Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Lễ Rabindranath Tagore Jayanti 2021

Lễ Rabindranath Tagore Jayanti 2021

Lễ Rabindranath Tagore Jayanti hay còn gọi là Rabindra Jayanti là lễ kỷ niệm ngày sinh của đại thi hào Rabindranath Tagore. Nhân kỷ niệm Rabindranath Tagore Jayanti, tháng 5 năm 2021, cùng đọc lại những câu chuyện về cuộc đời Tagore: về người Ấn Độ đầu tiên đoạt giải Nobel.

05:23 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Rabindranath Tagore, nhà thơ, nhà văn, nhà soạn nhạc, nhà triết học và họa sĩ người Bengali. Người có ảnh hưởng lớn tới văn học và âm nhạc Bengali, cũng như nghệ thuật Ấn Độ, mang đậm dấu án của Chủ nghĩa hiện đại theo ngữ cảnh vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.

Lễ Rabindranath Tagore Jayanti được tổ chức hàng năm trên toàn cầu vào ngày 7 tháng 5. Tại quê hương của ông, Rabindranath Tagore Jayanti được tổ chức vào ngày 25 theo lịch Boishakh ở Bengali. Để tưởng nhớ và bày tỏ lòng tôn kính đối với Rabindranath Tagore, các chương trình và sự kiện văn hóa được tổ chức trong những ngày tháng 5. Từ năm 2011, Chính phủ Ấn Độ đã phát hành đồng xu 5 rupee để đánh dấu và tôn vinh 150 năm ngày sinh của ông.

Những ngày tháng 5 này, hãy cùng đọc lại những câu chuyện trong cuộc đời của Tagore, người Ấn Độ đầu tiên, người châu Á đầu tiên đạt giải Nobel:

 

  • Thân phụ của ông là Debendranath Tagore và thân mẫu là Sarada Devi, Rabindranath Tagore còn có nhiều tên gọi khác như ‘Gurudev’, ‘Kabiguru’ và ‘Biswakabi’.
  • Bạn không thể bơi qua biển nếu chỉ đứng nhìn xuống mặt nước – Đây là một câu nói trong thời gian Tagore ở Bengal. Câu nói này là lời nhắc nhở tất cả chúng ta hãy tập trung vào mục tiêu và tìm những phương cách phù hợp để đạt được mục tiêu.
  • Tagore trở thành người đầu tiên không phải người châu Âu được trao giải Nobel văn học năm 1913. Ông đã được trao tặng danh hiệu cao quý này sau khi xuất bản tập thơ nổi tiếng, Geetanjali. Theo ủy ban Nobel, Tagore đã được công nhận do “những câu thơ sâu sắc, mới mẻ và đầy vẻ đẹp, bằng kỹ năng điêu luyện, ông đã thể hiện tư tưởng thơ của ông bằng ngôn ngữ tiếng Anh để tập thơ trở thành một phần của văn học của phương Tây”.
  • Năm 2004, giải Nobel của Tagore tại Đại học Visva-Bharati ở Shantiniketan đã bị đánh cắp khỏi kho an toàn của trường. Các bản sao của giải thưởng bị đánh cắp, một bằng vàng và một bằng đồng, đã được Quỹ Nobel của Thụy Điển trao lại cho trường đại học Visva Bharati tại một buổi lễ sau đó.
  • Để đổi mới các phương pháp giáo dục trong lớp thông thường, Tagore đã thành lập một trường đại học của riêng mình. Tagore đã sử dụng số tiền mặt mà ông nhận được cùng với giải thưởng Nobel và quyên góp tiền từ khắp nơi trên thế giới để thành lập Đại học Visva-Bharati ở Santiniketan, bang Tây Bengal, nơi nhiều lớp học được tổ chức dưới những tán cây trên những cánh đồng rộng lớn.
  • Tagore được phong tước hiệp sĩ năm 1915, hai năm sau khi nhà thơ nhận giải Nobel Văn học. Ông đã trả lại tước hiệu vào ngày 31 tháng 5 năm 1919, để phản đối vụ thảm sát Jallianwala Bagh vào ngày 13 tháng 4 cùng năm.
  • Tagore là bạn rất thân của Mahatma Gandhi bất chấp những bất đồng giữa họ về nhiều vấn đề, bao gồm chủ nghĩa dân tộc, trao đổi văn hóa, lòng yêu nước, tư duy về kinh tế, v.v. Trên thực tế, chính Tagore là người đã nghĩ ra danh hiệu ‘Mahatma’ cho Gandhi vào năm 1915.
  • Rabindranath Tagore đã viết quốc ca của hai quốc gia, Ấn Độ và Bangladesh, “Jana Gana Mann” và “Amar Shonar Bangla”. Ông thậm chí còn có ảnh hưởng sâu sắc đến lời và nhạc của bài quốc ca của Sri Lanka, bài “Sri Lanka Matha”.
  • Tagore đã định hình lại và trẻ hóa nghệ thuật và văn hóa của Ấn Độ. Người nghệ sĩ lớn của Bengal qua đời vào ngày 7 tháng 8 năm 1941, ở tuổi 80. Nhiều thập kỷ sau khi ông qua đời, tác phẩm của ông vẫn tiếp tục truyền cảm hứng cho rất nhiều thế hệ nghệ sĩ trẻ trên khắp thế giới.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn : https://www.moneycontrol.com/news/trends/rabindranath-tagore-jayanti-2021-here-are-some-key-facts-about-the-first-indian-nobel-laureate-6859251.html

Nguồn:

Cùng chuyên mục