Lý giải của Ấn Độ về Quad và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: sự miêu tả khác biệt hay một thiếu sót?
Vivek Mishra, Udayan Das*
Tầm nhìn của Ấn Độ về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và sự bao trùm đặc biệt của nó trong khu vực đã chống lại tiền đề của chủ nghĩa đa phương thu nhỏ (mini-lateralism) mà Nhóm Bộ tứ (Quad) giả định.
Với tư cách là liên minh các nền dân chủ có cùng chí hướng hội tụ xuyên khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Quad bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia, có mối quan hệ cộng sinh với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang trỗi dậy về địa chính trị. Tuy nhiên, có nhiều câu hỏi hơn câu trả lời liên quan đến cấu trúc, ý định và mục tiêu của Quad tại thời điểm này, điều này khiến mỗi thành viên của Quad khó có thể duy trì sự thống nhất về tầm nhìn của họ về nhóm với tầm nhìn riêng của mỗi nước về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Điều này đã dấy lên cuộc tranh luận cần thiết về việc tái thiết kế Quad. Trên thực tế, các liên minh phụ tạm thời và sự rời bỏ cam kết ở các mức độ khác nhau trong Quad đã đặt ra câu hỏi rằng, liệu nhóm này có thể chuyển sang một thỏa thuận đa phương nhỏ hiệu quả từ một diễn đàn trói buộc hay không. Một câu hỏi khác là, liệu Quad có khả năng tạo ra một khuôn khổ an ninh mạnh mẽ trong khu vực hay không, và nếu có thì cấu trúc như vậy sẽ như thế nào? Những câu hỏi này chủ yếu xuất phát từ hai yếu tố đó. Đầu tiên, tuy các quốc gia đã cam kết về ý tưởng về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do rộng mở, nhưng sự gắn kết vẫn còn lỏng lẻo và chưa được chính thức hóa ở cấp bộ trưởng.
Một cách nhìn về điều này là, mặc dù các quốc gia có sự đồng thuận về mặt khái niệm đối với ý tưởng chính đằng sau Quad, nhưng những cân nhắc về an ninh chính trị riêng của mỗi nước với các nước khác trong khu vực lại có sự khác biẹt tinh tế.
Trong khi tất cả các quốc gia thành viên của Quad có một mạng lưới quan hệ mạnh mẽ liên quan đến lĩnh vực hàng hải, bao gồm cả các cuộc đối thoại an ninh và các cuộc tập trận quân sự, nhưng với tư cách là một chỉnh thể thì Quad đã thất bại trong việc đạt được các thành tựu và cam kết đáng kể đối với việc đặt nền tảng một trật tự an ninh mạnh mẽ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Như vậy, một cách không chính thức, một số thành viên ngày càng lo lắng về Trung Quốc, và các quyết định đối với khu vực từ Washington dưới thời Donald Trump đã không đưa ra quyết định chung cần thiết về các thành quả cụ thể.
Ấn Độ đã tự mình tạo dựng một không gian với sự nhấn mạnh vào nguyên tắc tự do hàng hải và tôn trọng luật biển, tìm sự cộng hưởng với các tư tưởng trung tâm của Quad. Tuy nhiên, sự hợp tác hữu hình ngày càng tăng của Ấn Độ với các quốc gia thuộc Quad, sự bảo lưu về một cấu trúc an ninh chính thức hơn trong khu vực, đồng thời vẫn giữ sự cân bằng trong nước và mong muốn tránh bị đồng nhất với bất kỳ nhóm cụ thể nào, có liên quan đến an ninh khu vực ở bình diện quốc tế, đây chính là tính phức tạp trong tầm nhìn của Ấn Độ về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và tầm nhìn của nước này về Quad. Sự giải liên kết (de-hyphenation) của Ấn Độ về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Quad không chỉ làm lu mờ sự rõ ràng, mà còn nhấn mạnh sự cần thiết của một cấu trúc an ninh khu vực nhấn mạnh vào sự liên tục về chiến lược hơn là phân mảnh địa chính trị.
Phân tách Quad và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Mặc dù Ấn Độ đã tích cực tham gia với các quốc gia Quad trong vài năm qua kể từ khi tổ chức này được hồi sinh vào năm 2017 sau một thập kỷ, nhưng Ấn Độ cũng nhấn mạnh một cách tinh tế vào việc tách rời mục đích của Quad với tầm nhìn về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Thông qua các hành động, các nhân tố kiềm chế và các tuyên bố, Ấn Độ đã vạch ra các ranh giới chính sách về cấu trúc và khái niệm giữa Quad và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Đại sứ Pankaj Saran đã nêu ra điều này theo một cách nào đó. Sau hai Hội nghị Thượng đỉnh không chính thức quan trọng tại Vũ Hán và Sochi với Trung Quốc và Nga, sự nhiệt tình của Ấn Độ đối với Quad đã dần mờ nhạt. Do đó, New Delhi tìm cách xem Quad là một trong nhiều khuôn khổ đa phương hoạt động ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, chứ không phải là một khu vực có hậu quả rõ rệt. Nguyên tắc tự do hàng hải và tôn trọng luật biển, tìm sự cộng hưởng với các ý tưởng trung tâm của Quad về chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương theo các “định dạng đa phương” (pluri-lateral formats), Ấn Độ tìm cách tránh hạn chế chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương dưới sự lèo lái của Quad, nhưng cũng tìm cách duy trì nguyên tắc tự trị chiến lược ấp ủ của mình bằng cách giữ cho các lựa chọn của mình được mở ra để tham gia với Nga trong khu vực, cũng như bằng cách đưa ra quyết định không khiêu khích Trung Quốc một cách có ý thức.
New Delhi tìm cách đảm bảo sự cân bằng linh hoạt giữa sự liên kết và tự chủ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trong khi tách rời Quad với Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong diễn ngôn mới, Ấn Độ có nguy cơ mất cơ hội tạo ra một sự liên tục chiến lược, có lợi cho tầm nhìn bị phân mảnh trong khu vực. Một lý do tích cực cho mục đích của Ấn Độ trong Quad là cần phải xem khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương như một sự liên tục chiến lược chứ không phải là một tập hợp các mục tiêu, quan hệ đối tác và liên kết phân chia theo khu vực. Quad tạo cơ hội cho Ấn Độ sử dụng vai trò trung tâm địa lý trong khu vực để kết nối với các đầu mối chiến lược ở hai bên bán đảo để tăng cường tầm nhìn an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương kéo dài từ khu vực Vùng Vịnh đến phía bên kia eo biển Malacca.
Tính bao trùm và chủ nghĩa đa phương thu nhỏ
Tại Đối thoại Shangri-La năm 2018, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã làm rõ vị trí Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương bằng cách nói rằng, Ấn Độ không xem khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là một chiến lược hoặc là một câu lạc bộ với các thành viên hạn chế, cũng không phải là một nhóm các nước tìm cách thống trị. Và không có nghĩa là, chúng tôi tuyệt đối không lấy đó để chống lại bất kỳ quốc gia nào. Trong khi Thủ tướng Modi nói rõ rằng, chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Ấn Độ không phải là về việc dồn Trung Quốc vào chân tường hay bên lề khu vực, Ấn Độ cũng thể hiện tầm nhìn tích cực về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với vai trò trung tâm của ASEAN và nhấn mạnh tính bao trùm với Đông Nam Á như là một khu vực trung tâm trong khu vực. Theo định nghĩa của Ấn Độ về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nó là đại diện cho một khu vực tự do, cởi mở, bao trùm tất cả chúng ta trong một mục tiêu chung là tiến bộ và thịnh vượng. Nó bao gồm tất cả các quốc gia trong khu vực địa lý này cũng như các quốc gia khác ngoài những người có vai trò trong đó. Ấn Độ đã cố tình đánh dấu một sự khác biệt rõ ràng về khái niệm trong việc xác định phạm vi khu vực của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương chủ yếu thông qua một vòng xoáy ngữ nghĩa của từ “bao trùm”.
Sự dứt khoát của Ấn Độ với tất cả các bên liên quan về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương phần nào làm loãng mục đích chống Trung Quốc của Quad. Đây có lẽ là cả dự định lẫn mong muốn của New Delhi, vì nó tạo ra không gian điều hướng thoải mái trong khu vực để chống lại các cường quốc trong khi vẫn tránh được sự đối đầu.
Quad về cơ bản được lột xác trong bối cảnh của một câu chuyện mới nổi về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, chứ không thiếu tính bao trùm khu vực. Câu chuyện này có lẽ nhắm vào Trung Quốc, vì các yêu sách quân sự và lãnh thổ nặng nề của nước này ở Biển Đông cùng với các tiền đồn hải quân chiến lược ở khu vực Ấn Độ Dương chủ yếu được coi là lực lượng gây rối chính trong khu vực. Trong khi với tư cách là một tổ chức, Quad tìm cách cân bằng Trung Quốc theo một số cách, Ấn Độ đã không vẽ ra một đường ranh giới rõ ràng về Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Hiện tại, đây là một phần của Quad, nhấn mạnh vào việc cân bằng sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực bằng cách tìm kiếm một trật tự dựa trên quy tắc, đồng thời nói về một khu vực bao trùm không nhằm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào. Cho nên, giới hạn của tính bao trùm không được xác định trong diễn ngôn về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Câu chuyện này đưa ra quan niệm rằng, tầm nhìn của Ấn Độ về Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương là sự cân bằng hoặc hạn chế Trung Quốc. Thay vào đó, việc nghiêng về Quad chỉ là một cam kết theo các nguyên tắc và giá trị chung. Vấn đề khác trong diễn ngôn về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là một sự phân đôi cố hữu. Tầm nhìn của Ấn Độ về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và sự bao trùm đặc biệt của nó với khu vực là chống lại tiền đề về một thứ chủ nghĩa đa phương thu nhỏ mà Quad giả định. Sau đó, vấn đề gây khó hiểu là, liệu một mức độ bao trùm nhất định, như Ấn Độ tìm kiếm, sẽ làm cho chủ nghĩa đa biên thu nhỏ trong Quad bất lực? Trên thực tế, tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Ấn Độ đã tăng thêm sự bất ổn định trong diễn ngôn khu vực xung quanh việc phân nhóm và hợp tác. Và, chính sự thiếu rõ ràng này đã khiến Quad không hiệu quả.
Cần thiết tầm nhìn về kiến trúc an ninh
New Delhi nên hình dung khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương như một bàn đạp để kết nối hai đầu của hai đại dương của vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Khi New Delhi dần tìm cách tăng cường sự hiện diện trong khu vực và đảm nhận vai trò là nhà cung cấp mạng lưới an ninh, họ cần phải miễn cưỡng di chuyển lên eo biển Hormuz và vượt ra khỏi eo biển Malacca. Mặc dù Quad có thể được chuyển đổi thành phương tiện để cung cấp kiến trúc an ninh rất cần thiết trong khu vực, nhưng hiệu quả của nó sẽ phụ thuộc vào mức độ rõ ràng của Ấn Độ về việc bổ sung thêm các cam kết về một đa phương thu nhỏ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ấn Độ cần phác thảo một lập trường rõ ràng hơn đối với các cam kết của mình đối với bất kỳ bên nào; dù là phần còn lại của Quad cũng như Trung Quốc. Như vậy, cần phải trả lời cho một vài câu hỏi rằng, những vấn đề đó có thể mang lại sự rõ ràng cho chiến lược hoạt động của Ấn Độ tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ấn Độ có nên tiếp tục chiến lược xem Quad và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương như hai phần tách rời hoặc cộng sinh? Và, ở mức độ nào thì chiến lược Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương của Ấn Độ mang tính “bao trùm”.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
* Vivek Mishra, PGS ngành Quan hệ quốc tế tại Viện Nghiên cứu Châu Á Netaji, Udayan Das, NCS Quan hệ quốc tế tại Jadavpur University.
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 04:00 12-12-2024
G20 và Cơ hội Mở Rộng Quan Hệ Ấn Độ - Mỹ Latinh
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 03:00 12-12-2024