Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Phải chăng Mỹ đang rút khỏi châu Á, nhường chỗ cho Trung Quốc?

Phải chăng Mỹ đang rút khỏi châu Á, nhường chỗ cho Trung Quốc?

Lập trường “xuống giọng” của Tổng thống Mỹ Donald Trump về vấn đề Biển Đông, việc ông nhấn mạnh tới chính sách “nước Mỹ trên hết” và giọng điệu mềm mỏng của ông khi nhắc tới Trung Quốc đã khiến nhiều nhà lãnh đạo Nhật Bản nghi ngờ rằng, Mỹ đang rút khỏi châu Á.

05:47 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

K. V. Kesavan

Chuyến công du chính thức đầu tiên của Tổng thống Mỹ D. Trump tới châu Á, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines kết thúc với một bản tóm tắt truyền đi những thông điệp khác nhau tới các nước đồng minh và đối tác của Mỹ. Trong chuyến công du này, Tổng thống Mỹ D. Trump đã tham dự một số Hội nghị Thượng đỉnh như APEC, ASEAN - Mỹ và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.

“Tại cuộc gặp cấp cao với các nước ASEAN, đã có dự đoán đầy kỳ vọng rằng, Tổng thống Mỹ D. Trump sẽ đưa ra một cam kết vô điều kiện với các nước đồng minh và đối tác của Mỹ chống lại những nỗ lực xây dưng và quân sự hóa các đảo nhân tạo tại khu vực tranh chấp này”.

Thận trọng né tránh đề cập tới các vấn đề còn tranh cãi, như vấn đề về đảo Senkaku và Biển Đông, Tổng thống Mỹ D. Trump đã nhắc lại quan điểm ủng hộ chủ nghĩa song phương và công khai tuyên bố các chính sách “nước Mỹ đầu tiên” nhằm chống lại những nỗ lực toàn cầu hóa. Tuyên bố đầu tiên của ông về cái gọi là tầm nhìn đối với châu Á không tái đảm bảo một cách tương xứng với các đồng minh và đối tác của Mỹ ở châu Á về cam kết của Washington đối với vấn đề an ninh khu vực. Điều đó nằm ngoài dự đoán của các nước  này.

Chẳng hạn, người ta rất kỳ vọng rằng, Tổng thống Mỹ D. Trump sẽ đưa ra cam kết vô điều kiện với các nước đồng minh và đối tác của Mỹ rằng, sẽ chống lại những nỗ lực xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở khu vực tranh chấp. Như đã được công bố trước báo giới, trong cuộc gặp với các nước ASEAN, không có sự tham vấn đặc biệt nào của Mỹ đối với sự phán quyết của Tòa án Trọng tài của Liên hợp quốc, hoặc đối với việc xây dựng bất hợp pháp các đảo nhân tạo của Trung Quốc. Trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Mỹ D. Trump đưa ra đề nghị làm “trung gian hòa giải” cho bất đồng về Biển Đông đã khiến Việt Nam vô cùng thất vọng.

Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc, diễn ra ở thủ đô Manila của Philippines, cũng có kết quả tương tự. Người ta được biết, Trung Quốc đã chi phối các cuộc thảo luận tập trung vào việc soạn thảo một Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông. Mặc dù có một hiệp định sơ bộ để khởi động các cuộc thương lượng vào đầu năm 2018, song các nước tham gia không thể ký kết được một thỏa thuận về việc liệu có thể đạt  được một Bộ Quy tắc ứng xử ràng buộc một cách hợp pháp như đã được các nước, như Việt Nam, tuyên bố.

“Tầm ảnh hưởng về kinh tế của Trung Quốc ngày càng gia tăng do nước này đang bội thu thương mại, đồng thời Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc đã chia rẽ sâu sắc cộng đồng ASEAN và làm thay đổi cơ bản lập trường của các nước như Philippines”.

Mặt khác, Philippines, đang là Chủ tịch ASEAN, hiện có một lập trường mềm dẻo hơn đối với vấn đề Biển Đông và điều này đã làm suy yếu động lực của ASEAN. Tổng thống Philipin Rodrigo Duterte đã bầy tỏ mong muốn xây dựng “tình hữu nghị” với Trung Quốc và “hạ giọng” về vấn đề Biển Đông.

Trong bối cảnh này, người ta phải xem xét cuộc gặp giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và hai nhà lãnh đạo chóp bu của Trung Quốc. Cuộc gặp giữa ông Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, diễn ra bên lề của Hội nghị Thượng đỉnh APEC, đã dấy lên hy vọng lớn về mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

Trước đây, những cuộc gặp gỡ ngoài lề tương tự tại các hội nghị quốc tế thiếu sự nồng nhiệt từ phía Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Lần này, động thái song phương đã có gì đó thay đổi. Cả ông Abe và ông Tập đều đề cập đến các nước đối tác của mình với sự mạnh mẽ hơn về chính trị - một nước đã thành công trong bầu cử hạ viện với số phiếu áp đảo và một nước nổi lên mạnh mẽ hơn sau Đại hội Đảng lần thứ XIX. Việc ông Tập nhấn mạnh đến mong ước tạo nên “bước khởi đầu” trong quan hệ song phương đã tạo nên sự ngạc nhiên thú vị cho ông Abe.

Cuộc gặp tiếp theo của Thủ tướng Nhật Bản Abe và Thủ tướng Trung Quốc Lý Quốc Cường tại Manila ngày 13 tháng 11 năm 2017, trong vòng hai ngày sau cuộc gặp giữa ông Abe và ông Tập, càng củng cố hơn tâm lý lạc quan về sự cải thiện quan hệ giữa hai nước. Ông Lý đã nói với ông Abe rằng, cả hai nước “phải cùng nhau hợp tác để cải thiện một cách vững chắc mối quan hệ song phương”. Cả ông Lý và ông Abe đều nhất trí, sẽ sớm thu xếp cuộc gặp ba bên với Tổng thống Hàn Quốc tại Tokyo trong thời gian sắp tới. Kể từ khi ông Abe lên làm Thủ tướng, cả ông Lý lẫn ông Tập đều chưa đến thăm Nhật Bản. Năm 2018, cả hai nước đều kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp ước hòa bình song phương và ông Abe mong rằng, ông Tập sẽ thăm Nhật Bản nhân sự kiện này.

“Sự khẳng định của ông Trump rằng, Tokyo đã mua “khối lượng lớn trang thiết bị quân sự” từ Mỹ làm giảm cán cân thương mại đã làm những nhà lãnh đạo Nhật Bản lo lắng”.

Như nhiều nhà phân tích chỉ ra, phong cách không thể đoán định của Tổng thống Mỹ D. Trump cũng tạo ra không gian mới về khả năng hợp tác giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Yêu cầu phải kiểm soát Bắc Triều Tiên là một nhân tố ràng buộc hết sức quan trọng giữa Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Trong cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Abe, Tổng thống Mỹ D. Trump không thảo luận sâu về các chính sách quốc phòng và hiến pháp sau bầu cử của Nhật Bản. Tổng thống Mỹ D. Trump khẳng định rằng, Tokyo đã mua “khối lượng lớn trang thiết bị quân sự” từ Mỹ làm giảm cán cân thương mại của nước này đã làm những nhà lãnh đạo Nhật Bản lo lắng.

Về phần mình, Nhật Bản cho rằng, Nhật Bản đã chi một khoản ngân sách lớn để mua vũ khí và các trang thiết bị của Mỹ. Tuy nhiên, điều làm Tokyo thất vọng nhất là vào đúng thời điểm Thủ tướng Nhật Bản Abe đang nỗ lực tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc sửa đổi hiến pháp, thì lại là lúc ông Trump ép Nhật Bản trả mối khối lượng lớn cho chi tiêu quân sự.

Lập trường “xuống giọng” của Tổng thống Mỹ Donald Trump về vấn đề Biển Đông, việc ông nhấn mạnh tới chính sách “nước Mỹ đầu tiên” và giọng điệu mềm mỏng của ông khi nhắc tới Trung Quốc đã khiến nhiều nhà lãnh đạo Nhật Bản nghi ngờ rằng, Mỹ đang rút khỏi châu Á. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản lo ngại rằng, với lập trường cởi mở mà Tổng thống Mỹ D. Trump dành cho Thủ tướng Trung Quốc Lý Quốc Cường, Mỹ và Trung Quốc có thể phát triển một mối quan hệ thân thiện mà không có Nhật Bản. Về phía Trung Quốc, nếu Mỹ rút khỏi châu Á, Bắc Kinh sẽ tận dụng cơ hội này để mở rộng ảnh hưởng của mình đối với Nhật Bản./.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: http://www.orfonline.org/research/us-retreating-asia-giving-way-china/ (ORF, Observer Research Foundation)

 

Nguồn:

Cùng chuyên mục