Phân tích sự tăng cường hợp tác giữa Ấn Độ với các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương và ảnh hưởng của nó (Phần 2)
Những năm gần đây, Ấn Độ tăng cường hợp tác chiến lược với các quốc gia như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, phương thức chủ yếu bao gồm tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược, hợp tác kinh tế và giao lưu quân sự. Nguyên nhân của sự tăng cường hợp tác chiến lược giữa Ấn Độ và các nước châu Á - Thái Bình Dương rất phức tạp, tức có suy nghĩ về mặt chiến lược kinh tế, nhưng đồng thời cũng có sự sắp xếp chiến lược về mặt địa chính trị. Nhìn từ phương diện ngắn hạn, mối hợp tác chiến lược Ấn Độ và các nước châu Á - Thái Bình Dương có thể mang ý nghĩa thay đổi sâu sắc cục diện chiến lược khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Phân tích sự tăng cường hợp tác giữa Ấn Độ với các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương và ảnh hưởng của nó
Yang Siling*
Ba là, triển khai diễn tập quân sự. Ấn Độ và các nước châu Á - Thái Bình Dương chủ chốt đều có cơ chế diễn tập quân sự chung, từng triển khai diễn tập quân sự với Nga, Mỹ, Nhật, Việt Nam và Hàn Quốc, trong đó “Diễn tập quân sự Malabar” là đáng chú ý nhất . Diễn tập quân sự này bắt đầu từ năm 1992, đây là cơ chế diễn tập chung quan trọng nhất giữa Mỹ và Ấn, tên gọi được đặt theo khu vực biển gần thành phố Malabar ven bờ tây Ấn Độ nơi diễn ra diễn tập. Những năm gần đây, diễn tập quân sự này không chỉ trở thành sân khấu để hải quân Ấn Độ chen chân vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mà còn phát triển theo chiều hướng đa phương hóa. Năm 2007, các thành viên tham gia diễn tập gồm Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ và Singapore. Năm 2009, diễn tập đồng thời được ba nước Ấn, Mỹ, Nhật triển khai, địa điểm diễn ra ở Okinawa, Nhật Bản. Có thể thấy rằng, diễn tập quân sự này không chỉ thực hiện theo cơ chế và tình trạng bình thường, mà còn không ngừng mở rộng phạm vi. Ngày 2/11/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật là Yasuo Ichikawa dã lần đầu tiên đạt được thảo thuận về diễn tập chung giữa Lực lượng phòng vệ Nhật Bản và hải quân Ấn Độ. Ấn Độ còn mời Yasuo Ichikawa đến thăm Ấn Độ vào năm 2012. Trong chuyến thăm này, ông nhấn mạnh rằng: “Hợp tác giữa Nhật Bản và Ấn Độ có lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực châu Á – Thái Bình Dương”. Bộ trưởng Antony đáp lời rằng: “Ấn Độ rất xem trọng quan hệ với Nhật Bản, hy vọng tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước.”
II. Phân tích nguyên nhân Ấn Độ tăng cường hợp tác chiến lược với các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương
1. Nguyên nhân kinh tế
Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, sự phát triển các khu vực mậu dịch tự do song phương trên phạm vi toàn thế giới đã bước vào thời kỳ cao trào. Mười năm đầu tiên của thế kỷ này đã chứng kiến 156 hiệp định khu vực tự do mậu dịch được ký kết, bình quân mỗi năm 15.6 hiệp định[1]. Căn cứ vào lý luận hiệu ứng kinh tế của khu vực mậu dịch tự do, cùng với sự cắt giảm và bỏ thuế nhập khẩu, mở rộng các điều kiện gia nhập, khu vực mậu dịch tự do có thể sinh ra hiệu ứng sáng tạo mậu dịch và đầu tư. Vì thế, nhìn từ bình diện phát triển kinh tế, Ấn Độ tăng cường hợp tác chiến lược kinh tế với các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương chí ít bao gồm mục tiêu trên bốn phương diện:
Một là, mở rộng thì trường quốc tế, thực hiện tăng trưởng thương mại. Thị trường các khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á cực lớn, đặc biệt là tiềm năng thị trường Đông Nam Á vẫn chưa khai phá toàn bộ, thông qua tăng cường hợp tác với các khu vực này, tiềm năng kinh tế Ấn Độ có thể đạt được sự mở rộng tốt hơn.
Hai là, thu hút đầu tư. Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương có rất nhiều các quốc gia đang phát triển và đã phát triển có năng lực đầu tư tương đối mạnh, đặc biệt là các quốc giá Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Nga, năng lực đầu tư đối ngoại rất mạnh.
Ba là, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội. Việc xây dựng khu vực mậu dịch tự do giữa Ấn Độ và các nước như ASEAN, Hàn, Nhật và Nga, một mặt buộc Ấn Độ phải cải cách chế độ quản lý của các doanh nghiệp và pháp luật trong nước, nâng cao hiệu suất quản lý; mặt khác, rất nhiều doanh nghiệp yếu thế trong nước không thể không cải cách, tái cơ cấu hoặc chuyển đổi sản xuất, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.
Bốn là, bảo vệ an ninh năng lượng. Cùng với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu năng lượng của Ấn Độ không ngừng tăng cao. Nước này không chỉ ít trữ lượng dầu, hơn nữa sản lượng cũng có hạn, tình hình tài nguyên năng lượng gay gắt là thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế Ấn Độ. Vì thế, thông qua đẩy mạnh hợp tác năng lượng với các nước trong khu vực giàu tài nguyên sẽ đảm bảo an ninh năng lượng là một sự lựa chọn tất yếu của nước này.
2. Nhân tố an ninh
Năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Tuy Ấn Độ nhanh chóng thừa nhận quốc gia do Đảng cộng sản nắm quyền, nhưng vì khác biệt về chế độ xã hội, vì thế chính phủ Ấn Độ có những ngờ vực đối với Trung Quốc, họ cho rằng, Trung Quốc tương lại có thể là sự uy hiếp đối với Ấn Độ. Đầu thập niên 50 của thế kỷ XX, do mối quan hệ Trung Ấn đạt đến đỉnh cao chưa từng có, “sự uy hiếp Trung Quốc” của Ấn Độ tạm thời lắng xuống. Nhưng tranh chấp về biến giới về sau và cuộc chiến tranh biên giới Trung Ấn đã mở ra cánh cửa “uy hiếp Trung Quốc”. Từ sau khi cuộc chiến biên giới nổ ra, vấn đề biên giới luôn là trọng tâm trong chính sách Trung Quốc của Ấn Độ. Đồng thời, sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế và thực lực quân sự Trung Quốc cũng ngày càng trở thành nguồn gốc quan trọng khiến Ấn Độ cảm thấy bất an về an ninh.
Các nhà phân tích chiến lược Ấn Độ cho rằng, Nga là “đồng minh tự nhiên” vô cùng tự nhiên của Ấn Độ. Theo họ, hai nước Trung Nga về thực chất luôn xem nhau là đối thủ tiềm tàng. Đối với nước Nga mà nói, nước này hy vọng có đẩy lùi bất kỳ xung đột nào cho đến khi nước này được chuẩn bị sẵn sàng, dự định của Trung Quốc rõ ràng cũng tương tự như Nga. Vì thế, Ấn Độ có thể liên kết cùng Nga để kiềm chế Trung Quốc.[2]
Theo các học giả chiến lược Ấn Độ, nước này phải nhận thức được vai trò ngày càng quan trọng của Nhật Bản ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, không nên xem nhẹ tiềm lực của nước này trong khu vực, cho nên Nhật Bản có thể trở thành trụ cột chiến lược để Ấn Độ kiềm chế Trung Quốc. Các học giả Ấn Độ và các nhà phân tích chiến lược kêu gọi Ấn Độ và Nhật Bản nên tăng cường hợp tác chiến lược về an ninh, Ấn Độ ở phía Tây, Nhật Bản ở phía Đông khắc chế một Trung Quốc theo chủ nghĩa mạo hiểm. Đầu thế kỷ XXI, các học giả Ấn Độ đã công khai tuyên bố Trung Quốc là sự uy hiếp chủ yếu nhất mà Ấn Độ và Nhật Bản phải đối mặt, kế tiếp là hai nước Pakistan và Triều Tiên mà Trung Quốc ủng hộ. Bởi vậy, Ấn Độ phải tăng cường hợp tác với Nhật Bản.[3]
Ở khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ cho rằng, phải khống chế sự ảnh hưởng của Trung Quốc, phải tăng cường hợp tác với Việt Nam. Theo nước này, hai nước đều lo lắng về “mối uy hiếp Trung Quốc” hơn các quốc gia Đông Nam Á khác, đồng thời Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng căn cứ hải quân Tam Á ở Biển Đông, nên Ấn Độ và Việt Nam tăng cường hợp tác chiến lược phải được lên kế hoạch.[4] Ấn Độ cũng không ngừng tăng cường hợp tác chiến lược với Hàn Quốc, liệu đây có phải là một nội dung hợp tác mang tính mục đích đáng để quan tâm!
3. Ván cờ của sức ảnh hưởng địa chính trị
Theo đuổi địa vị cường quốc luôn là giấc mơ của Ấn Độ. Từ trước khi giành độc lập, Nehru đã vẽ ra bức tranh tổng thể về “Liên bang đại Ấn Độ”. Thập niên 50 của thế kỷ XX, địa vị quốc tế của Ấn Độ đã được tăng lên đáng kể, nhưng về sau do chính sách không liên kết của Ấn Độ, đặc biệt là trong xung đột biên giới Trung Ấn đã khiến nước này liên kết với Liên Xô, từ đó địa vị quốc tế và ảnh hưởng của Ấn Độ bị giảm sút. Lâu nay Ấn Độ quy kết sự xuống dốc về địa vị quốc tế của nước này cho yếu tố Trung Quốc, luôn xem Trung Quốc là trở ngại trên đường trở thành cường quốc thế giới. Steven A. Hoffmann cho rằng, một đặc điểm trong nhận thức của Ấn Độ cho rằng Ấn Độ là một cường quốc tiềm tàng, sẽ chiếm địa vị quan trọng trong cục diện quốc tế tương lai. Tuy Ấn Độ hiện nay đóng vai trò không đáng kể trong vấn đề an ninh quốc tế, nhưng nước này có tầm nhìn cường quốc. Vì thế, Ấn Độ tất nhiên thông qua chiến lược ngoại giao để xóa bỏ sự cản trở của Trung Quốc trong việc theo đuổi địa vị cường quốc[5]. Hoffmann còn chỉ ra, Ấn Độ tuy cho rằng cục diện thế giới đa cực càng phù hợp với lợi ích của Ấn Độ, nhưng hạt nhân của sự biểu đạt này là cục diện thế giới đa cực phải bao gồm Ấn Độ[6]. Các học giả Ấn Độ cho rằng, Trung Quốc đang ra sức ngăn cản Ấn Độ trở thành cường quốc thế giới, vì thế, Ấn Độ tăng cường hợp tác chiến lược với các nước châu Á - Thái Bình Dương trở thành bước đi quan trọng nhằm tăng cường sức ảnh hưởng của nước này ở khu vực trên và thực hiện giấc mơ cường quốc. Ví dụ, các nhà chiến lược Ấn Độ cho rằng, Nhật Bản không chỉ có thể là sức mạnh quan trọng để kiềm chế Trung Quốc, mà cũng là đối tác quan trọng để Ấn Độ có thể bước vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương và phát huy ảnh hưởng to lớn[7]. Nhìn từ sự tăng cường hợp tác chiến lược với các nước khu vực này của Ấn Độ có thể thấy rằng, Ấn Độ muốn đóng vai trò trong bàn cờ địa chính trị do khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Trung Quốc mở ra.
4. Sự thúc đẩy “thuyết mối đe dọa Trung Quốc” lâu đời của Ấn Độ
Ấn Độ thể hiện thái độ nhị nguyên đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc, một số nhân vật trong nước có cái nhìn tích cực đối với sự trỗi dậy và phát triển của Trung Quốc, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh từng nhiều lần bày tỏ: “Thế giới có đủ không gian cho Ấn Độ và Trung Quốc trỗi dậy”. Điều mang lại ấn tượng sâu sắc nhất là, cựu Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Jairam Ramesh còn đưa ra khái niệm giàu tính sáng tạo là “Chindia”[8]. Mặt khác, cũng có không ít người giải mã sự trỗi dậy và phát triển của Trung Quốc từ góc độ chính trị và quân sự. Một là, sự hợp tác giữa Trung Quốc và Pakistan đều nhằm vào Ấn Độ, một số chính khách và học giả Ấn Độ càng nhấn mạnh đến “hợp tác quân sự”, “hợp tác hạt nhân” giữa hai nước này. Hai là, giữ thái độ hoài nghi về hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc với những nước Nam Á khác, và tuyên bố Trung Quốc muốn “xưng bá khu vực Nam Á, bao vây Ấn Độ”. (Còn tiếp)
*Chủ nghiệm Phòng nghiên cứu Chính sách và pháp luật, Viện Nghiên cứu Nam Á, Viện Khoa học xã hội Vân Nam, Trung Quốc
[1]Căn cứu vào số liệu thống kê của WTO
[2] Rajesh Rajagopalan and Varun Sahni,“India and the Great Powers: Strategic Imperatives, Normative Necessities,” South Asian Survey, Vol.15, No.1, 2008, p.22.
[3] Subhash Kapila, “Japan-India Strategic Cooperation: A Perspective Analysis,” June 2000. http://www.saag.org/
[4] Subhash Kapila, “Japan-India Strategic Cooperation: A Perspective Analysis,” June 2000. http://www.saag.org/
[5] Steven A. Hoffmann, “Perceptions and China Policy in India,” in Francine R. Frankel and Harry Hatding eds., The India-China Relationship: Rivalry and Engagement(New Delhi:Oxford University Press,2004), p.40.
[6] Steven A. Hoffmann, “Perceptions and China Policy in India,” in Francine R. Frankel and Harry Hatding eds., The India-China Relationship: Rivalry and Engagement, p.34.
[7] Subhash Kapila, “Japan-India Strategic Cooperation: A Perspective Analysis”.
[8] Jairam Ramesh, Making Sense of Chindia: Reflections on China and India, 2005.
Bình luận của bạn
Tin bài liên quan
Nghiên cứu sâu về Cách mạng Xanh của Ấn Độ (Phần 2)
Nghiên cứu sâu về Cách mạng Xanh của Ấn Độ (Phần 1)
Chính trị Ấn Độ và mối quan hệ chiến lược Mỹ - Ấn (Phần 2)
Chính trị Ấn Độ và mối quan hệ chiến lược Mỹ - Ấn (Phần 1)
Phân tích Chiến lược An ninh biển của Ấn Độ trong thời kỳ mới (Phần 4)
Phân tích Chiến lược An ninh biển của Ấn Độ trong thời kỳ mới (Phần 3)
Phân tích Chiến lược An ninh biển của Ấn Độ trong thời kỳ mới (Phần 2)
Phân tích Chiến lược An ninh biển của Ấn Độ trong thời kỳ mới (Phần 1)
Chuyến thăm ba nước Đông Á của Thủ tướng Modi và “Chính sách Hành động phía Đông” của Ấn Độ (Phần 2)
Tin bài khác
Ấn Độ lần đầu tiên bỏ phiếu chống lại Nga về vấn đề Ukraine ở Liên hợp quốc
Giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Ấn Độ: Ban nhạc Parinday biểu diễn tại Việt Nam
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ chúc mừng 75 năm Ngày Độc Lập của Cộng hòa Ấn Độ
Bất bình đẳng kỹ thuật số của Ấn Độ
Thị trường linh kiện chip Ấn Độ sẽ tăng lên 300 tỷ USD từ năm 2021 đến năm 2026
Ấn Độ không chịu áp lực về việc hạn chế mua năng lượng từ Nga
Thâm hụt thương mại tháng 7 của Ấn Độ mở rộng lên mức kỷ lục 31 tỷ USD
Tổng thống Ấn Độ cam kết hỗ trợ Sri Lanka vượt qua khủng hoảng kinh tế
Khai trương tuyến tàu biển kết nối miền Trung Việt Nam và Ấn Độ
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục