Modi quyến rũ Trung Quốc, nhưng giữ khoảng cách nhất định
Thủ tướng Ấn Độ thu hút vốn từ Trung Quốc trong khi tranh thủ các cường quốc phương Tây để giữ chân người láng giềng.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tiếp tục thể hiện chính sách ngoại giao khéo léo trên mặt trận quốc tế trong bối cảnh bầu cử quốc hội quan trọng trong nước.
Cách tiếp cận sắc sảo của Modi đặc biệt đáng chú ý trong cách xử lý vấn đề Trung Quốc, ông hội kiến nhiều lần với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để thu hút đầu tư trong khi tiến hành đối thoại an ninh với Australia, Nhật Bản và Mỹ.
Đảng Bharatiya Janata được báo cáo dẫn đầu cuộc bầu cử, và gần như chắc chắn rằng, Ấn Độ sẽ duy trì mối quan hệ nồng ấm với Trung Quốc.
Trong một cuộc tuần hành chiến dịch ở bang Gujarat vào ngày 17/4/2019, ông Modi đã tự quảng bá mình là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ có khả năng bảo vệ binh lính Ấn Độ. Sau vụ vụ tấn công tự sát hồi tháng 2/2019 đối với các nhân viên an ninh Ấn Độ của phiến quân Hồi giáo có trụ sở ở Pakistan, bài phát biểu của ông nhằm mục đích hâm nóng chủ nghĩa dân tộc trong thời gian mang đầy màu sắc chính trị.
Ông Modi cũng đặc biệt xem trọng thành công của Ấn Độ trong sự kiện bắn hạ vệ tinh vào tháng 3/2019, gia nhập nhóm các nước cùng Mỹ, Trung Quốc và Nga có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trong không gian.
Điều đáng chú ý là, Chính phủ Ấn Độ đã tiến hành các cuộc thử nghiệm trước cuộc bầu cử để tiếp thêm động lực ông Modi trong các bài phát biểu khi ông xây dựng hình ảnh một nhà lãnh đạo có tư duy tiến bộ đang thúc đẩy sự phát triển công nghệ phòng thủ không gian của đất nước.
Vào mùa hè năm 2017, cuộc đối đầu biên giới kéo dài hàng tháng giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã đưa hai quốc gia đến bờ vực của cuộc đụng độ quân sự đầu tiên giữa họ trong nửa thế kỷ. Hai bên đã đẩy Chính quyền Modi đến gần hơn với Austrakia, Nhật Bản và Mỹ, vì bốn quốc gia này phủ nhận việc diễn đàn Đối thoại An ninh tứ giác nhằm chống lại sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Để xoa dịu Bắc Kinh, ông Modi đã sắp xếp một nhà ngoại giao quen thuộc với Trung Quốc làm thư ký ngoại giao của mình. Tiếp theo là cuộc gặp riêng với ông Tập Cận Bình tại Trung Quốc vào tháng 4/2018 nhằm giảm bớt căng thẳng.
GS Sanjay Kumar, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về các xã hội đang phát triển, một think-tank có trụ sở tại Delhi, cho rằng: Động thái của Modi được thúc đẩy bởi "tham vọng đi vào lịch sử Ấn Độ, lịch sử chính trị của Ấn Độ với tư cách là một trong những nhà lãnh đạo cao nhất mà Ấn Độ từng sản sinh". Để nhận ra điều này, Thủ tướng Modi có thể cảm thấy năng lực quân sự của Chính quyền cần phải phù hợp với thành tựu kinh tế, do đó ông Modi tiếp tục thương lượng với Bắc Kinh để thu hút đầu tư và công nghệ.
Đây là một lập trường hợp lý, coi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ. Ấn Độ xuất khẩu tài nguyên khoáng sản sang Trung Quốc trong khi nhập khẩu máy móc và hàng hóa sản xuất khác.
Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Ấn Độ đã tăng đáng kể dưới thời ông Modi, đạt 1,7 tỷ USD chỉ trong 4 năm rưỡi qua, so với 400 triệu USD Ấn Độ nhận được trong triều đại 10 năm của người tiền nhiệm Modi Manmohan Singh.
Ông Ashok Kantha, cựu đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc, nói rằng: "Trong khi ông Singh gặp Thủ tướng Trung Quốc lúc bấy giờ là ông Ôn Gia Bảo, thì ông Modi đã gặp ông Tập, nhà lãnh đạo số một của Trung Quốc tới 15 lần". Ngược lại, ông Modi đã gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ ba lần.
Theo các cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện vào tháng 4/2019, đảng cầm quyền BJP dường như đang hướng đến chiến thắng trong cuộc bầu cử hiện tại. Nhưng nếu Đảng Quốc Đại của ông Rahul Gandhi - đã thất bại trong cuộc bầu cử trước - giành chiến thắng, Ấn Độ được kỳ vọng sẽ trở lại vị thế truyền thống không liên kết và giữ khoảng cách bình đẳng giữa phương Tây và phương Đông.
Ấn Độ tổ chức cuộc tổng tuyển cử Hạ viện cứ mỗi 5 năm. Cuộc bầu cử trải qua bảy giai đoạn, bắt đầu vào ngày 11/4/2019 và sẽ kéo dài cho đến ngày 19/5/2019, việc kiểm phiếu sẽ kết thúc vào ngày 23/5/2019.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục