Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nghịch lý của mối quan hệ Mỹ - Ấn

Nghịch lý của mối quan hệ Mỹ - Ấn

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đến Ấn Độ vào cuối tháng 3 đã bộc lộ một nghịch lý cấu thành nền tảng của mối quan hệ Mỹ-Ấn. Tiếp theo sau cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên của các nhà lãnh đạo Bộ tứ - Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc – Ông Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đồng ý tăng cường các nỗ lực chung trong các lĩnh vực hợp tác quốc phòng, chia sẻ thông tin tình báo và hậu cần.

05:39 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Hợp tác quốc phòng Mỹ-Ấn đã tăng tốc trong vài năm qua. Năm 2016, Mỹ chỉ định Ấn Độ là đối tác quốc phòng lớn. Cùng năm đó, hai nước đã ký Biên bản thỏa thuận trao đổi hậu cần (LEMOA) cho phép trao đổi chéo nhu cầu hậu cần của hai nước. Vào năm 2018, Washington đã cho phép Ấn Độ được phép truy cập miễn phí giấy phép vào một loạt các công nghệ quân sự và lưỡng dụng.

Cuối cùng, sau các cuộc đàm phán kéo dài, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là Mark Esper và người đồng cấp phía Ấn Độ đã ký Thỏa thuận Hợp tác và trao đổi Cơ bản (BECA) vào tháng 10 năm 2020. Thỏa thuận cung cấp trao đổi thời gian thực về thông tin tình báo không gian địa lý thông qua hình ảnh vệ tinh tiên tiến, cũng như dữ liệu kỹ thuật số địa hình và hàng không để điều hướng tầm xa và xác định các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu của đối phương. Đối với Ấn Độ, những "mục tiêu của kẻ thù" có thể nằm ở Pakistan hoặc Trung Quốc; đối với Mỹ, Trung Quốc chắc chắn là mục tiêu.

Tuy nhiên, mặc dù có nhiều dấu hiệu cho thấy mối quan hệ quốc phòng đang phát triển giữa hai quốc gia, nhưng cho đến cuối những năm 1980, hai nước đã duy trì mối quan hệ bế tắc trong nhiều thập kỷ, chuyến thăm của ông Austin cũng liên quan đến những thời điểm trước đó nữa. Ông Austin bày tỏ sự bất mãn khi Ấn Độ quan tâm đến việc mua hệ thống phòng không S-400 của Nga - hệ thống này cũng là trung tâm của cuộc tranh cãi giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara đã mua S-400 và điều này khiến Mỹ hủy bỏ việc Thổ Nhĩ Kỳ tham gia chương trình tiêm kích F-35.

Quân đội của Ấn Độ, đặc biệt là lục quân và không quân, đã duy trì mối quan hệ lâu dài và chặt chẽ với Nga (và trước đó là Liên Xô). Ấn Độ dường như không muốn loại bỏ những mối quan hệ đó chỉ đơn giản vì ông Austin nói với nước chủ nhà rằng "chúng tôi ... thúc giục các đồng minh và đối tác của chúng tôi rời bỏ thiết bị của Nga". Do đó, việc mua S-400 của Ấn Độ hoàn toàn không phải là vấn đề.

Trong cuốn sách xuất bản gần đây có tên “Con đường của Ấn Độ: Chiến lược cho một thế giới bất định”, Ngoại trưởng Ấn Độ, Subrahmanyam Jaishankar, nói rõ rằng, Ấn Độ không có kế hoạch liên kết hoàn toàn với Mỹ hoặc Trung Quốc. Trong chương đầu tiên của cuốn sách có viết: “Đây là thời điểm để chúng ta giao lưu với Mỹ, quản lý Trung Quốc, trấn an Nga, đưa Nhật Bản vào cuộc chơi… và mở rộng các thành phần ủng hộ truyền thống. … Một tổ chức ba bên lâu đời với Nga và Trung Quốc hiện cùng tồn tại với một bên liên quan đến Mỹ và Nhật Bản. … Định vị ngày càng có giá trị trong một thế giới vạn biến, điều này giải thích tầm quan trọng của việc thu hút các cường quốc cạnh tranh như Mỹ, Trung Quốc, hoặc Nga cùng một lúc”.

Uy tín học thuật của ông Jaishankar vượt xa vị trí hiện tại của ông. Ông là cựu đại sứ ở cả Washington và Bắc Kinh. Ông cũng là con trai của Krishnaswamy Subrahmanyam, người được xem là cha đẻ của chương trình hạt nhân của Ấn Độ, người duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Moscow ngay cả khi ông có lẽ là người ủng hộ hàng đầu cho Hiệp định về Hợp tác Hạt nhân Dân sự giữa Ấn Độ và Mỹ năm 2007. Ông Jaishankar chắc chắn không có ác cảm đối với Mỹ, mà hoàn toàn ngược lại. Nhưng ông không coi các lợi ích của Mỹ và Ấn Độ là hoàn toàn tương xứng.

Quan điểm của ông Jaishankar - đại diện cho luồng quan điểm phổ biến của Ấn Độ - không có nghĩa là Washington không nên tiếp tục tìm cách tăng cường quan hệ với New Delhi. Cả hội nghị thượng đỉnh Quad và chuyến thăm của ông Austin đều cho thấy tiềm năng mở rộng hơn nữa hợp tác giữa hai nền dân chủ lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, Ấn Độ sẽ không trở thành đồng minh của Mỹ, cũng như không từ bỏ quan hệ chặt chẽ với Nga. Thay vào đó, nó sẽ tạo ra con đường riêng của mình trong một cấu trúc quyền lực quốc tế ngày càng đa phương.

Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ nên tiếp cận Ấn Độ với một quan điểm chủ nghĩa hiện thực đậm nét hơn và nên từ bỏ hy vọng vào một liên minh với Ấn Độ. Nếu họ cứ cố chấp với những ảo tưởng như vậy, chắc chắn họ sẽ rất thất vọng.

Tác giả Dov S. Zakheim: Cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế; Phó Chủ tịch hội đồng quản trị của Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại Mỹ. Ông là Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ kiêm Giám đốc tài chính của Bộ Quốc phòng Mỹ từ năm 2001 đến năm 2004 và là Thứ trưởng dưới quyền Bộ trưởng Quốc phòng từ năm 1985 đến năm 1987.

Nguồn: https://thehill.com/opinion/national-security/547125-the-paradox-of-us-india-relations

Bấm vào đây để đọc bản tiếng Anh của bài viết này/Click here to read the English version of this article

Nguồn:

Cùng chuyên mục