Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Mối quan hệ chặt chẽ giữa Ấn và Mỹ là chìa khóa để giải quyết những thách thức ảnh hưởng đến thế giới

Mối quan hệ chặt chẽ giữa Ấn và Mỹ là chìa khóa để giải quyết những thách thức ảnh hưởng đến thế giới

Một nhóm vận động doanh nghiệp Mỹ lấy Ấn Độ làm trung tâm cho biết, quan hệ đối tác Ấn Độ-Mỹ bền chặt và lâu dài sẽ là chìa khóa để giải quyết các thách thức ảnh hưởng đến toàn cầu ngày nay.

05:10 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Diễn đàn Đối tác và Chiến lược Mỹ - Ấn (USISPF) đã đệ trình một loạt khuyến nghị lên Chính quyền Biden nhằm đưa mối quan hệ giữa hai nước lên tầm cao mới.

Nhóm này cũng kêu gọi Tổng thống Mỹ J.Biden nối lại các cuộc đối thoại song phương. Đối thoại chiến lược Ấn Độ-Mỹ 2+2 có hiệu quả và có thể được mở rộng gồm các vấn đề thương mại liên quan đến lợi ích an ninh quốc gia.

Nhóm đề xuất khởi động lại “Xoay trục về Châu Á”, và kêu gọi tranh thủ tiến trình của nhóm Bộ tứ (Quad) và các nhóm tương tự.

USISPF khẳng định rằng, Ấn Độ đại diện cho cơ hội thương mại và chiến lược đối với Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, đặc biệt là khi các quốc gia tìm cách giảm quy mô phụ thuộc vào Trung Quốc, USISPF lưu ý rằng, thương mại song phương giữa hai nước là đáng kể nhưng thấp hơn nhiều so với tiềm năng.

Do đó, nhóm này khuyến nghị Chính quyền Biden tổ chức Diễn đàn Chính sách thương mại (TPF), ký kết các gói thương mại nhỏ nhằm khôi phục các lợi ích Hệ thống Ưu đãi tổng quát của Ấn Độ, hợp tác về khả năng phục hồi chuỗi cung ứng và nỗ lực khuyến khích sản xuất trong nước, đồng thời phối hợp về các vấn đề thương mại kỹ thuật số.

USISPF yêu cầu chính quyền Biden tăng cường hợp tác chống khủng bố và an ninh hàng hải, đồng thời bắt đầu thể chế hóa hợp tác quân sự và tình báo liên quan đến Trung Quốc, mở rộng hoạt động của nhóm Bộ tứ bao gồm một số hợp tác với các quốc gia khác, quản lý rủi ro trừng phạt theo CAATSA, hỗ trợ các nỗ lực của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ ở Ấn Độ, bao gồm nỗ lực giành được hợp đồng cho các nền tảng tấn công như máy bay chiến đấu và các công cụ sáng tạo để hỗ trợ Ấn Độ tiếp tục hiện đại hóa quốc phòng sau khủng hoảng COVID-19, chẳng hạn như các thỏa thuận cho thuê bổ sung.

Nhóm này cũng tìm cách làm sâu sắc hơn các mối quan hệ năng lượng, hỗ trợ Ấn Độ đáp ứng các mục tiêu về biến đổi khí hậu, hiện đại hóa hệ thống điện của họ và thúc đẩy thương mại và đầu tư năng lượng.

USISPF cho biết: “Việc bổ nhiệm ông John Kerry vào vị trí đặc phái viên khí hậu mới được thành lập báo hiệu cam kết của chính quyền Biden-Harris trong việc khôi phục vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ về biến đổi khí hậu”.

"Điều này cũng chỉ ra rằng, chính phủ Mỹ sẽ coi biến đổi khí hậu không chỉ là một thách thức về môi trường mà còn là mối đe dọa ngày càng tăng đối với an ninh quốc gia. Ông Joe Biden cũng sẽ cam kết tái tham gia thỏa thuận khí hậu Paris".

Theo USISPF, để tận dụng tối đa mối quan hệ chiến lược này, Chính quyền Biden sẽ cần tập trung vào ba ưu tiên chính trong năm tới - bao gồm khôi phục cam kết song phương thường xuyên, làm sâu sắc hơn mối quan hệ tài chính dài hạn và tăng cường tài chính kỹ thuật số và thương mại.

Mỹ và Ấn Độ cần tìm hiểu các mô hình hợp tác chăm sóc sức khỏe để giám sát bệnh tật và chia sẻ dữ liệu mạnh mẽ, tập trung đầu tư vào nghiên cứu chăm sóc sức khỏe để chuẩn bị và chiến đấu chống lại các loại bệnh mới, đảm bảo nguồn cung cấp vào thời điểm khủng hoảng toàn cầu và phát triển các trung tâm sản xuất dược phẩm mới.

USISPF cho biết, ngành công nghiệp này được khuyến khích bởi cam kết của ông Biden về việc đảo ngược lập trường của Chính quyền Trump về một loạt chính sách nhập cư, bao gồm lệnh cấm nhập cảnh tạm thời đối với những người xin thẻ xanh cũng như những người không nhập cư nhưng muốn nhập cảnh bằng các loại thị thực H-1B, L-1, J-1 và H-2B..

Chính quyền Biden nên xóa bỏ mọi biện pháp bảo vệ các hạn chế của chính quyền Trump trước tòa và chuyển sang xem xét và hủy bỏ các chính sách hạn chế về nhập cư kỹ năng cao và Chương trình việc làm thường trực (PERM) mà chính quyền Trump đưa ra tại Sở Nhập tịch và Di trú, Bộ Lãnh sự của Bộ Ngoại giao và cơ quan quản lý việc làm và đào tạo của Bộ Lao động thông qua các bản ghi nhớ chính sách.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.livemint.com/news/strong-indo-us-ties-key-to-address-challenges-impacting-the-world-usispf-11611196943288.html

Bấm vào đây để đọc bản tiếng Anh của bài viết này/Click here to read the English version of this article

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục