Những ưu tiên của Ấn Độ tại Ấn Độ Dương
Kinh tế biển, hay còn gọi là kinh tế xanh, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy môi trường bền vững, xã hội và bảo vệ hệ sinh thái biển. Đây sẽ là những cơ sở để Ấn Độ thúc đẩy chính sách đối ngoại của mình.
Chuyến công du của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới ba quốc gia ở khu vực Ấn Độ Dương (gồm Mauritius, Seychelles, Sri Lanka) và tiếp đó là Hội thảo với chủ đề "Ấn Độ và Ấn Độ Dương: Hội nghị quốc tế về Đổi mới trong buôn bán đường biển và liên kết các nền văn minh” tại Bhubaneshwar, Odisha trong tháng 3/2015, là những biểu hiện cho thấy tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ cũng như sự nổi bật về vị trí địa chiến lược và địa kinh tế của khu vực này.
Hội thảo do Viện nghiên cứu về Xã hội và Văn hóa (ISCS) và Hệ thống nghiên cứu và thông tin của các nước đang phát triển (RIS) được tổ chức với sự tham dự của các bộ trưởng, quan chức chính phủ và hơn một chục Đại sứ thuộc Hiệp hội vành đai Ấn Độ Dương (IORA), đại diện đến từ 20 quốc gia IOR và một số nước quan sát viên ngoài khu vực. Về phía chính phủ Ấn Độ, có Bộ trưởng Ngoại giao Sushma Swaraj, Bộ trưởng Quốc phòng Manohar Parrikar, Bộ trưởng Du lịch và Văn hóa Mahesh Sharma…tham dự. Hội thảo đã ra “Tuyên bố Bhubaneshwar”, trong đó nêu bật chiến lược của các quốc gia ven Ấn Độ Dương. Tuyên bố Bhubaneshwar cùng với hàng loạt thỏa thuận được ký kết trong chuyến công du tới khu vực Ấn Độ Dương của Thủ tướng Modi đã cho thấy rõ những lợi ích và nguyện vọng của Ấn Độ trong khu vực.
Khu vực Ấn Độ Dương tồn tại nhiều thể chế đa phương như IORA, Ủy ban Ấn Độ Dương (IOC), Tổ chức Hàng hải Ấn Độ Dương (IONS), Liên minh các quốc đảo (AOSIS)… và nhiều thành viên có quyền lợi chồng chéo nhau. Do đó, sự dung hòa về lợi ích được mong đợi ở Ấn Độ Dương, nhất là khi các tuyến vận chuyển quan trọng đi qua khu vực này. Đây là những tuyến hàng hải quan trọng của thế giới.
Khu vực này cũng đã chứng kiến nhiều thiên tai và tai nạn. Do đó, các quốc gia trong khu vực cần tập hợp các nguồn lực để giảm bớt các thảm họa. Việc tìm kiếm máy bay mang số hiệu MH370 và nỗ lực tìm kiếm cứu hộ trong thảm họa sóng thần ở châu Á năm 2004 đã dẫn đến việc thành lập các trạm quan trắc cũng như các hoạt động hợp tác cứu trợ thiên tai của các nước trong khu vực. Sau Đối thoại Ấn Độ Dương ở Kochi, Kerala năm 2014, ý nghĩa chiến lược này đã được nhấn mạnh khi các đại biểu tham gia tuyên bố rằng “các thành viên IORA cần phải tự giải quyết các vấn đề an ninh hơn là dựa vào lực lượng quốc tế”.
“Tuyên bố Bhubaneshwar” và các thỏa thuận được ký kết giữa Ấn Độ với Mauritius, Seychelles, Sri Lanka cũng như các nhu cầu cấp bách cho sự phát triển bền vững, nhấn mạnh đến thực tế về tình trạng biến đổi khí hậu đã tạo ra sự quan tâm đặc biệt đến “nền kinh tế biển” trong khu vực. Kinh tế biển (còn gọi là nền kinh tế xanh) là một khái niệm tương đối mới bắt nguồn từ các khái niệm nền kinh tế xanh được đưa ra tại Hội nghị Liên hợp quốc về Phát triển bền vững được tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) năm 2012.
Trong chuyến công du tới ba quốc gia Ấn Độ Dương, Thủ tướng Modi đã kêu gọi hợp tác phát triển kinh tế xanh, nhấn mạnh cách tiếp cận đa ngành để khai thác dầu khí và các nguồn tài nguyên biển khác; đánh bắt cá vùng biển sâu, bảo tồn hệ sinh thái biển, giảm nhẹ biến đổi khí hậu bằng cách giải quyết các vấn đề môi trường và quản lý thiên tai.
Với tiến bộ khoa học và công nghệ, Ấn Độ có thể hỗ trợ các đảo quốc trong khu vực về chuyên môn trong hoạt động thăm dò đáy biển sâu, khảo sát thủy văn và dự báo thời tiết…Điều này được chứng minh bởi sự hỗ trợ của Ấn Độ đối với khảo sát thủy văn của Seychelles. Mauritius cũng đã vận hành tàu tuần tra ven biển Barracuda 1.300 tấn do Ấn Độ đóng và bàn giao. Tàu tuần tra Barracuda được vận hành đúng vào thời điểm ông Modi đang thăm và làm khách mời chính trong Lễ kỉ niệm ngày Quốc khánh Mauritius hôm 12/3 - ngày này được xem như là thể hiện sự tôn trọng với Mahatma Gandhi khi ông bắt đầu cuộc hành hương Dandi vào ngày 12/3/1930. Động thái này cũng được xem như là một chiến thắng lớn cho cuộc vận động “Make in India” - một lực đẩy quan trọng trong chính sách đối ngoại của chính phủ Modi.
Lợi thế chiến lược của Ấn Độ trong khu vực Ấn Độ Dương được hỗ trợ không chỉ bởi bờ biển rộng lớn, các Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) trong khu vực, lực lượng hải quân và bảo vệ bờ biển mạnh mẽ, mà còn bởi thực tế rằng khu vực này có một số lượng lớn cộng đồng Ấn kiều sinh sống. Ông Modi dường như đã khai thác yếu tố nhân khẩu học này bằng cách sắp xếp các lợi ích của đất nước và các cộng đồng Ấn kiều thông qua các chuyến công du nước ngoài tới Mỹ, Australia, Fiji, cũng như Mauritius, Seychelles và Sri Lanka. Thực tế là các cuộc vận động hành lang của Ấn Độ đang được tổ chức trên toàn thế giới được coi như kết quả của việc dùng sức mạnh và ảnh hưởng kinh tế của Ấn Độ để đảm bảo lợi ích của nước này trong khu vực Ấn Độ Dương và xa hơn nữa.
(Theo Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc tại Chennai, Ấn Độ; nghiencuubiendong.vn)
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 04:00 12-12-2024
G20 và Cơ hội Mở Rộng Quan Hệ Ấn Độ - Mỹ Latinh
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 03:00 12-12-2024