Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ngoại giao Yoga: Chiến lược quyền lực mềm của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phần 1)

Ngoại giao Yoga: Chiến lược quyền lực mềm của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phần 1)

Ấn Độ từ lâu dường như đã không thể hoặc không sẵn sàng để trở thành một cầu thủ lớn trên đấu trường thế giới. Nhưng Thủ tướng Narendra Modi, đang tìm cách để thay đổi điều này. Để bù đắp cho một đội ngũ đối ngoại nhỏ và yếu, ông đang khai thác quyền lực mềm đáng kể của Ấn Độ là các di dân, các nhà trí thức, và những người yêu thích Yoga.

05:24 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ngoại giao Yoga: Chiến lược quyền lực mềm của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi** 

Peter Martin*

Modi đã bắt đầu làm Thủ tướng vào năm 2014 với một sự bứt phá mạnh mẽ các hoạt động ngoại giao. Ông đã tăng cường các cam kết của Ấn Độ với các nước láng giềng. Chuyến đi nước ngoài đầu tiên của ông là tới Bhutan; ông đến thăm Nepal hai lần trong bốn tháng; và ông đã cố gắng giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với Bangladesh. Đồng thời, ông đã “ve vãn” Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ thông qua một loạt các chuyến thăm song phương. Ông đã hăng hái đại diện Ấn Độ tại các diễn đàn đa phương, nhất là các cuộc họp BRICS, G-20, và Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Tuy nhiên vẫn tồn tại những giới hạn cho những gì ngoại giao thông thường có thể đạt được, đặc biệt trong bối cảnh nền tảng thể chế yếu kém ở Ấn Độ. Bộ Ngoại giao Ấn Độ (IFS) có một đội ngũ cán bộ nhỏ bé đối với một quốc gia có tham vọng toàn cầu: chỉ khoảng 900 người. Đúng vậy, đại diện cho 1,2 tỷ người của Ấn Độ là một đội ngũ ngoại giao có số lượng tương đương với của New Zealand (có 4,4 triệu dân) hay Singapore (5,3 triệu). Để so sánh, Mỹ có khoảng 15.000 và Trung Quốc có khoảng 5.000.

Có những kế hoạch đang được xây dựng nhằm tăng thêm nhân lực cho IFS. Chình phủ trước đã cam kết tăng gấp đôi quy mô của nó, nhưng lưỡng lự về thời gian để làm được như vậy. Dù bằng cách nào, việc tăng nhân lực sẽ phải mất nhiều năm để trở thành hiện thực và đội ngũ ngoại giao của Ấn Độ sẽ vẫn nhỏ hơn một cách đáng kể so với các đối tác toàn cầu của mình. Trong khi đó, IFS nổi tiếng bảo thủ trong cách tiếp cận, thiên theo quyết sách của từng cá nhân, và thường chống lại những ý tưởng mới, tất cả điều đó có khả năng sẽ hạn chế những tác động của đề xuất tăng nhân lực nói trên.

Ấn Độ thiếu về “cơ bắp” ngoại giao nhưng lại được bổ sung bằng sức mạnh mềm. Ấn Độ tự hào về Bollywood, Yoga, Phật giáo, và một truyền thống triết học phong phú. Ấn Độ có những nhà trí thức tầm cỡ thế giới từ Amartya Sen tới Salman Rushdie. Ấn Độ cũng có một cộng đồng người Ấn rộng khắp, giàu có, và ngày càng tham chính ở các trung tâm chính trị và kinh tế của thế giới.

Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, tiềm năng sức mạnh mềm của nước này phần lớn vẫn chưa được khai thác. Chính quyền trước đã có những bước gia tăng sử dụng tốt hơn sức mạnh này, bao gồm việc lập một bộ phận ngoại giao công chúng nhỏ trong Bộ Ngoại giao vào năm 2006 và mở rộng Hội đồng Quan hệ Văn hóa Ấn Độ trên toàn thế giới. Những nỗ lực này, tuy nhiên, vẫn nhợt nhạt so với Hội đồng Anh, Viện Goethe của Đức, hoặc mạng lưới các Viện Khổng Tử và các chương trình học bổng ngôn ngữ ở nước ngoài của Trung Quốc. Hơn nữa, Ấn Độ luôn gặp khó trong việc tập hợp các yếu tố khác nhau của sức hút của đất nước nhằm phục vụ cho chính sách đối ngoại của mình. Các tài nguyên sức mạnh mềm của nó đã không thể chuyển thành đầu tư nước ngoài ở cấp độ mà Ấn Độ mong muốn, chẳng hạn, nó hưởng lợi rất ít từ sự bùng nổ Yoga toàn cầu, và nó thu hút du lịch nước ngoài ít hơn nhiều so với Trung Quốc hay các nước khác tương đương.

Những biện pháp của Ông Modi

Để giải quyết những vấn đề này, Ông Modi có trong tay một số những biện pháp. Đầu tiên, ông đã tiếp cận với cộng đồng 25 triệu người Ấn Độ trong các chuyến thăm chính ở nước ngoài. Nhiều trong số những người di cư tương đối giàu có, có nhiều quan hệ kết nối, và - không giống như người Trung Quốc hải ngoại - tham gia vào chính trị ngày càng nhiều.

Thật vậy, có những hội Ấn Độ hoạt động trong Hạ viện và Thượng viện Mỹ, và người Mỹ gốc Ấn Độ đóng một vai trò ngày càng nổi bật trong tài trợ vận động bầu cử. Phát biểu bằng tiếng Hindi, Ông Modi gần đây đã kêu gọi 18.000 người Ấn kiều tập họp tại Madison Square Garden hãy “Nối vòng tay và phục vụ nước mẹ Ấn Độ.” Ông đã yêu cầu họ giúp tăng cường hình ảnh quốc tế của Ấn Độ và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ông cũng đã gửi thông điệp tương tự tới người Ấn Độ ở nước ngoài tại Nhật Bản và Úc. Còn quá sớm để nói liệu những sáng kiến đó ​​sẽ thành công hay không, nhưng với hàng chục ngàn người Ấn Độ ở nước ngoài chào đón ông Modi trong những chuyến đi này đã cho thấy ông ít nhất đã thành công trong việc chiếm được vị trí trong tâm trí của cộng đồng hải ngoại.

Ông Modi cũng sử dụng ngoại giao kỹ thuật số để cải thiện hình ảnh của đất nước mình. Lựa chọn của ông là sử dụng Twitter, mà ông tự hào có 9,5 triệu người truy cập thường xuyên. Ông đã sử dụng dịch vụ này để giới thiệu mối quan hệ gần gũi của ông với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bằng cả tiếng Anh và tiếng Nhật, hoan nghênh các công ty nước ngoài đầu tư vào Ấn Độ, và, đáng kể nhất là để công khai mời Tổng thống Mỹ Barack Obama tham dự lễ kỷ niệm Ngày Cộng hoà Ấn Độ. Các nhà lãnh đạo thế giới đã nhanh chóng chớp lấy sự tham gia trực tuyến của ông Modi. Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đã thông qua Twitter chấp nhận lời mời của ông Modi; ông Modi và Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ông Rajnath Singh, là hai trong số bốn cá nhân mà ông Shinzo Abe theo dõi trên Twitter; các nhà lãnh đạo khác, trong đó có Thủ tướng Úc Tony Abbott, đã đăng tải hình ảnh của mình với ông Modi và sử dụng twitter này để xác nhận lại tầm quan trọng của mối quan hệ với Ấn Độ.

Ông Modi cũng sử dụng Facebook, YouTube, Tumblr, LinkedIn, Pinterest, và StumbleUpon. Trong tháng 11, ông đã chia sẻ bức ảnh đầu tiên của mình trên Instagram (từ Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 25 của ASEAN tại Myanmar và tạo ra hơn 32.000 lượt “like”. Trong tháng 7, Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã tung ra một ứng dụng điện thoại thông minh tích hợp các dịch vụ lãnh sự, thông tin về chính sách đối ngoại của Ấn Độ, và một tính năng “Dõi theo Thủ tướng của bạn” cho phép người dùng theo dõi các chuyến thăm nước ngoài của Modi. Các kênh này được thiết kế để bổ trợ cho nền ngoại giao thông thường của Ấn Độ, giao tiếp trực tiếp với giới tinh hoa chính trị và công chúng trên toàn thế giới.

Cuối cùng, trong việc tìm cách khắc phục những hạn chế của bộ máy quan liêu ở Delhi, ông Modi cũng đã bắt đầu phân cấp các yếu tố của chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS tháng 7/2014, ông Modi đã sử dụng địa chỉ của mình để “kết nối giữa các tiểu bang, thành phố và các cơ quan địa phương khác” của Ấn Độ. Ông đã làm việc với các tiểu bang của Ấn Độ trước khi tiếp cận cộng đồng ở nước ngoài và tân dụng tối đa cơ chế thành phố kết nghĩa. Ví dụ, để giúp hiện đại hóa huyện Varanasi, địa bàn cử tri của ông, ông đã sử dụng một chuyến thăm Nhật Bản để mở ra một thỏa thuận liên kết với thành phố Kyoto. Tương tự, Ông đã tranh thủ chuyến thăm Ahmedabad của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để lập quan hệ đối tác với Quảng Châu, trung tâm sản xuất chế tạo của Trung Quốc. Trong chuyến đi đến Úc để dự Hội nghị Thượng đỉnh G-20, ông Modi đề xuất một thỏa thuận liên kết giữa 2 thành phố Hyderabad và Brisbane và cho rằng mối quan hệ giữa các quốc gia chỉ có thể phát triển đầy đủ “nếu có thể đưa các tiểu bang và các thành phố của chúng ta lại với nhau.” (Còn tiếp) (Xem tiếp phần 2)

*Peter Martin, Giám đốc Văn phòng của APCO Worldwide tại New Delhi.

** Bài viết được đăng trên Foreign Affairs.

Nguồn:

Cùng chuyên mục