Liệu Ấn Độ có tẩy chay hàng hóa Trung Quốc hay không?
Có nên tẩy chay hàng hóa Trung Quốc hay không - câu hỏi này đặt ra đề cập đến sự thông thái đối với người dân Ấn Độ. Tuyên bố này được Thủ tướng Narendra Modi đưa ra trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Ấn Độ. Theo ông, người dân nên tự đưa ra quyết định về việc tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, tuyên bố của thủ tướng đã truyền cảm hứng cho Liên đoàn thương mại toàn Ấn Độ (CAIT), một tổ chức có ảnh hưởng đoàn kết 70 triệu thương nhân. CAIT đã nhiều lần kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, và phát ngôn của ông Modi được cảm nhận như ủng hộ đường lối này.
Lần này, lập trường của Trung Quốc về người lãnh đạo của nhóm Jaish-e-Muhammad, Masud Azhar, là nguyên nhân gây ra sự bất mãn. Sau vụ tấn công khủng bố hồi tháng 2 đã cướp đi sinh mạng của hơn 40 binh sĩ Ấn Độ, mà nhóm Jaish-e-Muhammad đã nhận trách nhiệm, Hoa Kỳ, Pháp và Vương quốc Anh đã đưa ra sáng kiến trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc liệt Masud Azhar vào danh sách những kẻ khủng bố quốc tế. Tuy nhiên, CHND Trung Hoa đã ngăn chặn quyết định về vấn đề này trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Ấn Độ đã nhiều lần cố gắng đưa Masud Azhar vào danh sách khủng bố và mỗi lần Trung Quốc đều áp dụng quyền phủ quyết đối với quyết định này, viện cớ nó không đáp ứng các tiêu chí của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Theo ý kiến phía Trung Quốc, vấn đề này quá phức tạp và giải pháp có thể chấp nhận được đối với mọi người đòi hỏi them nhiều thời gian. Lần này, Bắc Kinh với phủ quyết tiếp theo đã kích động sự phẫn nộ mạnh mẽ ở Delhi. Tiếp tục xuất hiện các tuyên bố cứng rắn từ giới chính trị gia và ngoại giao Ấn Độ, còn CAIT kêu gọi gây áp lực lên Bắc Kinh bằng các biện pháp kinh tế.
Động thái đầu tiên của CAIT là hành động đốt cháy công khai hàng hóa Trung Quốc vào tháng 3. Tổng thư ký Liên đoàn Praveen Khandelwal nói rằng các chủ cửa hàng cũng tiến hành tuyệt thực một ngày và tổ chức các cuộc tuần hành hòa bình ở các bang. Theo Khandelwal, các nhà sản xuất hàng hóa Trung Quốc sử dụng phương pháp cạnh tranh không trung thực, họ chủ tâm tiết kiệm về chất lượng. Do đó, kết quả sản phẩm được cung cấp với chi phí thấp hơn 30 đến 40% so với các sản phẩm địa phương. Kết quả là: cả người tiêu dùng và nhà sản xuất Ấn Độ, những người không chịu được sự tấn công của hàng tiêu dùng Trung Quốc, đều chịu thiệt hại, Praveen Khandelwal nói. Tổng thư ký CAIT kêu gọi lựa chọn hàng nội địa, trước tiên, với mục đích thể hiện lập trường chính trị. Và, thứ hai, để hỗ trợ nền kinh tế quốc gia và giới sản xuất địa phương.
Đồng thời, như thực tế cho thấy, việc tẩy chay như vậy có thể không hiệu quả và đúng hơn, sẽ gây hại cho chính Ấn Độ. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của nó. Nước này đã nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc với trị giá 76 tỷ USD vào năm 2018, trong đó chỉ tính thiết bị viễn thông đã là 10 tỷ. Đồng thời, Ấn Độ xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc với trị giá 18,8 tỷ USD, hơn nữa, chủ yếu là nguyên liệu thô. Đối với Trung Quốc, thị trường Ấn Độ chỉ bằng 2% tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới của quốc gia. Do đó, áp lực kinh tế đối với Trung Quốc sẽ không hiệu quả, nhưng việc tẩy chay có thể ảnh hưởng đến mức sống và mức tiêu thụ của chính người dân Ấn Độ, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Biển Đông Chen Xiangmyao nói với Sputnik.
CAIT kêu gọi chính quyền Modi áp dụng mức thuế 300-500% đối với hàng hóa Trung Quốc nhằm kích thích sự phát triển của các ngành công nghiệp địa phương, mà theo kế hoạch của Liên đoàn, sẽ tạo ra việc làm mới. Các biện pháp như vậy đã được thực hiện đối với pin mặt trời của Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này không dẫn đến sự gia tăng năng lực sản xuất nội địa. Ấn Độ vẫn có thể đáp ứng không quá 15% nhu cầu của chính mình. Thật vậy, nhập khẩu từ Trung Quốc giảm một nửa trong năm 2018. Tuy nhiên, theo số liệu của Bộ Thương mại Ấn Độ, việc nhập tấm pin mặt trời từ Việt Nam tăng gấp 5 lần và từ Thái Lan 26 lần! Thế nhưng năng lực của các nhà sản xuất địa phương vẫn “ giậm chân” ở mức tương tự.
Thành ra Ấn Độ vẫn tiếp tục “dẫm chân lên lưỡi cào” lần nữa? Alexei Kuprianov, chuyên gia Nga tại Viện kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế VHLKH Nga cho rằng ở cấp quốc gia không thể có lệnh cấm đối với hàng hóa Trung Quốc. Còn những lời của Modi có thể được coi là một yếu tố của chiến dịch bầu cử, chuyên gia nói.
“Modi, khi trả lời câu hỏi của một nhà báo, đã đứng ở vị trí cực kỳ thận trọng, ông nói rằng quyết định tẩy chay hàng hóa Trung Quốc phải được từng người tiêu dùng cụ thể tự quyết định. Lời kêu gọi hướng tới trí thông tuệ của người dân Ấn Độ bình thường cho phép Modi giữa đỉnh điểm cuộc bầu cử, trước hết, không để mất sự ủng hộ từ phía cánh hữu của toàn bộ cử tri ủng hộ Rashtriya Swayamsevak Sangh (RSS) với những tuyên bố chống Trung Quốc; và thứ hai, tránh những tuyên bố gay gắt, mà trong trường hợp nếu ông ta chiến thắng cuộc trong bầu cử, ông sẽ phải chơi lại.
Về bản chất, Modi chỉ đơn giản tuyên bố rằng người Ấn Độ có thể mua hàng hóa Trung Quốc nếu họ muốn, hoặc họ không mua - bất kể họ cân nhắc theo định hướng nào. Có nghĩa là, đơn giản mô tả tình hình hiện tại bằng cách sử dụng các từ ngữ đẹp đẽ để thêm điểm cho ông ta trong cuộc bầu cử. Đồng thời, Thủ tướng tuyên bố rõ ràng rằng không nhìn thấy trước mắt bất cứ sự tẩy chay chính thức nào: Ấn Độ không có ý định vi phạm quy định của WTO, đồng thời trấn an những người đầu tư vào Trung Quốc hoặc dựa vào đầu tư của Trung Quốc.”
Nhiều chuyên gia đồng thuận quan điểm rằng kịch bản cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung khó có thể xảy ra trong trường hợp với Ấn Độ. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, khoảng 30% dân số vẫn sống ở quốc gia dưới mức nghèo khổ - dưới 1,95 đô la/ ngày. Do đó, bất chấp mâu thuẫn trong chính sách đối ngoại, Ấn Độ vẫn chưa sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế. Năm ngoái, Trung Quốc đã đầu tư vào các công ty khởi nghiệp Ấn Độ nhiều hơn cả Mỹ và Nhật Bản - gần 5,6 tỷ đô la. Không loại trừ rằng những khoản đầu tư này cuối cùng có thể tạo ra nhiều việc làm mới hơn là chính sách bảo hộ thương mại và tẩy chay hàng hóa nước ngoài.
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục