Lịch sử của hệ thống giáo dục bậc cao ở Ấn Độ và thực trạng hiện nay (Phần 2)
Lịch sử của hệ thống giáo dục bậc cao ở Ấn Độ và thực trạng hiện nay
Rabinder Henry *
2. Giáo dục Kỹ thuật bậc cao
Ngoài UGC quản lý giáo dục đại học ra, Chính phủ Ấn Độ đã thành lập khu vực Giáo dục kỹ thuật đặc biệt thuộc Cục Giáo dục đại học, bao gồm các viện nghiên cứu cao cấp về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, quản lý, kiến trúc, dược, thủ công mỹ nghệ và công nghệ thực phẩm.
Không giống như châu Âu và châu Mỹ, các nhà cai trị Anh bắt đầu các trung tâm đào tạo đặc biệt tại Ấn Độ từ năm 1825 để tạo ra lực lượng kỹ sư và kỹ thuật để xây dựng cơ sở hạ tầng dân dụng như đường xá, đập nước, đường sắt, tòa nhà và các trung tâm huấn luyện quân sự để sản xuất các hệ thống vũ khí. Các trung tâm đào tạo này sau đó đã được mô phỏng trên cơ sở các hệ thống giáo dục khoa học và kỹ thuật chiếm ưu thế ở châu Âu. Trường cao đẳng kỹ thuật đầu tiên thành lập tại Ấn Độ tập trung vào việc truyền dạy kỹ thuật để xây dựng doanh trại trên khắp khu vực sông Hằng được thành lập năm 1847 tại Roorkee. Vào đầu những năm 1947, có ít nhất 10 trường cao đẳng kỹ thuật cấp bằng về các lĩnh vực điện, dân dụng và cơ khí trên khắp Ấn Độ. Sau khi độc lập, Ấn Độ bắt đầu công nghiệp hóa nặng trên khắp đất nước theo chính sách xã hội chủ nghĩa.
Trong các kế hoạch 5 năm theo mô hình chính sách xã hội chủ nghĩa của Liên Xô, nhiều viện nghiên cứu cao cấp hơn tập trung vào kỹ thuật và giáo dục kỹ thuật đã được thành lập để đáp ứng nhu cầu chuyên gia kỹ thuật ngày càng tăng. Các viện nghiên cứu có tầm quan trọng quốc gia này không liên kết với bất kỳ trường đại học nào nhưng cũng được phép cấp bằng Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ về các ngành kỹ thuật. Đầu những năm 1980, nhận thấy sự phát triển của ngành Công nghệ Thông tin (IT) và tin học hoá quy trình sản xuất, Chính phủ Ấn Độ đã mở rộng giáo dục kỹ thuật cho các khu vực tư nhân. Việc thành lập các trường cao đẳng kỹ thuật thông qua các nguồn lực hạn chế của chính quyền trung ương đã làm cản trở mức tăng trưởng nhanh của quá trình công nghiệp hóa, cho nên dẫn đến việc tư nhân hoá các trường cao đẳng, cho phép các trường này đào tạo và cấp bằng cử nhân và thạc sĩ ngành kỹ thuật. Để chuẩn hóa quy trình và chất lượng của các trường cao đẳng kĩ thuật này, UGC đã thành lập Hội đồng Giáo dục Kỹ thuật toàn Ấn (AICTE) vào năm 1987. AICTE chịu trách nhiệm về giáo dục kỹ thuật và công nghệ cho tất cả các bộ phận xã hội trên khắp Ấn Độ. Vào năm 1991, khi nền kinh tế của Ấn Độ được tự do hoá để hỗ trợ cho lực lượng ngành công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ, số lượng các trường cao đẳng được AICTE chấp thuận tăng lên rất nhiều. AICTE chịu trách nhiệm hỗ trợ ngành công nghệ thông tin và dịch vụ công nghệ thông tin, ngành đã đưa GDP của Ấn Độ liên tục tăng 9% trong 15 năm qua.
Các viện tài trợ tập trung
Viện Công nghệ Ấn Độ 15
Viện Quản trị Ấn Độ 7
Viện Khoa học Ấn Độ 1
Viện Khoa học giáo dục và nghiên cứu Ấn Độ 5
Viện Công nghệ quốc gia 20
Viện Công nghệ thông tin Ấn Độ 4
Các viện khác 13
(NITTR, SPA, ISMU, NERIST, SLIET, NITIE & NIFFT, CIT)
Các trường Cao đẳng kỹ thuật: 2200
Tổng số sinh viên theo học: 800.000
2.1. Chất lượng giáo dục kỹ thuật ở Ấn Độ
Số lượng các trường cao đẳng được thành lập bởi hệ thống giáo dục tư nhân đã tăng lên khoảng 100% trong hai thập kỷ qua mô hình liên kết đại học thông qua AICTE. Các trường tư nhân được phép thực hiện các chương trình Cử nhân và Thạc sỹ về Kỹ thuật và Công nghệ.
Các loại bằng cấp được cung cấp trong các trường Kỹ thuật:
Chương trình Bằng cử nhân (UG)
Cử nhân Công nghệ (B. Tech) 4 năm (7 học kỳ + 1 học kỳ)
Cử nhân Kỹ thuật (B.E) 4 năm (7 học kỳ + 1 học kỳ)
Các chương trình sau đại học (PG)
Thạc sĩ Kỹ thuật (M.E), thời gian: 2 năm (3 học kỳ + 1 học kỳ)
Thạc sĩ Công nghệ (M.Tech), thời gian: 2 năm (3 học kỳ + 1 học kỳ)
Số trường kỹ thuật kể từ khi độc lập
Năm | Trường Cao đẳng |
1950 | 20 |
1960 | 30 |
1970 | 80 |
1980 | 200 |
1990 | 400 |
2000 | 1000 |
2010 | 2200 |
Xét về số trường cao đẳng kỹ thuật liên kết với các trường đại học và vấn đề quản trị với khối lượng lớn sinh viên thuộc các ngành khác nhau, các khóa học kỹ thuật và công nghệ đã được tách ra khỏi các trường đại học truyền thống. Các trường cao đẳng có chuyên môn như kỹ thuật, công nghệ và quản lý được liên kết với các trường đại học mới gọi là Đại học Kỹ thuật. Các trường đại học kỹ thuật ở mỗi bang chịu trách nhiệm quản lý và duy trì chất lượng giáo dục kỹ thuật. (Xem tiếp phần 3)
* Tạp chí Chất lượng giáo dục, 2/6/2017
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục