Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Một sự nhất trí trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ

Một sự nhất trí trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ

Sự ủng hộ có điều kiện của Đảng Quốc đại đối với ý tưởng của Thủ tướng Modi về Ấn Độ là một cường quốc dẫn đầu đã báo trước một cuộc tranh luận nhạy cảm về ngoại giao.

05:05 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

C. Raja Mohan*

Trong môi trường chính trị phân cực hiện nay của Ấn Độ, việc mong đợi phe đối lập đồng ý với chính phủ về bất cứ điều gì là một điều hoàn toàn không hợp lý. Vì vậy, thật ngạc nhiên khi thấy Đảng Quốc Đại ủng hộ ý tưởng của Thủ tướng Narendra Modi về Ấn Độ như một “cường quốc hàng đầu” và nắm lấy khái niệm địa chính trị “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” đã thu hút được sự chú ý trong những năm gần đây.

Chắc chắn là có nhiều chỉ trích nhạy cảm và phức tạp đối với Đảng Quốc đại nhưng không thể phủ nhận rằng, Đảng Quốc Đại đã xác định một xu hướng đường lối đối ngoại quan trọng cho Ấn Độ trong ba thập niên qua. Các chính phủ liên tục của Delhi kể từ sau Chiến tranh Lạnh kết thúc đã xây dựng và nuôi dưỡng một sự đồng thuận về chính sách đối ngoại và thúc đẩy Ấn Độ theo một quỹ đạo quốc tế thực dụng.

Tại phiên họp toàn thể lần thứ 84 của mình vào đầu tháng 3/2018 này, nghị quyết về chính sách đối ngoại của Đảng Quốc Đại đã tuyên bố “với quy mô và các nguồn lực của mình”, “tham vọng trở thành cường quốc hàng đầu, chứ không phải chỉ là một quyền lực cân bằng của Ấn Độ là hợp lý”. Mặc dù vậy, vẫn có một điều khoản thêm vào: “Kết cấu quyền lực hiện tại và sự quản lý của chính phủ đối với các mối quan hệ với các nước lớn trên thế giới, không tạo ra không gian cần thiết để khẳng định vị trí dẫn đầu của Ấn Độ trên toàn cầu”, “Cần phải cấp bách điều chỉnh lại các quan hệ với Mỹ, nắm giữ mối quan hệ với Nga và cải thiện liên hệ và niềm tin với Trung Quốc”.

Mặc dù không đi vào quá nhiều chi tiết cụ thể, nhưng nghị quyết chính sách đối ngoại của Đảng Quốc Đại chắc chắn đã đặt ra các câu hỏi chính đáng về triển vọng của Ấn Độ trên toàn cầu. Đây là kiểu tiếp cận chính trị mang tính xây dựng rất cần đối với tất cả các vấn đề chính sách, nhưng cũng rất khó nắm bắt.

Tuy nhiên, nghị quyết không kìm chế những lời chỉ trích. Nó cáo buộc Thủ tướng đang theo đuổi một chính sách ngoại giao cá nhân hóa, xóa bỏ các thành tựu quốc tế đạt được của những người tiền nhiệm, lạm dụng nền tảng phân tán văn hóa để tuyên truyền chính trị và làm cho chính sách Pakistan trở thành một vấn đề trong nước.

Đảng Quốc Đại khẳng định rằng, vị thế của Ấn Độ đã giảm trong khu vực láng giềng: “Điều này sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với bất kỳ vai trò nào mà Ấn Độ mong muốn đảm nhận ở khu vực châu Á và trên thế giới.”

Bất kỳ ai có quan điểm lâu dài về vấn đề này sẽ chỉ ra rằng, sự suy giảm tương đối vai trò của Ấn Độ trong khu vực đã xảy ra trong một khoảng thời gian dài chứ không chỉ trong bốn năm qua. Bên cạnh đó, sức mạnh của Trung Quốc trên thế giới và khu vực đã tăng lên đáng kể. Có rất ít cơ hội để Ấn Độ có thể ngăn chặn sự gia tăng này. Sự thất bại của Delhi nằm ở việc đánh giá thấp tốc độ, phạm vi và hậu quả của sự nổi lên của Bắc Kinh như là một sức mạnh to lớn và không tạo ra phản ứng đáng tin cậy kịp thời.

Tuy nhiên, Đảng Quốc Đại đã tổng kết chính xác tình hình khó khăn mà Delhi phải đối mặt với Trung Quốc. “Ấn Độ và Trung Quốc có mối quan hệ phức tạp và đòi hỏi khắt khe, Trung Quốc là một nước láng giềng lớn và là một đối tác thương mại lớn của Ấn Độ. Sự gia tăng nhanh chóng của Trung Quốc và sự nổi lên của Trung Quốc như là một cường quốc đang là và sẽ tiếp tục là một nhân tố quan trọng đối với Ấn Độ. Cách tiếp cận của chúng ta đối với Trung Quốc không chỉ được đánh dấu bằng chủ nghĩa thực dụng, mà còn chủ nghĩa hiện thực”.

Trong khi Đảng Quốc Đại tiếp tục nhấn mạnh các mục tiêu quốc tế chung với Trung Quốc, nó cũng chỉ ra sự xâm nhập chiến lược của Bắc Kinh tại khu vực lân cận của Ấn Độ, cảnh báo về mối liên hệ chiến lược ngày càng tăng với Pakistan, đòi hỏi Delhi phải ngăn chặn những nỗ lực của Trung Quốc để thành lập các căn cứ quân sự ở Ấn Độ Dương. Chính phủ Modi dường như không phản đối đề xuất này.

Trong khi ủng hộ ý tưởng về một cường quốc hàng đầu, Đảng Quốc đại cũng cảnh báo về những sai lầm tiềm tàng. Trong một lời nhắc nhở quan trọng đối với đảng cầm quyền, Đảng Quốc đại đã lập luận rằng, chính thời kỳ cải cách do đảng này khởi xướng vào cuối những năm 1990 đã đặt nền móng cho sự nổi lên của Ấn Độ như là một cường quốc hàng đầu. Đảng Quốc Đại còn lo lắng rằng, việc chính phủ phản đối cải cách “sẽ làm suy yếu các động lực của việc Ấn Độ đang nổi lên như một cường quốc hàng đầu”. Nó nhấn mạnh rằng, “cải cách” phải là một phần không thể thiếu trong ngoại giao kinh tế của Ấn Độ.

Đảng Quốc Đại cũng đánh vào cái mà nó coi là “một khoảng cách nghiêm trọng giữa lời tuyên bố và hành động của chính phủ đối với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và mối quan hệ hợp tác với ASEAN”. Sự giận dữ của Đảng Quốc đại là sự kéo dài của Ấn Độ hiện nay đối với các cuộc đàm phán thương mại tự do trong khu vực. Đảng này cho rằng, “Ấn Độ phải là một phần của tiến trình hội nhập kinh tế châu Á”.

Đảng Quốc đại nhắc nhở rằng “Quyết định của Chính phủ UPA tham gia vào các nước Đông Á, để khởi động các cuộc đàm phán cho RCEP, đã có ý nghĩa quan trọng chiến lược”. Nó cảnh báo rằng “Chính phủ BJP đã làm dấy lên nghi ngờ về sự chân thành trong cam kết của Ấn Độ đối với sự thành công của RCEP. Điều này sẽ làm tổn hại đến lợi ích của Ấn Độ”. Cảnh báo này của Đảng Quốc đại xuất hiện vào thời điểm khi lệnh mua bán toàn cầu đang tháo gỡ và sự cô lập của Ấn Độ đối với các vấn đề kinh tế toàn cầu đang gia tăng.

Đảng này cũng đã thực hiện một mục tiêu nhạy cảm vào phong trào Không liên kết và các chủ đề khác từ quá khứ. Nhưng nó không hứa hẹn sẽ đưa Ấn Độ trở lại với một chính sách đối ngoại tập trung vào không liên kết. Thay vào đó, nó kêu gọi cam kết của mình trong việc theo đuổi “sự tự giác giác ngộ” mà Jawaharlal Nehru nhấn mạnh. Điều này tạo ra một cuộc tranh luận quốc gia về chính sách đối ngoại trong một năm bầu cử và cải thiện triển vọng về sự tiếp tục sự nhất trí về quan hệ đối ngoại.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: http://indianexpress.com/article/opinion/columns/congress-pm-narendra-modi-india-foreign-policy-delhi-china-relations-5112337/


* Tác giả là Giám đốc Carnegie Ấn Độ, Delhi.

Nguồn:

Cùng chuyên mục