Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Lịch sử của hệ thống giáo dục bậc cao ở Ấn Độ và thực trạng hiện nay (Phần 3)

Lịch sử của hệ thống giáo dục bậc cao ở Ấn Độ và thực trạng hiện nay (Phần 3)

05:11 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 2)

Lịch sử của hệ thống giáo dục bậc cao ở Ấn Độ và thực trạng hiện nay

Rabinder Henry *

2.2. Các vấn đề của các trường Cao đẳng kỹ thuật:

* Số lượng sinh viên

AICTE dựa trên các điều kiện cần thiết để thực hiện các khóa học để phân bổ chỉ tiêu tối thiểu ở mỗi ngành. Thông thường con số này là 60 cho mỗi ngành học ở trình độ Cử nhân và 18 ở trình độ Thạc sĩ.

Xem xét tính chất nghiêm ngặt của giáo dục kỹ thuật và công nghệ, đây là một con số lớn được đào tạo tại một thời điểm, đặc biệt là ở trình độ đại học.

* Chất lượng đầu vào tại các trường đại học về Kỹ thuật

Học sinh vượt qua hệ thống giáo dục trung học 10 + 2 với các môn chính là toán học, vật lý, hóa học sẽ có đủ điều kiện để nộp đơn ứng tuyển vào các chương trình cao đẳng kỹ thuật. Để lấp đầy chỉ tiêu đã được phân bổ cho các chuyên ngành cao đẳng kỹ thuật, thì chất lượng đầu vào xét về điểm được được hạ thấp tối thiểu là 45% so với kỳ thi tốt nghiệp trung học để đảm bảo việc có được một chỗ ngồi trong một khóa học kỹ thuật trở nên dễ dàng hơn.

* Nâng cấp đề cương bài giảng, giáo án

Vì tất cả các trường kỹ thuật được liên kết với trường Đại học Kỹ thuật trong việc nâng cấp chương trình bài giảng của từng bang, đặc biệt là khi công nghệ thay đổi đã trở thành quá trình tẻ nhạt để đạt được sự đồng thuận trong cả nước. Các giáo trình đưa ra trở nên chung chung, không tạo ra được sự linh hoạt, đổi mới những chỗ cần thiết theo yêu cầu của từng vùng.

* Thiếu sự phân bố theo nhu cầu:

Hầu hết các trường kỹ thuật có chức năng như ngành công nghiệp sản xuất. Hầu hết các khóa học đưa ra các giáo trình được cấu trúc bởi các sách giáo khoa cụ thể và các bài tập phòng thí nghiệm. Điều này tạo ra sự thờ ơ của các sinh viên trong tư duy sáng tạo và thử nghiệm. Các phương pháp đánh giá chủ yếu là bằng khối lượng thông tin được biết trong một chủ đề cụ thể chứ không phải là mức độ hiểu biết của một học sinh có được trong một chủ đề cụ thể.

* Thiếu kỹ thuật ứng dụng:

Hầu hết các môn học được cung cấp thông qua phương pháp lý thuyết hơn là tính thực tế. Học tập từ xa đã trở thành điểm tựa của giáo dục. Hầu hết các trường đại học kỹ thuật đều có thiết bị phòng thí nghiệm chuẩn bị cho các mục đích đào tạo. Trong bất kể ngành kỹ thuật nào, phần lớn các bài tập trong phòng thí nghiệm đều được chuẩn hóa. Các thí nghiệm luôn được thực hiện trên các thiết bị đào tạo theo nhóm thay vì theo cá nhân. Phương pháp giảng dạy và quá trình học tập này đã dẫn đến sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp vừa và nhỏ cung cấp thiết bị làm sẵn cho các phòng thí nghiệm để thiết lập cho các thí nghiệm được đã được liệt kê.

* Thiếu Giáo sư chất lượng

Các trường cao đẳng kỹ thuật thiếu các chuyên gia giảng dạy chất lượng vì hầu hết các giáo sư đều tốt nghiệp từ loại hình trường đại học kỹ thuật tương tự. Thay vì tiến sĩ, yêu cầu tối thiểu cho giảng dạy trong các trường kỹ thuật là bất kỳ chuyên gia nào có bằng thạc sỹ về Kỹ thuật và Công nghệ. Điều này dẫn đến việc bỏ qua nghiên cứu và phát triển ở cấp đại học vì văn hoá và môi trường học thuật không được tạo ra bởi các chuyên gia có bằng cấp sau đại học.

* Cao đẳng Kỹ thuật giống như các trung tâm lợi nhuận:

Mặc dù việc tư nhân hoá các trường kỹ thuật đã đóng góp vào sự tiến bộ của công nghệ thông tin và ngành dịch vụ công nghệ thông tin, phần lớn các trường đại học này hoạt động như là các trung tâm lợi nhuận. Các nhà đầu tư cá nhân xem các trường kỹ thuật là trung tâm lợi nhuận và số trường cao đẳng đã tăng lên trong những năm qua do tham nhũng lan tràn ở mức lớn. Việc thành lập và điều hành một trường cao đẳng kỹ thuật đã trở thành một mô hình kinh doanh theo định hướng mục tiêu. AICTE và UGC quy định lệ phí phải trả cho các trường cao đẳng kỹ thuật tư nhân nhưng không có mô hình đánh giá tiêu chuẩn để đánh giá về các khoản phí thu được và việc đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng như phòng thí nghiệm, thư viện và các tiện ích của trường.

* Từ chối các chuyên ngành cốt lõi:

Bắt đầu từ cuối những năm 90, sự tăng trưởng trong ngành dịch vụ đã dẫn đến sự suy giảm tổng thể các lĩnh vực truyền thống và cơ bản của kỹ thuật và công nghệ. Sinh viên và phụ huynh tập trung vào các công việc dịch vụ ngắn hạn đã dẫn đến sự gia tăng rất lớn về số sinh viên theo học các khóa học về Công nghệ Thông tin và Phần mềm. Vì vậy, đã có một sự suy giảm mạnh mẽ trong các lĩnh vực cốt lõi như kỹ thuật điện, cơ khí và dân dụng ở cả trình độ Cử nhân và Cao học. Trong báo cáo của NASSCOM-Mckenzie, có 9 triệu sinh viên kỹ thuật sẽ tham gia vào lĩnh vực IT / ITES và BPO, tạo ra 6 triệu việc làm trong lĩnh vực sản xuất, bán lẻ và vận tải

* Tập trung vào tiếng Anh và kiểm tra kỹ năng:

Hầu hết các trường cao đẳng kỹ thuật tập trung nhiều hơn vào việc cung cấp việc làm cho sinh viên trong ngành công nghiệp dịch vụ CNTT và BPO thông qua việc sắp xếp việc làm. Học sinh được khuyến khích chỉ cần nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh và kỹ năng giải quyết vấn đề. Do yêu cầu của ngành công nghiệp được giới hạn hướng đến lập trình và gỡ lỗi nên phần rất lớn các chương trình chỉ để hỗ trợ cho các công việc văn phòng và việc làm chỉ đơn giản tập trung vào các lĩnh vực cốt lõi của kỹ thuật bị bỏ qua và chương trình giảng dạy phát triển chỉ kết thúc ở chỗ là điểm chuẩn để vượt qua quá trình đánh giá.

* Các vấn đề xã hội:

Sự tăng trưởng kinh tế trong ngành công nghiệp dịch vụ CNTT đã dẫn đến ý thức xã hội rằng, nhận được bằng kỹ thuật là bước đi thành công. Điều này đã dẫn đến áp lực trong sinh viên theo đuổi bằng cấp kỹ thuật mặc dù cá nhân có thể không có khuynh hướng kỹ thuật. Sự tôn trọng và công nhận dành cho các kỹ sư đã dẫn đến sự suy giảm trong chất lượng của sinh viên có được tấm bằng kỹ thuật. Theo báo cáo của NASSCOM-Mckenzie báo cáo, chỉ có 25% sinh viên tốt nghiệp của các trường kỹ thuật có thể sử dụng được.

* Chất lượng đào tạo kỹ thuật sau đại học:

Vì số lượng bằng cử nhân về các ngành kỹ thuật liên quan đến công nghệ thông tin được tăng lên để đáp ứng yêu cầu của ngành công nghiệp công nghệ thông tin từ năm 2000, nên nhu cầu về các giáo sư kỹ thuật có trình độ đã tăng lên, dẫn đến việc tạo ra các khóa học chuyên sâu hơn dựa trên mô hình đào tạo sau đại học của Mỹ. Các khóa học Thạc sĩ Công nghệ và Thạc sĩ Kỹ thuật (M.Tech và ME) đã được phê duyệt và đưa vào thực hiện tại nhiều trường kỹ thuật. Những trường này sau khi hoàn thành 4 năm hoạt động sẽ yêu cầu được cấp bằng Công nhận theo tiêu chuẩn của AICTE. Tương tự như chương trình giảng dạy đại học, chương trình giảng dạy của sau đại học được cấu trúc và cứng nhắc. Một chương trình giảng dạy như thế không thể đưa ra phạm vi nghiên cứu như là một phần của chương trình giảng dạy.

References:
[1] Higher education in India: issues, concerns and new directions, university grants commission, New Delhi, December 2003

[2] Perceptions of European higher education in third countries, Country Report – India

[3] UGC- Notice on State Universities, August 2010

[4] Annual Report 2009-2010, Ministry of Human Resource Development , Government of India

[5] AICTE Annual Report 2009-2010.

[6] Development of Education System in India, Edited A.R. Rather, Discovery Publishing House, 2004, tables, ISBN : 81-7141-816-3

[7] COLUMBIA PROJECT ON ASIAIN THE CORE CURRICULUM CASE STUDIES IN THE SOCIAL SCIENCES A Guide for Teaching Edited by Myron L. Cohen An East Gate Book M. E. Sharpe

[8] Education In India Problems and Perspectives, M.Dash, Atlantic Publishers and Distributors, New Delhi , ISBN : 81-7156-881-5

[9] Education in India: a comparative study of states and union territories J. C. Aggarwal, Sarita Aggarwal, Concept publishing Company ,New Delhi ,ISBN 81-7022-286-9

[10] History of education in India, Ram Nath Sharma, Rajendra K Sharma, Atlantic Publishers and Distributors, New Delhi,

[11] Higher education in India: development and problems By Birendra Deka, Atlantic Publishers and Distributors, New Delhi, , ISBN : 81-7156-


* Tạp chí Chất lượng giáo dục, 2/6/2017 

Nguồn:

Cùng chuyên mục