Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Liên hợp quốc nói về ngày Phật Đản

Liên hợp quốc nói về ngày Phật Đản

Tổng thư ký LHQ António Guterres: Vào Ngày Đại lễ Phật Đản, chúng ta hãy quyết tâm xây dựng cuộc sống hòa bình và phẩm giá cho tất cả mọi người trên hành tinh lành mạnh.

05:21 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

“Vesak” – ngày Phật Đản, ngày Rằm tháng Tư âm lịch, năm 2021 vào ngày 26 tháng Năm dương lịch, là ngày thiêng liêng đối với hàng triệu tín đồ Phật giáo trên thế giới. Vào ngày Đại lễ Vesak cách đây hai thiên niên kỷ rưỡi, vào năm 623 TCN, Đức Phật đản sinh. Cũng chính vào Ngày Đại lễ Phật đản Đức Phật đã đắc đạo, và chính vào Ngày Đại lễ Phật đản Đức Phật đã nhập diệt vào năm thứ tám mươi của Ngài.

Đại hội đồng Liên hợp quốc, theo nghị quyết 54/115 năm 1999, đã công nhận Ngày Đại lễ Vesak để ghi nhận những đóng góp mà Phật giáo, một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới, đã thực hiện trong hơn hai thiên niên kỷ rưỡi và tiếp tục đóng góp cho kho tàng tôn giáo của nhân loại. Ngày này được kỷ niệm hàng năm tại trụ sở chính và nhiều văn phòng của LHQ, với sự tham vấn của các văn phòng LHQ có liên quan và các phái bộ thường trực.

Những lời dạy của Đức Phật, và thông điệp về lòng từ bi, hòa bình và thiện chí của Ngài đã khiến hàng triệu người cảm động. Hàng triệu người trên khắp thế giới làm theo lời dạy của Đức Phật và vào Ngày Đại lễ Vesak tưởng nhớ sự ra đời, thành đạo và nhập diệt của Đức Phật.

Thông điệp của Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres nhân Đại lễ Phật Đản 2021 có đoạn: Tôi gửi lời chào trân trọng nhất tới các Phật tử trên toàn thế giới nhân ngày lễ Vesak, khi chúng ta tôn vinh sự ra đời, giác ngộ và nhập diệt của Đức Phật. Ngày nay, chúng ta ghi nhận những đóng góp của Phật giáo đối với tâm linh và văn hóa nhân loại trong hơn hai thiên niên kỷ rưỡi.

Tất cả chúng ta, Phật tử và những người không phải Phật tử, đều có thể tìm thấy nguồn cảm hứng trong thông điệp của Đức Phật về sự trung thực, lòng từ bi và sự tôn trọng đối với tất cả chúng sinh. Khi chúng ta đối mặt với tác động lâu dài của đại dịch COVID-19, rõ ràng hơn bao giờ hết rằng, sự khiêm tốn và sự đồng cảm sâu sắc là điều cần thiết cho hạnh phúc của chúng ta và hành tinh của chúng ta.

Vào Ngày Đại lễ Vesak này, chúng ta hãy quyết tâm xây dựng cuộc sống hòa bình và phẩm giá cho tất cả mọi người trên hành tinh lành mạnh.

Thông điệp của cựu Tổng thư ký, Javier Perez de Cuellar, gửi cho các Phật tử vào Ngày Đại lễ Vesak tháng 5 năm 1986 có nội dung sau:

“Đối với các tín đồ Phật giáo ở khắp mọi nơi, đây thực sự là một cơ hội trọng đại, tưởng niệm sự ra đời, giác ngộ và viên tịch của Đức Phật Guatama, để kỷ niệm thông điệp về lòng từ bi và sự tận tâm phục vụ nhân loại. Thông điệp này tới ngày nay có lẽ phù hợp hơn bao giờ hết”.

Hòa bình, sự hiểu biết và một tầm nhìn nhân văn thay thế những khác biệt quốc gia và quốc tế là điều cần thiết khi chúng ta phải đương đầu với những phức tạp của thời đại hạt nhân.

Triết lý này nằm ở trọng tâm của Hiến chương Liên hợp quốc và cần phải làm nổi bật trong suy nghĩ của chúng ta”.

Chú thích ảnh: Đức Phật Siddhartha Gautama, sinh năm 623 TCN trong khu vườn Lâm Tỳ Ny (Lumbini) - Nepal, nơi đây trở thành một địa điểm hành hương của các tín đồ Phật giáo.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.un.org/en/observances/vesak-day

Nguồn:

Cùng chuyên mục