Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Những thay đổi quan trọng trong chính sách không gian của Ấn Độ

Những thay đổi quan trọng trong chính sách không gian của Ấn Độ

05:41 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Namrata Goswami và Peter Garretson*

Tuy thế giới luôn tập trung vào chương trình không gian ấn tượng của Trung Quốc, đặc biệt là tàu Thường Nga-4 đáp lên bề mặt khuất của mặt trăng và các đề xuất của Mỹ cho Lực lượng Không gian, Ấn Độ đang có sự tiến bộ ổn định trong chương trình không gian toàn diện của riêng mình.

Một số thay đổi chính sách quan trọng đã và đang được thực hiện. Những thay đổi này phản ánh môi trường quốc tế đang thay đổi, nơi các quốc gia đang cạnh tranh danh tiếng, năng lực quân sự và kinh tế, cũng như Ấn Độ gia tăng sự giàu có về vật chất và năng lực công nghệ. Một báo cáo của Standard Chartered dự báo rằng, Ấn Độ sẽ vượt qua nền kinh tế Mỹ (31 nghìn tỷ USSD) về mặt GPD danh nghĩa vào năm 2030, để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với mức 46,3 nghìn tỷ USD, chỉ sau Trung Quốc (64,2 nghìn tỷ USD), nền kinh tế được dự đoán sẽ đứng đầu thế giới.

Kể từ khi thành lập, chương trình không gian của Ấn Độ luôn tuân theo tầm nhìn của người sáng lập, Vikram Sarabhai:

Có một số người đặt câu hỏi về sự liên quan của các hoạt động không gian của một quốc gia đang phát triển. Đối với chúng tôi, không có sự mơ hồ về mục đích. Chúng tôi không có ảo tưởng cạnh tranh với các quốc gia phát triển trong việc thám hiểm mặt trăng hoặc các hành tinh với các chuyến bay vào không gian có người lái. Nhưng chúng tôi tin rằng, nếu chúng tôi đóng một vai trò có ý nghĩa đối với đất nước và cộng đồng quốc tế, đầu tiên chúng tôi phải ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào các vấn đề thực sự của con người và xã hội.

Lâu nay né tránh các nhiệm vụ phi phát triển, được coi là không liên quan đến mục đích cuối cùng của sự phát triển quốc gia, Ấn Độ gần đây (và phê duyệt ngân sách) cho một sứ mệnh không gian có người lái vào năm 2022, điều này đã đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong chính sách. Một sự thay đổi khác trong chính sách vũ trụ của Ấn Độ đã được thể hiện vào ngày 27/3/2019 khi Ấn Độ tiến hành thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh (ASAT) đầu tiên. Tên lửa có tên Mission Shakti là tên lửa đạn đạo đánh chặn chống vệ tinh có tầm bao phủ 300 km, trong vòng ba phút đã bắn trúng và  phá hủy một vệ tinh của Ấn Độ trên quỹ đạo trái đất. Tên lửa đánh chặn này được phát triển bởi Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO). New Delhi đã luôn cảnh giác khi bị xem là một cường quốc vũ trụ, tuy nhiên thử nghiệm ASAT cho thấy, Ấn Độ sử dụng chương trình không gian để chứng minh sức mạnh trong không gian được định nghĩa bởi Brent Ziarnick trong cuốn sách “Phát triển sức mạnh quốc gia trong không gian: Mô hình lý thuyết” rằng: Một quốc gia có thể làm bất cứ điều gì trong không gian hoặc thông qua không gian.

Vụ thử nghiệm ASAT đã chứng minh khả năng Ấn Độ trong việc tấn công các vật thể đối địch trong không gian, một khả năng mà DRDO đã sở hữu từ năm 2012 nhưng chỉ được trình diễn sau nhiều năm bị kiềm chế. Những lo ngại cho rằng, Trung Quốc có thể khiến cơ sở hạ tầng quan trọng của Ấn Độ rơi vào nguy cơ khiến Ấn Độ phải  thể hiện khả năng trả đũa như là một biện pháp ngăn chặn bất kỳ sự ép buộc nào của Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên chúng ta thấy DRDO tham gia vào một nhiệm vụ không gian, và là lần đầu tiên Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) tham gia thử nghiệm vũ khí.

Hơn nữa, sau khi thử nghiệm, Thủ tướng Narendra Modi đã chỉ đạo Cố vấn An ninh quốc gia Ajit Doval xây dựng dự thảo học thuyết không gian. Điều đó, cùng với những động thái gần đây của Trung Quốc, Nga và Mỹ về xây dựng lực lượng quân sự không gian (Space Force), có thể thúc đẩy mong muốn chuyển từ một bộ phận không gian nhỏ sang một tổ chức không gian quân sự chuyên dụng ở Ấn Độ. Chúng tôi có thể mong đợi sự hợp tác hơn nữa giữa ISRO và DRDO. ISRO đã phóng đưa các vệ tinh Microsat-R và EMISAT lên không gian, và vừa được thông báo rằng, bắt đầu vào tháng 5/2019, ISRO dự kiến sẽ phóng một loạt các vệ tinh phòng thủ.

Một sự chuyển biến lớn khác là sự phát triển của khu vực không gian tư nhân Ấn Độ. Lần đầu tiên Ấn Độ đã thành công trong việc chuyển giao công nghệ chế tạo vệ tinh của ISRO cho khu vực tư nhân với sự ra mắt thành công gần đây của một vệ tinh dẫn đường do tập đoàn tư nhân sản xuất. Dự kiến, phiên bản tên lửa phóng vệ tinh địa cực (PSLV) của tập đoàn tư nhân sẽ được bàn giao và phóng đi vào năm 2020. PSLV đã giữ kỷ lục về số lượng vệ tinh nhiều nhất trong một lần phóng (104 vệ tinh vào tháng 2/2017), và vừa đạt được kỷ lục mới về việc phóng 29 vệ tinh tới ba quỹ đạo khác nhau. Trong số các vệ tinh được phóng có vệ tinh thu thập thông tin quân sự Ấn Độ, vệ tinh tình báo EMISAT nặng 436 kg.

Có lẽ nhìn trong dài hạn thì ấn tượng hơn là, Exceed Space - công ty khởi nghiệp không gian tư nhân của Ấn Độ - đã chế tạo thành công và phóng vệ tinh NewSpace đầu tiên với tên lửa SpaceX Falcon 9. Ngành công nghiệp vũ trụ Ấn Độ cũng đã mở ra một thế giới mới với ISRO, lần đầu tiên nó đã chuyển giao công nghệ cho công ty start-up Bellatrix Aerospace. Đó là những thành tựu mang tính bước ngoặt xây dựng niềm tin cho ngành công nghiệp vũ trụ Ấn Độ, với hy vọng sẽ phục vụ thị trường toàn cầu. Ngành công nghiệp này hiện bao gồm ít nhất bảy công ty, bao gồm Bellatrix, Astrome, Satsure, Earth2Orbit, ReBeam, TeamIndus, SmartEnovations và các công ty khác. Ấn Độ thậm chí bây giờ có một câu lạc bộ tên lửa tập trung vào giới trẻ (những câu lạc bộ như vậy rất quan trọng trong việc tạo ra một nhóm tài năng ban đầu trong thời đại vũ trụ đầu tiên).

Công ty không gian tư nhân nổi tiếng nhất Ấn Độ, người khởi đầu trước tất cả, TeamIndus (Orbit Beyond), đã tham gia giải thưởng Google Lunar X-Prize, gần đây đã được chọn là một trong những công ty có thể cung cấp dịch vụ vận tải  thương mại lên mặt trăng (CLPS) cho NASA. Sự phấn khích được tạo ra từ những lợi ích này và sự tích cực của cộng đồng không gian đã thành công trong việc khiến ISRO tham gia rộng rãi hơn với giới trẻ và dân chúng, bao gồm thiết lập một trung tâm du lịch cho phép công chúng xem các vụ phóng tên lửa và thành lập các bảo tàng không gian trên khắp đất nước.

Kế hoạch mặt trăng của Ấn Độ, Chandrayaan 2 Lunar Mission, mặc dù đã bị chậm trễ, nhưng Ấn Độ dự kiến sẽ đưa thám hiểm lên mặt trăng vào tháng tới. Thiết bị này sẽ cố gắng hạ cánh xuống một bề mặt cao nguyên cổ cách cực Nam mặt trăng khoảng 600 km, và tiến hành nhiều hoạt động trên mặt trăng. Sứ mệnh mặt trăng tiếp theo của Ấn Độ (Chandrayaan-2) và sứ mệnh có người lái (Gaganyaan) đều dựa vào tên lửa phóng hạng nặng GSLV-Mk 3 mới của Ấn Độ, nó đã phóng thành công vào tháng 11/2018 và có khả năng đưa các vệ tinh liên lạc lớn (4 tấn) vào quỹ đạo địa tĩnh (GTO) hoặc 10 tấn hàng hóa lên quỹ đạo thấp (LEO). Các nhiệm vụ không gian trước đây cũng mang lại thành quả đáng kể. Mangalyaan, sứ mệnh thăm dò Sao Hỏa, đang giúp Ấn Độ tìm hiểu những bí ẩn về khí metan trên Sao Hỏa, đây có thể là bằng chứng đầu tiên về cuộc sống đơn giản trên hành tinh này.

Môi trường cạnh tranh không gian toàn cầu mới dường như cũng đang buộc Ấn Độ phải xem xét điều chỉnh tốt hơn các hoạt động không gian thương mại của mình. Quốc hội Ấn Độ hiện đang xem xét dự thảo luật về hoạt động không gian.

Đáp ứng phó với một cuộc cạnh tranh toàn cầu về tài nguyên vũ trụ, quan điểm của tầng lớp ưu tú của Ấn Độ cũng đang thay đổi. Trong vài năm gần đây, một số nhà khoa học vũ trụ và hạt nhân của Ấn Độ, bao gồm TS Sivathanu Pillai, Cựu Giám đốc chương trình BrahMos Aerospace, chỉ ra rằng, “có kế hoạch khai thác bụi mặt trăng giàu Helium-3, tạo ra năng lượng và vận chuyển nó trở lại trái đất”. TS Srikumar Banerjee, cựu Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nguyên tử Bhabha (BARC), cũng đồng tình với quan điểm này, ông khẳng định rằng, tương lai sẽ là khai thác tài nguyên khoáng sản trong không gian. Giám đốc điều hành Ủy ban Dự báo và công nghệ thông tin (TIFAC), ông Bohhat Ranjan tin rằng, việc khai thác tiềm năng mặt trăng và các tiểu hành tinh như một nguồn tài nguyên khoáng sản có thể là một yếu tố thay đổi cuộc chơi lớn. Thậm chí, các think tank như CSTEP đã xem xét năng lượng mặt trời ở trong không gian. Mặc dù quan điểm về tài nguyên trong không gian chưa đạt đến mức độ khớp nối cấp quốc gia như chúng ta thấy ở Mỹ hoặc Trung Quốc, nhưng với năng lực vũ trụ ngày càng gia tăng, thực tế khi dự đoán rằng, nó sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong chính sách vũ trụ của Ấn Độ. Như đã thấy trong thử nghiệm ASAT gần đây của Ấn Độ, Ấn Độ lo ngại sẽ bị đóng cửa khỏi chế độ quản trị (như đã xảy ra với Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân) có khả năng buộc phải thực hiện đủ các bước trước khi chế độ quản trị về công nghệ ra đời nhằm đảm bảo ít nhất New Delhi sẽ có một vị trí trong đó.

Tóm lại, chúng ta có thể quan sát những thay đổi đáng kể cả về khả năng và chính sách của Ấn Độ kể từ năm 2018. Trong đó bao gồm tiến trình thương mại hóa thành công tên lửa và vệ tinh (và giới thiệu dự luật hoạt động không gian), một máy bay hạng nặng có khả năng thực hiện nhiệm vụ có người lái của LEO, các nhiệm vụ đưa robot đến bề mặt mặt trăng, chương trình đưa con người vào vũ trụ được công bố, và có lẽ là sự thay đổi quan trọng nhất, sự tham gia của DRDO và ISRO trong một thử nghiệm của ASAT. Thử nghiệm đó thể hiện rằng, chương trình không gian Ấn Độ Ấn Độ đã đi vào địa hạt của năng lực quân sự không gian.

Đối với một quốc gia trước đây từng cẩn thận xây dựng hình ảnh một quốc gia hòa bình, có trách nhiệm trên trường quốc tế và chương trình không gian hoàn toàn hòa bình, thì thử nghiệm ASAT của Ấn Độ đánh dấu một bước thay đổi đáng kể trong chính sách. Việc Ấn Độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro uy tín đáng kể liên quan đến khoảng 400 mảnh vụn vũ trụ hoặc các chỉ trích cáo buộc họ có thể vi phạm các nghĩa vụ của Hiệp ước ngoài vũ trụ (OST) cho thấy, Ấn Độ hiện ưu tiên suy nghĩ về cơ sở hạ tầng quan trọng của mình trước các cuộc tấn công bất lợi. Hơn nữa, có một thành phần mới trong cuộc thử nghiệm ASAT của Ấn Độ. Trong khi hầu hết đều quan tâm đến “tác chiến không gian” để phỏng đoán mục tiêu quân sự của  vũ khí ASAT (được gọi là mục tiêu phản lực), báo cáo cho thấy, Ấn Độ đang theo đuổi khả năng trả đũa, nhắm mục tiêu vào nền kinh tế, thị trường chứng khoán, hệ thống dẫn đường và cơ sở hạ tầng của đối phương (được gọi là mục tiêu đối giá). Một học thuyết hướng mục tiêu như vậy cho thấy, Ấn Độ xem ASAT không phải là vũ khí chiến đấu mà là một công cụ răn đe.

Thử nghiệm ASAT, kết hợp với cuộc không kích xuyên biên giới gần đây của Ấn Độ vào một nước Pakistan có vũ trang hạt nhân, cho thấy, Ấn Độ đã trải qua sự thay đổi trong văn hóa chiến lược. Lịch sử giữ một thái độ cảnh giác đối với một cường quốc quyết đoán, và sự thay đổi trong chính sách không gian của Ấn Độ cho thấy, Ấn Độ rất quan tâm đến các lợi ích an ninh của mình ngay cả khi phải trả một cái giá bình thường, và sẵn sàng tự xem như là một cường quốc công nghệ trong một câu lạc bộ độc quyền ngay cả khi nó có nghĩa là một cuộc chạy đua vũ trang và uy tín.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://thediplomat.com/2019/04/critical-shifts-in-indias-outer-space-policy/


[*] TS Namrata Goswami, nhà phân tích và tác giả uy tín. Bà làm việc cho chương trình “Không gian và cường quốc” được hỗ trợ bởi Quỹ tài trợ sáng kiến MINERVA cho nghiên cứu khoa học xã hội. TS Peter Garretson là Phó Giám đốc Chương trình Chính sách và chiến lược không gian Schriever tại Học viên Chỉ huy và nhân viên không quân (ACSC).

Nguồn:

Cùng chuyên mục