Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Modi tiết lộ nghị trình đổi mới của Ấn Độ

Modi tiết lộ nghị trình đổi mới của Ấn Độ

Khi thế giới đón đầu những cơ hội và sự đổ vỡ của làn sóng phát triển công nghệ đang gia tăng nhanh chóng, nền dân chủ có dân số lớn nhất có thể phát huy vai trò quan trọng.

05:51 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ đưa ra câu trả lời cho một loạt các vấn đề toàn cầu quan trọng tại Đối thoại Sydney trong tuần này về tiềm năng ngành công nghệ của Ấn Độ. Ông sẽ được giới thiệu bởi Thủ tướng Australia Scott Morrison, người cũng sẽ có bài phát biểu quan trọng tại cuộc đối thoại do ASPI phát động nhằm hỗ trợ triển khai ổn định hơn làn sóng công nghệ chuyển đổi tiếp theo.

Ông Modi sẽ thảo luận về cuộc cách mạng công nghệ này và cách chính phủ của ông đang khai thác các kỹ năng đổi mới và kinh doanh của Ấn Độ.

Người đứng đầu chương trình quốc phòng, chiến lược và an ninh quốc gia của ASPI, Michael Shoebridge, nói rằng, trong ba năm qua, ông Modi luôn là trung tâm của sự thay đổi chiến lược lớn của Ấn Độ. Trước năm 2018, các chiến lược gia và nhà tư tưởng chủ chốt của Ấn Độ đã trích dẫn lịch sử không liên kết lâu dài của nước này và nhấn mạnh những gì Ấn Độ sẽ không làm.

Shoebridge cho biết: “Hiện họ đang nói về giá trị của quan hệ đối tác chiến lược đối với Ấn Độ, và ủng hộ sự tham gia của nước này với tư cách là một bên tham gia chính trong Quad”.

Ông Modi được bầu vào thời điểm Trung Quốc ngày càng gia tăng áp ực đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, và ngày càng quá khích đối với các tranh chấp biên giới.

Ông ấy đã đưa ra phản ứng với môi trường quốc tế đó vì không liên kết không còn là lợi ích của Ấn Độ và ông ấy thấy giá trị của quan hệ đối tác. Shoebridge nói rằng: “Các liên minh chính thức vẫn còn quá nhiều rào cản, nhưng Ấn Độ của Modi còn lâu mới thấy bất kỳ vấn đề chiến lược nào được giải quyết tốt nhất bằng cách không liên kết”.

Ông cũng chỉ ra rằng, trong khi đại dịch Covid-19 đã làm giảm cơ hội để các nhà lãnh đạo gặp gỡ trực tiếp, các cuộc họp trực tuyến đã mang lại một lợi thế bất ngờ với cơ hội nói chuyện thường xuyên hơn và các quyết định đến nhanh hơn.

Điều đó đã đẩy nhanh quá trình và thúc đẩy sự hợp tác do lãnh đạo dẫn đầu, như chúng ta đã chứng kiến với Quad.

Cựu thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ phát biểu tại hội nghị để phát triển khái niệm của ông về các nền dân chủ hàng hải của Úc, Ấn Độ, Nhật và Mỹ cùng hợp tác để đảm bảo rằng Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương trở thành một khu vực tự do và thịnh vượng. Đây hiện là khái niệm tổ chức trung tâm cho một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, cởi mở và hòa nhập. Abe sẽ được giới thiệu bởi cựu thủ tướng Australia John Howard.

Ông Abe đã tuyên bố rằng mối quan hệ giữa Nhật Bản và Ấn Độ có tiềm năng phát triển lớn nhất trong số các mối quan hệ song phương trên thế giới. Ông nói rằng, ông đã nỗ lực rất nhiều để phát triển mối quan hệ đó như một ưu tiên chiến lược theo tầm nhìn chung rằng một Ấn Độ mạnh là vì lợi ích của Nhật Bản và một Nhật Bản mạnh là vì lợi ích của Ấn Độ.

Fergus Hanson và Danielle Cave, người điều hành Trung tâm Chính sách Không gian mạng Quốc tế của ASPI, đã xây dựng diễn đàn Đối thoại Sydney với nhận thức rằng những tiến bộ lớn trong công nghệ luôn luôn mang tính tàn phá. Nhưng khi chúng xảy ra trong bối cảnh cạnh tranh giữa các cường quốc, việc phát triển và triển khai các công nghệ này khiến người ta lo lắng.

Hanson cho biết: “Rất ít người hiểu được mức độ tàn phá to lớn mà chúng ta đang phải đối mặt khi ngày càng có nhiều công nghệ mới, từ giám sát ngày càng phức tạp đến công nghệ lượng tử và sinh học, được triển khai trên khắp thế giới.

Tuy các chính phủ phải vật lộn với việc dự đoán tác động toàn diện và đặt ra các định hướng chính sách,nhưng chúng ta ngày càng nhận thức rằng, các công nghệ mới nổi và quan trọng mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với xã hội, nền kinh tế và an ninh quốc gia.

ASPI đã khởi động cuộc đối thoại để hỗ trợ việc triển khai ổn định hơn đối với làn sóng công nghệ chuyển đổi tiếp theo. Ông Hanson cho biết: “Đây là một diễn đàn cho phép tranh luận thẳng thắn về bối cảnh chiến lược đang thay đổi nhanh chóng và là không gian cho các chính phủ, doanh nghiệp và xã hội dân sự cùng nhau tập trung vào các giải pháp, hợp tác và các lựa chọn chính sách”.

'Chúng tôi đã thấy những khoảng trống lớn trong các diễn đàn về công nghệ, đặc biệt là ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Có những sự kiện trong ngành giới thiệu những sản phẩm và tiến bộ công nghệ mới nhất, nhưng chúng có xu hướng né tránh các cuộc tranh luận về chính sách và không bao gồm chính phủ và xã hội dân sự".

Hanson chỉ ra rằng, các diễn đàn thảo luận đa phương và hoạch định chính sách quan trọng của chính phủ thường bị tụt hậu rất nhiều so với các tiến bộ công nghệ, và bởi vì chúng chủ yếu dành cho các chính phủ nên những người chơi quan trọng trên toàn cầu, bao gồm cả những người tạo ra công nghệ, không tham gia thảo luận. Có những sáng kiến xã hội dân sự xuất sắc, nhưng chúng thường tập trung vào các chủ đề riêng lẻ, và chỉ là một phần của một vấn đề lớn hơn.

"Rất ít trong số các sáng kiến này tập trung vào hoặc gây được tiếng vang ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, khu vực ươm mầm nhiều đổi mới công nghệ của thế giới và đã trở thành điểm nóng của cạnh tranh công nghệ chiến lược".

Những khoảng cách này khiến chúng ta hướng tới một sự năng động, nơi tất cả các người chơi chính đã nói chuyện với nhau, nhưng hiếm khi tất cả ở trong cùng một phòng. Các công ty công nghệ đang phát triển và triển khai các sản phẩm mang tính cách mạng và cực kỳ đột phá. Một thập kỷ sau, các chính phủ đang cố gắng hồi tố lập pháp để giải quyết các vấn đề mà họ không lường trước được, và xã hội dân sự đang chỉ trích từ bên lề.

Hanson cho biết, ba vấn đề lớn phải được giải quyết để đảm bảo sự phát triển ổn định của các công nghệ tiên tiến.

Thứ nhất, có độ trễ lớn giữa việc triển khai các công nghệ mới và quy định chi phối chúng. Với phương tiện truyền thông xã hội, sự tụt hậu này là khoảng một thập kỷ. Như chúng ta đã thấy, điều này không dẫn đến kết quả tốt cho cá nhân hoặc cho xã hội.

Thứ hai, có sự chậm trễ giữa việc sử dụng các công nghệ mới của các quốc gia và việc họ cân nhắc các vấn đề đạo đức khi khai thác. Có thể thấy ví dụ về điều này trong lĩnh vực giám sát toàn cầu, ngành đã cho phép các sản phẩm của mình hỗ trợ một số vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất trong thời đại chúng ta.

Thứ ba, mối quan hệ căng thẳng giữa các chính phủ và các công ty công nghệ đang diễn ra trên khắp thế giới. Động lực tiêu cực đã hình thành đang cản trở sự tiến bộ và hợp tác thực sự, khiến các nền dân chủ có nguy cơ bị tụt hậu.

Bằng cách tập hợp các nhà lãnh đạo thế giới, CEO của các công ty công nghệ và các tổ chức xã hội dân sự hàng đầu trên thế giới cùng lên tiếng trong một cuộc đối thoại hàng năm, chúng tôi hy vọng việc triển khai làn sóng công nghệ cách mạng tiếp theo trong thập kỷ tới có thể được quản lý tốt hơn. Các nhân vật như ông Modi, Abe và Morrison có thể hiểu rất rõ điều này.

Đối thoại Sydney bắt đầu vào ngày mai (18/11) và sẽ bao gồm các bài phát biểu quan trọng và các phiên thảo luận về truyền thông xã hội, hợp tác không gian, quản trị công nghệ toàn cầu và các công nghệ quan trọng. Hầu hết các phiên sẽ có thể truy cập được cho công chúng và có sẵn để xem cập nhật tại tsd.aspi.org.au.

Hanson nói: “Năm tới, chúng tôi hy vọng sẽ gặp nhau tại Nhà hát Opera Sydney trong một hội nghị thượng đỉnh trực tiếp và diễn ra hàng năm sau đó.”

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn:https://www.aspistrategist.org.au/modi-to-unveil-indias-innovation-agenda/

Nguồn:

Cùng chuyên mục