Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Ấn Độ và Mỹ qua chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ đến Ấn Độ

Mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Ấn Độ và Mỹ qua chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ đến Ấn Độ

05:38 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Trước chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến Ấn Độ, không khí e ngại đã xuất hiện do Mỹ tập trung giải quyết vấn đề dân chủ ở Ấn Độ và sự suy yếu của các giá trị tự do của Ấn Độ. Trước chuyến thăm, Quyền Trợ lý Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Nam và Trung Á của Mỹ, Dean Thompson đã tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng, câu hỏi về nhân quyền và dân chủ sẽ được đặt ra với Ấn Độ. Tuy nhiên, sự cường điệu luôn bao quanh mối quan hệ Ấn Độ-Mỹ ngay cả trong những năm Chiến tranh Lạnh, khi sự ghẻ lạnh dường như là một đặc điểm bao trùm. Nhưng giữa sự ồn ào của những tiếng nói không thân thiện, hai nước vẫn có những hợp tác dù không thường xuyên. Chuyến thăm gần đây của Blinken tới New Delhi không hề nhắc đến sự cam kết chiến lược sâu sắc hơn giữa hai nền dân chủ, bất chấp những lo ngại ban đầu. Tại Washington, lưỡng đảng ngày càng có nhiều đồng thuận coi Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài lớn nhất và chính quyền Biden hy vọng sẽ buộc Mỹ ra tay chống lại Trung Quốc thông qua việc tăng cường hợp tác với các đối tác chiến lược của Mỹ, đặc biệt là ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ngoài ra, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, chấm dứt các cuộc chiến tranh do Mỹ khởi xướng mà không gây ra mối đe dọa khủng bố là những vấn đề quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của chính quyền Mỹ hiện nay.

Chuyến thăm của Antony Blinken đến Ấn Độ cho thấy tầm quan trọng của New Delhi trong các tính toán chính sách đối ngoại của Mỹ. Tăng cường quan hệ an ninh và quốc phòng với Ấn Độ cũng như quản lý sự khác biệt trong một loạt vấn đề là rất quan trọng để Mỹ thực hiện các mục tiêu chính sách đối ngoại trong những khía cạnh này. Cả Mỹ và Ấn Độ đều nhận thấy mối quan hệ đang duy trì ở mức cao hơn bao giờ hết trong bối cảnh Bắc Kinh mở rộng tầm hoạt động. Hai nước chia sẻ những lo ngại về cục diện địa chính trị sau khi Mỹ rút khỏi Afghanistan. Chương trình nghị sự chính cho các cuộc thảo luận trong chuyến thăm của Blinken là Covid-19, Afghanistan và Quad, cùng các vấn đề khác. Mối quan hệ này là hệ quả không chỉ của việc Trung Quốc đặt ra thách thức đáng kể đối với cả hai nền dân chủ; mà còn vì những lựa chọn chiến lược mà hai nước đã thực hiện trong những năm qua, và quy mô to lớn của những thách thức chung do sự trỗi dậy của Trung Quốc. Điều này đã mở đường cho sự hợp tác chiến lược lớn hơn giữa Ấn Độ và Mỹ.

Mỹ không giấu giếm mong muốn được sự hỗ trợ của Ấn Độ trong việc đối trọng với Trung Quốc. Hai nước đã từng bước tăng cường quan hệ quân sự và ký kết một loạt các thỏa thuận quốc phòng. Các quan chức chủ chốt dưới thời chính quyền hiện tại đã không ngần ngại gọi tên Trung Quốc trong nhiều hành động gây hấn chống lại Ấn Độ, ví dụ cuộc đụng độ ở Thung lũng Galwan, nơi đang triển khai các chiến thuật tuần tra tích cực và các dự án xây dựng quân sự chủ động dọc theo lãnh thổ tranh chấp. Tuyên bố nhấn mạnh nhận thức của Washington rằng, họ phải kéo Ấn Độ lại gần hơn, đặc biệt là ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Blinken tuyên bố rằng: “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cần phải là một khu vực tự do và cởi mở”, điều này phản ánh sự tiếp nối của chính quyền Trump. Trong vòng 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống Biden, Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ đã được tổ chức, nhấn mạnh tầm quan trọng là nhiệm kỳ Tổng thống hiện tại sẽ tiếp tục tiến về phía trước với trọng tâm là Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Dự kiến ​​sẽ có động lực lớn hơn cho Quad dưới thời chính quyền Biden và chuyến thăm của Blinken là minh chứng cho việc đặt nền móng cho cuộc họp của các nhà lãnh đạo Quad, tiếp theo cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao vào tháng 2/2021 và hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của các nhà lãnh đạo Quad vào ngày 12/3/2021. Cả Ấn Độ và Mỹ đều hiểu rằng, thành công của Quad phụ thuộc vào hai yếu tố quan trọng. Đầu tiên là tạo ra một chuỗi cung ứng có khả năng phục hồi mạnh mẽ có thể loại bỏ sự phụ thuộc kinh tế của khu vực vào Trung Quốc, và thứ hai là củng cố lập trường về hệ thống dựa trên quy tắc bằng cách cung cấp hỗ trợ chính trị và an ninh cụ thể cho những quốc gia là mục tiêu của sự thống trị của Trung Quốc. Úc, Ấn Độ và Nhật Bản đã thành lập Sáng kiến ​​khả năng phục hồi chuỗi cung ứng (SCRI) vào năm 2020 và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ban hành mệnh lệnh về khả năng phục hồi chuỗi cung ứng vào tháng 2.2021, báo trước những vai trò mà Bộ tứ sẽ thực hiện dưới thời chính quyền hiện tại.

Trong khi các cuộc đàm phán về Quad có thể dự đoán trước được phần nào; vì bản thân nhóm đã có chương trình nghị sự rõ ràng, các cuộc thảo luận về Afghanistan giữa Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar và Ngoại trưởng Mỹ Blinken tiết lộ mối quan tâm của New Delhi. Sự can thiệp quân sự dài nhất của Mỹ đã chấm dứt, tạo ra khoảng trống quyền lực ở Afghanistan và khả năng nước này rơi vào tay lực lượng do Taliban lãnh đạo đã khiến nhiều người hoang mang. Taliban gần đây đã đạt thu lợi nhuận nhanh chóng bằng bạo lực đúng như cách làm thông thường của họ. Khả năng Afghanistan biến thành nơi trú ẩn an toàn cho hoạt động khủng bố chắc chắn là một vấn đề cấp bách đối với New Delhi, nhưng quan trọng hơn, Ấn Độ sẽ phải chú ý đến vấn đề liên quan đến cách thức và đối tượng mà Mỹ lựa chọn để tham gia vào chiến lược hậu rút quân ra khỏi Afghanistan. Vẫn chưa có nhiều thông tin về mức độ tham gia của một nhóm khác tương tự nhóm Bộ tứ, bao gồm Pakistan, Uzbekistan và Afghanistan. Trong chuyến thăm, Blinken và Jaishankar đã nhấn mạnh quan điểm chung về nhu cầu xử lý các vấn đề chính trị ở Afghanistan và nhắc lại rằng, Mỹ sẽ vẫn “tham gia rất nhiều vào Afghanistan”. Hơn nữa, Blinken nhận xét rằng, Ấn Độ là đối tác đáng tin cậy trong khu vực và Ấn Độ sẽ tiếp tục đóng góp đáng kể vào hòa bình và ổn định của Afghanistan.

Giống như tất cả các mối quan hệ bằng hữu khác; Ấn Độ và Mỹ đã có những bước thăng trầm, nhưng sự tin tưởng, chia sẻ giá trị và cam kết gắn bó với nhau đã giữ vững mối quan hệ cho đến nay; do đó, New Delhi và Washington bắt buộc phải tiên lượng trước nhiều thăng trầm hơn nữa, hơn là chỉ những thăng trầm trong quan hệ đối tác. Trong khi nền vấn đề dân chủ của Ấn Độ đang có nhiều việc cần giải quyết, thì nhận xét nhẹ nhàng của Blinken rằng: “mọi nền dân chủ đều đang tiến triển”, cho thấy mức độ ưu tiên mà Washington dành cho khu vực cũng như các bên tham gia quan trọng trong khu vực. Nó phản ánh rằng, Mỹ sẵn sàng lắng nghe và Ấn Độ không còn kín tiếng trong việc trao đổi về hệ thống đối nội với nước ngoài. Thay vì coiđiều này là thách thức, nó mở ra một không gian mới cho quan hệ đối tác Ấn Độ-Mỹ. Mỹ coi Ấn Độ là nhân tố đáng tin cậy ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và điều này phản ánh một động lực mới trong mối quan hệ song phương. Không thể bỏ qua thực tế rằng, Ấn Độ và Mỹ là hai nền dân chủ quan trọng nhất trên thế giới và điều đó thậm chí đã góp phần tạo nên sức sống cho mối quan hệ song phương ngày nay, được coi là một trong những mối quan hệ song phương có hiệu quả nhất thế giới trong thế kỷ XXI.

Tác giả: Priyanjali Simon, Viện Nghiên cứu Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Kalinga, Ấn Độ

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: http://www.kiips.in/research/blinkens-visit-to-india-indicates-stronger-india-u-s-ties/

Bấm vào đây để đọc bản tiếng Anh của bài viết này/Click here to read the English version of this article

Nguồn:

Cùng chuyên mục