Ngân sách 2021 sẽ định hình vai trò toàn cầu chiến lược của Ấn Độ
S Jaishankar
Ngân sách Ấn Độ là một trường hợp độc nhất vô nhị. Rất ít chính đảng kết hợp lại một dịp duy nhất để giải quyết những thách thức trước mắt và lâu dài – hoặc thậm chí là về bức tranh vĩ mô cũng như các chi tiết cụ thể. Ngay cả khi tính đến điều đó, ngân sách năm nay cũng có ý nghĩa đặc biệt. Đối với một Ấn Độ đang phục hồi sau đại dịch Covid, đó là một con đường để xây dựng lại và hồi sinh. Và đối với thế giới mà nói, đây là một cái nhìn sâu sắc về triển vọng của một trong những nền kinh tế hàng đầu.
Với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ, quan điểm của tôi về công việc phức tạp và quy mô rộng này đương nhiên mang tính chiến lược. Nó tập trung vào tác động của ngân sách đối với sức mạnh quốc gia toàn diện của Ấn Độ. Cho dù đó là sự phục hồi sau Covid hay đặt ra các định hướng trong tương lai, ngân sách này sẽ quyết định vai trò của Ấn Độ trong trật tự toàn cầu mới nổi.
Trên nhiều phương diện, nền tảng của ngân sách đã được đặt ra ngay cả khi đại dịch đang bùng phát. Một quyết định đóng cửa táo bạo đi kèm với các biện pháp hỗ trợ xã hội rộng rãi và sự mở rộng nhanh chóng của cơ sở hạ tầng y tế. Thay vì cố gắng cắt giảm nhu cầu trong khi đại dịch đang bùng phát, mà thực hiện một cách tiếp cận tự tin hơn trong việc ứng phó với sự phục hồi kinh tế.
Do đó, các gói kinh tế có mục tiêu, các cải cách và sáng kiến quan trọng đã được thực hiện. Các ngành nông nghiệp, sản xuất, lao động và giáo dục đặc biệt nổi trội. Đồng thời, việc cứu trợ khẩn cấp được thực hiện bằng cách chăm sóc nhóm người dễ bị tổn thương về mặt tài chính hoặc cung cấp khẩu phần ăn. Phương pháp thực hiện là chính sách lấy con người làm trung tâm, để xúc tiến và tạo điều kiện phục hồi nhanh chóng, đồng thời, chuẩn bị để đáp ứng các nguyện vọng lớn hơn ở trong nước. Nhu cầu và kỳ vọng của Ấn Độ đã thay đổi sau đại dịch. Đó là lý do tại sao ngân sách lần này khác biệt.
Sáu trụ cột đều có cách nhìn nhận riêng biệt. Sức khỏe và hạnh phúc được ưu tiên hàng đầu nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của lĩnh vực này. Được khái niệm hóa theo cách tích hợp, điều này có thể gây ra những hậu quả kinh tế xã hội to lớn. Áp lực về vốn và cơ sở hạ tầng khiến chúng trở thành trọng tâm của sự phục hồi và tăng trưởng. Việc xem trọng sự phát triển bao trùm phản ánh tầm quan trọng của nông nghiệp, ngư nghiệp và lao động nhập cư. Ngân sách cũng nhắc lại một tầm nhìn đối với nhóm người dễ bị tổn thương đã được thực hiện trong thời gian xảy ra đại dịch.
Tái tạo nguồn vốn nhân lực nhận thức được tầm quan trọng đối với việc mở rộng ngành sản xuất và kinh tế tri thức. Tăng cường đổi mới và nghiên cứu phát triển là những yêu cầu hợp lý để thúc đẩy tài năng và tạo ra giá trị. Bằng cách sử dụng hiệu quả tiềm năng kỹ thuật số để tăng cường 'chính phủ tối thiểu, quản trị tối đa'. Tóm lại, đây thực sự là một mức ngân sách thể hiện sự tin tưởng vào sáng kiến “Ấn Độ tự cường” - Aatmanirbhar Bharat.
Thủ tướng Ấn Độ đã đưa ra cái nhìn về những tác động của ngân sách đối với thế giới. Đầu tư vào Ấn Độ sẽ trở nên thân thiện hơn và có thể thực hiện được trên một phạm vi rộng lớn hơn. Các ưu đãi liên quan đến sản xuất sẽ khuyến khích các chuỗi cung ứng toàn cầu kết hợp năng lực của chúng ta. Việc mở rộng cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện cho những xu hướng đó. Khi nguồn nhân lực được quan tâm, các khoản đầu tư xã hội lớn hơn sẽ mở rộng nguồn cung cấp kỹ năng. Những hiểu biết về Nhật Bản và UAE có thể được sử dụng trên phạm vi toàn cầu. Và việc nghiên cứu và đổi mới mạnh mẽ hơn ở trong nước có thể khiến chính chúng ta trở thành chuỗi giá trị toàn cầu. Chúng tôi hoan nghênh việc sản xuất vắc xin lớn hơn và nhiều cơ sở nghiên cứu virus.
Sáng kiến “Ấn Độ tự cường” tập trung vào việc xây dựng năng lực mạnh mẽ hơn trong nước để đóng góp hiệu quả hơn trên toàn cầu. Sáng kiến “Nhà thuốc của thế giới” đã nhận được sự tán đồng rộng rãi đối với các loại thuốc cũng như vắc-xin. Nhưng thế giới ngày nay đang tìm kiếm nhiều hơn thế từ Ấn Độ. Nó đòi hỏi phải có thêm các động cơ tăng trưởng để thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu. Nó cũng đang tìm kiếm các đối tác đáng tin cậy và chuỗi cung ứng linh hoạt.
Nếu Ấn Độ muốn ứng phó với thách thức đó, nước này phải tạo ra năng lực mạnh mẽ trong nước. Điều đó chỉ có thể xảy ra khi Ấn Độ thực hiện các khoản đầu tư cần thiết để xây dựng thực lực trong nước, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và nâng cấp kỹ năng. Tất cả những điều đó được tạo điều kiện thuận lợi bởi một môi trường thuận lợi lớn hơn, cung cấp nhu cầu cơ bản cho tất cả mọi người trong khi thúc đẩy giáo dục, kỹ năng, việc làm và đổi mới. Ngân sách năm 2021 giải quyết tất cả những vấn đề này. Bằng cách đó, nó đảm bảo rằng thế giới có thể tin tưởng nhiều hơn vào Ấn Độ.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://economictimes.indiatimes.com/news/economy/policy/all-set-tomake-india-aatmanirbharand-global/articleshow/80638069.cms
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục