư kinh tế sụt giảm. Điều này có nhiều nguyên nhân, ví dụ như trình tự phê chuẩn thành lập doanh nghiệp quá phức tạp (bình quân cần 70 giấy phép), trình tự phê chuẩn đánh giá của các bộ ngành (đặc biệt là bộ môi trường và lâm nghiệp) chậm chạp, tính không xác định của các tổ chức thuế, chuyển đổi định giá… đã khiến các nhà đầu tư  mất lòng tin, các hạng mục dài hạn thiếu vốn (đặc biệt là những hạng mục từ các nguồn quỹ bảo hiểm và dưỡng lão), tính bất định do cách định giá tài nguyên năng lượng mang lại, các biện pháp chính sách dành cho khu kinh tế đặc biệt quá thiếu minh bạch… Trong thời gian khủng hoảng kinh tế năm 1991, kinh tế Ấn Độ đối mặt với thâm hụt tài khoản vãng lai, dự trữ ngoại hối xuống thấp, thâm hụt ngân sách mở rộng và lạm phát tăng cao… Hiện nay, các vấn đề mà Ấn Độ đang đối diện cục diện kinh tế vĩ mô tương quan là sự mất giá của đồng Rupee, thâm hụt tài khoản vãng lai, thâm hút ngân sách cao, lạm phát thực phẩm ở mức cao, sụt giảm đầu tư… Do nền tảng kinh tế Ấn Độ rơi vào trạng thái mệt mỏi, công ty Standard & Poor's nhận định rằng, hệ số tín nhiệm của Ấn Độ có thể bị điều chỉnh xuống mức đáy. Sau nhiều năm tăng trưởng ở mức độ cao, tình hình hiện nay có thể hủy hoại thành quả sau nhiều năm tích lũy đó.

Bộ phận đối ngoại

Kinh tế Ấn Độ và bộ phận đối ngoại của nó đã trải qua nhiều phen thăng trầm. Trong báo cáo thường niên năm 2012 – 2013 của Bộ Thương vụ (Bộ Thương nghiệp và công nghiệp) phát đi cho thấy, mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Ấn Độ không chịu tổn thất nặng nề như các nền kinh tế lớn khác. Tỉ lệ xuất nhập khẩu của Ấn Độ chiếm gần 43% GDP, có thể nói, Ấn Độ không ở vào trạng thái cô lập của chủ nghĩa bảo hộ. Trong hai năm tài khóa 2009-2010 và 2010 – 2011, tỉ lệ tăng trưởng của kinh tế Ấn Độ lần lượt đạt 8.6% và 9.3%, nền kinh tế ở vào xu thế phát triển tốt, có tính đàn hồi. Nhưng trong hai năm tiếp theo, do dòng tiền nóng đổ vào và chính sách hạn chế nhằm khống chế lạm phát và tình hình chính trị không xác định, tăng trưởng kinh tế đã chậm lại.

Từ năm 2011-2012 và 2012-2013, tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ giảm xuống 6.2% và 5.0%. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ toàn cầu thì tổng thực lực của nền kinh tế Ấn Độ không suy giảm. Đó là vì tăng trưởng kinh tế toàn cầu, khu vực và trong nước giảm lại, nhưng trong 10 năm tính đến năm tài chính 2012-2013, GDP tính theo vốn đã tăng trưởng ở mức 7.9%.

Năm 2011, Ấn Độ là một trong những nước thương mại chủ yếu toàn cầu có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất, nhưng đến năm 2012, tốc độ này lại giảm đột ngột. Theo con số thống kê thương mại quốc tế của WTO đưa ra năm 2012 cho thấy, Ấn Độ đứng thứ 19 trong nhóm các nước xuất khẩu lớn nhất và thứ 12 về nhập khẩu, chiếm 1.7% thương mại toàn cầu và 2.5% xuất khẩu toàn cầu vào năm 2011. Về mặt thương mại dịch vụ, Ấn Độ cũng xếp ở vị trí cao, đứng thứ 8 về xuất khẩu dịch vụ (chiếm 3.3% toàn cầu) và đứng thứ 7 về nhập khẩu dịch vụ (chiếm 3.1% toàn cầu).

Từ năm 2011 đến tháng 4, tháng 5 năm 2012, tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu của Ấn Độ là 21.3%. Chính phủ nước này đặt ra mục tiêu xuất khẩu năm 2013 là 360 tỉ USD. Từ năm 2012 đến 2013 (tháng 4 đến tháng 2) xuất khẩu đạt 265.95 tỉ USD. Điều này cho thấy, mặc dù biểu hiện xuất khẩu của Ấn Độ đáng lạc quan, nhưng biểu hiện tổng thể vẫn không được như ý. Tăng trưởng kinh tế Ấn Độ vẫn dựa vào dầu mỏ và các loại nguyên liệu khác, đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến tài khoản vãng lai và thương mại xuất hiện tình trạng thâm hụt. Sự mất cân bằng trong thương mại của Ấn Độ đã trở thành điểm yếu lớn của nền kinh tế Ấn Độ.

Khoảng thời gian từ năm 2012 đến 2013, thâm hụt thương mại của Ấn Độ ước đạt 182.09 tỉ USD, vượt xa mức 169.81 tỉ USD trong giai đoạn 2011-1012.  Thâm hụt tài khoản vãng lai trong năm tài chính 2013 là 4.8% GDP, đây là mức cao kỷ lục mới. Xuất khẩu sụt giảm 1.1%, nhưng xuất khẩu tăng trưởng 0.5%. Rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, trong đó, nguyên nhân chủ yếu là việc phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc, sự gia tăng nhu cầu nhiên liệu và đề án trợ cấp tệ hại. Đồng Rupee mất giá, cộng thệm là sự mất cân bằng thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai đã chứng tỏ kinh tế Ấn Độ cần thúc đẩy cuộc cải cách tài chính mạnh mẽ. Thu nhập ròng về lao động đạt kế hoạch, tăng trưởng 1%. Vấn đề thâm hụt tài khoản vãng lai phản ánh vấn đề mất cân bằng cơ cấu xưa nay của Ấn Độ. Thnags 7 năm 2013, dự trữ của Ấn Độ đạt 278 tỉ USD, có thể tăng lên hoặc giảm xuống vì nhu cầu xuất khẩu vàng, dầu mỏ và than, nhưng vẫn sẽ giữ ổn định trong khoản thời gian dài. Hiện tại, Ấn Độ đang đối mặt với thách thức do thâm hụt thương mại mang lại. Dầu mỏ là nguyên nhân chủ yếu (xem bảng 4). Đồng thời, tỉ lệ ngoại hối của đồng Rupee từ tháng 3 năm 2013 đến này giảm giá mạnh (khoảng 12-15%), đây là điều hoàn toàn nằm trong dự tính. (Xem tiếp phần 5)

* Nghiên cứu viên cao cấp Observer Research Foundation, India

Người dịch: ThS Đỗ Khương Mạnh Linh
Hiệu đính: PGS, TS Lê Văn Toan

Nguồn:

Cùng chuyên mục