Phân tích Chiến lược An ninh biển của Ấn Độ trong thời kỳ mới (Phần 4)
Với tư cách là một quốc gia ôm ấp hoài bão lớn lao, một cường quốc khu vực trỗi dậy mạnh mẽ, chiến lược an ninh biển của Ấn Độ trong thời mới không những là sự thể hiện sinh động về mong muốn cường quốc và truyền thống tư tưởng chiến lược biển của quốc gia này, còn là chất tăng trưởng của tình hình thực tế Ấn Độ Dương, thể hiện truyền thống rõ ràng và nét đặc sắc của sự biến đổi.
Phân tích Chiến lược An ninh biển của Ấn Độ trong thời kỳ mới
Chu Đức Tinh, Bạch Tuấn*
3.3 Xây dựng sức mạnh biển và định vị vai trò
Trong chiến lược an ninh biển của Ấn Độ, xây dựng lực lượng hải quân có địa vị vô cùng quan trọng. “Học thuyết biển Ấn Độ” công bố năm 2004 đã xác định rõ ba tầng thứ phát triển của chiến lược “Hải quân viễn dương” (Blue-water navy) của Ấn Độ, tức xây dựng lực lượng “mặt biển”, “dưới nước” và “trên không”, quy định rõ ràng vai trò và nhiệm vụ của hải quân Ấn Độ trong thời kỳ mới. Nói một cách cụ thể, đó chính là góc độ quân sự, góc độ ngoại giao, góc độ duy trì an ninh và vai trò chủ nghĩa nhân đạo.
Góc độ quân sự của hải quân Ấn Độ phân thành nhiệm vụ thời bình và nhiệm vụ thời chiến. Nhiệm vụ thời bình tiến hành hoạt động thường quy và uy hiếp chiến lược với các quốc gia trong khu vực, tiến hành hoạt động khống chế trên biển đối với các điểm chiến lược ra vào Ấn Độ Dương, biển Ả rập và vịnh Bengal, bảo vệ an ninh trên biển đối với các chuyến tàu thương mại trên tuyến đường biển và hoạt động thương mại trên biển trong thời bình hoặc thời chiến, bảo vệ tuyến đường biển, đảo và các thiết chế gần bờ của Ấn Độ; nhiệm vụ thời chiến bao gồm chiến đấu trên biển hoặc trên không, trên lãnh thổ của kẻ thù, tiến hành vận chuyển lực lượng khi chiến đấu trên bờ ở trong phạm vi lợi ích liên quan, nhằm ứng phó với uy hiếp quân sự trên biển, cung cấp năng lực hạt nhân lần thứ hai và cùng với lục quân, không quân hiệp đồng tác chiến nhằm bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia.
Vai trò ngoại giao của hải quân Ấn Độ là xem hải quân như là phương thức ngoại giao hữu hiệu nhằm tăng cường lợi ích quốc gia, cụ thể bao gồm: phát triển mối quan hệ trên biển tốt đẹp, có thể hợp tác với Lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, có khả năng cùng hành động quân sự với quân đội các nước. Vai trò gìn giữ an ninh là vai trò của hải quân với chức năng lực lượng cảnh sát trên biển, khi đảm nhận nhiệm vụ này, nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia ở khu vực đặc quyền kinh tế của Ấn Độ, tiến hành giám sát thường quy đối với các khu vực lân cận, tuần tra ở khu vực thể hiện lợi ích cốt lõi; về viện trợ nhân đạo, cứu nạn thiên tai, tìm kiếm và cứu nạn trên biển là nhiệm vụ mà hải quân Ấn Độ phải đối mặt khi đóng vai trò chủ nghĩa nhân đạo.
Trong thời kỳ mới, Ấn Độ đang dốc toàn lực xây dựng “hải quân viễn dương”, mục tiêu rõ ràng không chỉ là để đối phó với quốc gia ven bờ Ấn Độ Dương như Pakistan, mà nhằm vào các lực lượng trên biển của Mỹ và Trung Quốc trên Ấn Độ Dương. Ấn Độ yêu cầu lực lượng hải quân phải có đầy đủ năng lực: ngăn cản hải quân Trung Quốc tiến vào vùng biển Ấn Độ Dương; có năng lực đưa quân đến bất kỳ vùng biển nào thuộc Ấn Độ Dương (yếu điểm chiến lược, các đảo mang tính then chốt, vùng bờ biển và tuyến hàng hải quan trọng); đồng thời có thể hình thành nên sức hạn chế tiềm tàng đối với năng lực tác chiến của quân Mỹ ở Ấn Độ Dương trong môi trường chiến lược thay đổi. Tóm lại, hải quân Ấn Độ đang đi theo tư duy chiến lược “phòng ngự ven bờ - khống chế khu vực – tấn công viễn dương”, tập trung sức lực thực hiện sự nhảy vọt từ “uy hiếp và khống chế mang tính khu vực” sang “tấn công viễn dương”, với mong muốn thực hiện sự khống chế hữu hiệu ở Ấn Độ Dương.
3.4 Xây dựng lực lượng phi quân sự
Trong “Tự do sử dụng biển: Chiến lược quân sự trên biển của Ấn Độ”, Ấn Độ đã quy nạp khái quát nguyên nhân của địa vị độc nhất vô nhị trong chiến lược địa chính trị thời kỳ mới của Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ Dương, đề xuất chiến lược an ninh biển “Biển Ấn Độ” trong thời kỳ mới, đây cũng là nền tảng cho lực lượng hải quân lớn mạnh và cân bằng, thông qua phương thức chính trị, ngoại giao và quân sự tích cực, chủ động xây dựng tình hình khu vực Ấn Độ Dương. Căn cứ vào đó, cùng với việc tăng cường xây dựng lực lượng hải quân, để cải thiện địa vị chiến lược của nước này ở khu vực Ấn Độ Dương, đồng thời đảm bảo nỗi sợ hãi chiến lược ở khu vực này không thành hiện thực, Ấn Độ đang cùng với các quốc gia ven bờ Thái Bình Dương và cường quốc ngoài khu vực xây dựng mạng lưới đối tác nhằm tăng cường sức ảnh hưởng của Ấn Độ, để đạt được “không gian chiến lược rộng lớn hơn” và “sự tự do chiến lược”, tích cực xây dựng vùng đệm an ninh cho chính nước này. Theo lời của một nhà quan sát cho rằng: “Để mở rộng sức ảnh hưởng từ Iran cho đến Myanmar, Việt Nam, Ấn Độ đang tạo nên một nền ngoại giao hỗn hợp mới với một loạt các phương thức bao gồm hiệp định thương mại, đầu tư trực tiếp, diễn tập quân sự, viện trợ vốn, hợp tác năng lượng và xây dựng cơ sở hạ tầng…” Ngoài ra, Ấn Độ còn tích cực tham gia xây dựng cơ chế an ninh biển đa phương mang tính khu vực: năm 2004, nước này ký kết Hiệp định Hợp tác Khu vực về Chống Cướp biển và Cướp có Vũ trang chống lại tàu thuyền tại Châu Á; năm 2008, nước này chủ động tổ chức Diễn đàn hải quân Ấn Độ Dương, đồng thời cùng năm tổ chức Tổ chức Hợp tác an ninh cảng biển Nam Á. Một điều rõ ràng rằng, xây dựng lực lượng phi quân sự với tư cách là sự bổ sung mạnh mẽ cho lực lượng hải quân sẽ là sự đảm bảo mạnh mẽ cho theo đuổi lợi ích chiến lược biển của Ấn Độ trong thời bình.
Chiến lược an ninh biển của Ấn Độ sau Chiến tranh Lạnh trực tiếp phản ánh sự theo đuổi lợi ích quốc gia và hoài bão trở thành cường quốc hàng đầu thế giới của Ấn Độ trong thời kỳ mới, cho nên điều này mang ý nghĩa rất quan trọng. Trong quá trình xây dựng và thực thi chiến lược an ninh biển độc lập tự chủ, mục tiêu của nước này là rõ ràng và nhất quán, đó chính là: Một là, bảo vệ an ninh và lợi ích biển của Ấn Độ; hai là, khống chế các vùng biển lân cận, đặc biệt là đảm bảo ưu thế trên biển tuyệt đối với Pakistan; ba là, tiếp tục tăng cường xây dựng năng lực khống chế và phong tỏa trên biển, ra sức khống chế các yếu điểm chiến lược và tuyến đường quan trọng trên Ấn Độ Dương; bốn là, xây dựng tầm ảnh hưởng của hải quân viễn dương đối với các khu vực bên ngoài Ấn Độ Dương. Có thể dự đoán rằng, việc thực thi chiến lược an ninh biển trong thời kỳ mới của Ấn Độ không chỉ trực tiếp dẫn đến sự thay đổi về tình hình sức mạnh trên Ấn Độ Dương, mà sẽ ảnh hưởng đến tình hình an ninh của Ấn Độ Dương và các khu vực lân cận ở một mức độ rất lớn. Nhưng đồng thời chúng ta phải nhìn thấy được rằng, do mối quan tâm an ninh hàng đầu của Ấn Độ vẫn là an ninh lãnh thổ và không bị xâm phạm, về cơ bản điều này quyết định mục tiêu hàng đầu của chiến lược an ninh biển nước này chỉ hạn định trong việc bảo vệ an ninh biển, tuyến bờ biển và đảo của Ấn Độ; ngoài ra, mặc dù hải quân Ấn Độ có địa vị thực lực không đối thủ ở Nam Á, thậm chí với các quốc gia xung quanh Ấn Độ Dương, nhưng đối với sự tồn tại của các cường quốc ngoài khu vực mà đại diện là lực lượng hải quân Mỹ, đối với Ấn Độ mà nói, đây vẫn là thách thức lớn nhất trong việc khống chế Ấn Độ Dương, hải quân nước này rất khó vượt ra khỏi hàng rào vô hình được đặt ở Ấn Độ Dương trong thời gian ngắn. Nhân tố trên đã hạn chế sự mở rộng tầm ảnh hưởng thực tế của Ấn Độ ra vùng biển rộng lớn hơn trong một chừng mực rất lớn, cho nên có thể tưởng tượng rằng, chiến lược an ninh biển của Ấn Độ trong thực tế chính là chiến lược an ninh Ấn Độ Dương. Không chỉ như thế, mục tiêu chiến lược quan tâm chủ động xây dựng tình hình trên Ấn Độ Dương, từ đó khống chế Ấn Độ Dương vẫn là một mong muốn lâu dài của Ấn Độ.
* GS, TS Chu Đức Tinh, ; TS Bạch Tuấn: Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế Nam Kinh.
Người dịch: ThS Đỗ Khương Mạnh Linh
Hiệu đính: PGS, TS Lê Văn Toan
ThS Phùng Thanh Hà
Tài liệu tham khảo
- Tandon A R. India and the Indian Ocean / / Nayyar K Ked. Maritime India. New Delhi: National Maritime Foundation, 2005: 32
- Singh J. Defending India. London: Macmillan Press Ltd, 1999: 265
- Bhaskar C U. Crucial Maritime Space. Hindu, September 16, 2008. www. Thehindu. com/thehindu /br /2008 /09 /16 /stories /2008091650061500.htm
- Prakash A. Maritime Challenges. Indian Defense Review, January 2006, 21( 1) : 49
- Misra R N. Indian Ocean and India's Security. Delhi: Mittal Publications, 1986: 1
- Government of India ( GOI). India 2002: A Reference Manual. New Delhi: Ministry of Information and Broadcasting, Publications Division, 2003: 356
- Misra R N. Indian Ocean and India's Security. Delhi: Mittal Publications, 1986: 10
- Azam K J, ed. India's Defence Policy for the 1990s. New Delhi: Sterling Publishers, 1992: 70
- Tandon A R. India and the Indian Ocean / / Nayyar K Ked. Maritime India. New Delhi: National Maritime Foundation, 2005: 24
- Kaplan R D. Center Stage for the Twenty-first Century: Power Plays in the Indian Ocean. Foreign Affairs,March /April 2009, 88( 2) : 19-20
- Berlin D L. India in the Indian Ocean. Naval War College Review, Spring 2006, 59( 2) : 65
- Kaplan R D. Center Stage for the Twenty-first Century: Power Plays in the Indian Ocean. Foreign Affairs, March /April 2009, 88( 2) : 20
- Tandon A R. India and the Indian Ocean / / Maritime India. New Delhi: National Maritime Foundation, 2005: 23
- Berlin D L. India in the Indian Ocean. Naval War College Review, Spring 2006, 59( 2) : 65
- Misra R N. Indian Ocean and India's Security. Delhi: Mittal Publications, 1986: vii
- Kaplan R D. Center Stage for the Twenty-first Century: Power Plays in the Indian Ocean. Foreign Affairs, March /April 2009, 88( 2) : 16
- Indian Maritime Doctrine. New Delhi: Chief of Naval Staff, 2004. http: / /indiannavy. Nic. in /
- Sherwood D. Maritime Power in the China Seas: Capabilities and Rationale. Canberra: the Australian Defense Studies Center, 1994
- Chopra R. Energy Security for the Asian Region 2020 and Beyond / / Maritime India. New Delhi: National Maritime Foundation, 2005: 111
- Kaplan R D. Center Stage for the Twenty-first Century: Power Plays in the Indian Ocean. Foreign Affairs, March /April 2009, 88( 2) : 17
- Freedom to Use the Seas: India' s Maritime Military Strategy. New Delhi: Integrated Headquarters Ministry of Defence ( Navy) ,2007: 40
- Singh S J. India's Maritime Strategy for the 90s. USI Journal,July-September, 1990: 352-354; Tellis
- A J. Securing the Barrack: The Logic, Structure and Objectives of India' s Naval Expansion. Naval College Review, Summer 1990: 348-353
- Sanjay J. Singh. India’s Maritime Strategy for the 90s. USI Journal,July-September 1990: 359
- Holmes J R, Winner A C, Yoshihara T. Indian Naval Strategy in the Twenty-first Century. New York: Routledge, 2009: 17
- Singh J. The changing paradigm of india's maritime security. International Studies, 2003, 40( 3) : 239
- Times of India, 13 April, 2001
- Indian Maritime Doctrine. New Delhi: Chief of Naval Staff, 2004. http: / /indiannavy.Nic. in /
- Freedom to Use the Seas: India' s Maritime Military Strategy. New Delhi: Integrated Headquarters Ministry of Defence ( Navy) ,2007: 37-40
- Indian Foreign Secretary Says Delhi Wants. Greater Strategic Autonomy. Zee News Television ( inHindi), March 17, 2005, trans. FBIS / / Berlin D L. India in the Indian Ocean. Naval War College Review, Spring 2006,59( 2) : 66
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục