Phát biểu khai mạc Hội nghị Ấn Độ Dương lần thứ 6
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ, Tiến sĩ S. Jaishankar, tại Phiên khai mạc Hội nghị Ấn Độ Dương lần thứ 6, ngày 12/5/2023.
Thưa các vị khách quý,
Thưa quý vị đại biểu, quý ông và quý bà,
Tối nay tôi rất vui được tham dự phiên khai mạc Hội nghị Ấn Độ Dương lần thứ 6 cùng quý vị.Trong những năm gần đây chúng ta đã đi được một chặng đường dài và tôi xin dành lời khen ngợi cho Quỹ Ấn Độ, cơ quan tổ chức sự kiện này, vì cam kết và sự kiên trì của họ.Hội nghị đặc biệt này được diễn ra với sự hợp tác của Chính phủ Bangladesh.Tôi đánh giá cao sự hỗ trợ và khích lệ của cá nhân Thủ tướng Sheikh Hasina khi Bà có mặt tại đây ngày hôm nay với chúng ta. Tôi cũng xin cảm ơn Tổng thống Mauritius và Phó Tổng thống Maldives, tất cả các Bộ trưởng, quan chức, học giả và chuyên gia nổi tiếng đã tham dự cùng chúng tôi hôm nay. Sự hiện diện của quý vị sẽ mang lại sự phong phú và đa dạng cho các cuộc trao đổi của chúng ta trong vài ngày tới.
Hãy để tôi bắt đầu với Bangladesh, quốc gia đã công bố Tầm nhìn Ấn Độ-Thái Bình Dương vào ngày 24 tháng 4 năm 2023. Bằng cách đó, Bangladesh đã sánh vai với một số quốc gia từ ASEAN, Đông Á, Châu Âu và Bắc Mỹ cùng bày tỏ suy nghĩ của mình về chủ đề quan trọng này. Ấn Độ-Thái Bình Dương là một thực tếngày càng rõ ràng hơn.Đó là một tuyên bố mang tính đương đại về quá trình toàn cầu hóa của chúng ta và nhấn mạnh rằng chúng ta đang vượt qua khuôn khổ của năm 1945. Rõ ràng là có những quốc gia có lợi ích nhất định trong việc duy trì quá khứ. Và họ cũng thực sự có lợi ích trong các mối quan hệ quốc tế rộng lớn hơn, bao gồm cả cấu trúc của Liên hợp quốc.Nhưng thời gian không đứng yên với bất cứ ai; sự thay đổi phải được công nhận.Và tôi thực sự vui mừng vì Bangladesh đã tham gia nhóm những nước đã làm điều đó.
Thưa quý vị khách quý,
Quý ông và quý bà,
Tôi đặc biệt rút ra từ 4 Nguyên tắc Hướng dẫn và 15 Mục tiêu trong tầm nhìn của Bangladesh sự tôn trọng của quốc gia này đối với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Đối với uy tín của trật tự toàn cầu thì điều quan trọng là cáccơ chếmang tính nền tảng như vậy phải được tôn trọng và được tuân thủ nghiêm ngặt bởi tất cả các bên ký kết. Tôi có thể nói thêm rằng quan điểm của Bangladesh đặc biệt đáng chú ý vì quốc gia này là một nền kinh tế đang thành công phát triển, tiến bộ và có đóng góp một cách đầy đủ nhất cho tăng trưởng và thịnh vượng của khu vực.
Bây giờ tôi xin đề cập đến vấn đề Ấn Độ Dương. Không phải vì thế giới đang tập trung vào một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương rộng lớn hơn nên chúng ta có thể xem nhẹ các vấn đề và thách thức của một trong những thành phần cốt lõi của khu vực này - các quốc gia của khu vực Ấn Độ Dương. Vấn đề lịch sử của chúng tôi hơi khác với những người bạn ở khu vực Thái Bình Dương, ngay cả khi chúng ta sát cánh bên nhau. Có những vấn đề riêng biệt phát sinh từ bản sắc khu vực, vấn đề thuộc địa và các mối quan hệ địa chính trị. Nhiều quốc gia ở khu vực Ấn Độ Dương vẫn đang phải giải quyết các thách thức phát triển mà có lẽ đã không còn là vấn đề ở khu vực Thái Bình Dương. Vì vậy, ngay cả khi nhấn mạnh sự gắn kết thiết yếu của Ấn Độ-Thái Bình Dương, tôi mong rằng chúng ta cũng nên dành sự tập trung mạnh mẽ cho các quốc gia khu vực Ấn Độ Dương và những thách thức của họ.
Trong khu vực Ấn Độ Dương, chúng ta cần thừa nhận thực tế rằng nơi này có những khu vực và hệ sinh thái riêng biệt. Vịnh Bengal là một ví dụ rất hay. Các quốc gia trong khu vực địa lý này có những nguyện vọng và chương trình nghị sự cụ thể, cùng với đó là những con đường đi tới tiến bộ của riêng họ. Chúng tôi là thành viên của BIMSTEC, một tổ chức đang ngày càng được công nhận. Giữa chúng tôi, mọi người đều ý thức rõ về những thách thức mà chúng tôi phải đối mặt trong quản trị, hiện đại hóavà an ninh. Và chúng tôi tự tin đối phó với những điều này thông qua hợp tác sâu sắc hơn và những nỗ lực chung. Bằng cách nuôi dưỡng những cộng đồng mang tính xây dựng ấy, chúng tôi sẽ khiến khu vực Ấn Độ Dương – thực ra là Ấn Độ-Thái Bình Dương – trở nên mạnh mẽ và kiên cường hơn.
Những yêu cầu để giải quyết đồng thời các nhu cầu của khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và các khu vực cấu thành của nó chính là nhiệm vụ trước mắt chúng ta hiện nay. Những yêu cầu này không phải những lựa chọn thay thế mà là những hoạt động tự hỗ trợ. Đương nhiên sẽ có những khác biệt cụ thể nhưng cùng với đó sẽ có những nguyên tắc chung áp dụng cho tất cả mọi người. Ví dụ, tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật, tuân thủ các chuẩn mực và tôn trọng các quy tắc là một điểm chung hiển nhiên. Không thể xây dựng một trật tự quốc tế ổn định nếu không có những điều kiện tiên quyết này. Điều này đặc biệt đúng ở một lục địa đã chứng kiến quá nhiều tăng trưởng và quá nhiều thay đổi. Khi các quốc gia coi thường nghĩa vụ pháp lý của mình hoặc vi phạm các thỏa thuận lâu đời, như chúng ta đã thấy, thì sự tổn hại về lòng tin và sự tự tin là vô cùng lớn. Do đó, điều cần thiết là tất cả chúng ta phải có tầm nhìn dài hạn về sự hợp tác của chúng ta, thay vì chỉ nhắm tới một lợi ích chiến thuật của chúng ta.
Một mối quan tâm chung đáng kể ở khu vực Ấn Độ Dương là khoản nợ không bền vững do các dự án không khả thi tạo ra. Có những bài học của hai thập kỷ qua mà chúng ta đã không để ý tới trong lúc nguy cấp. Nếu chúng ta khuyến khích các hoạt động cho vay không rõ ràng, các hoạt động mạo hiểm thái quá và các mức giá không phù hợpvới thị trường thì việc chúng sẽ quay ngược lại gây hại cho chúng ta chỉ là vấn đề sớm hay muộn. Điều này đặc biệt đúng khi các bảo lãnh chính phủ được đưa ra mà không phải lúc nào cũng có sự thẩm định chuyên sâu. Nhiều người trong khu vực chúng ta ngày nay đang phải đối mặt với hậu quả của những lựa chọn của mình trong quá khứ. Đây là lúc để phản tỉnh và cải cách chứ không phải lúc để nhắc lại và nhấn mạnh.
Kết nối là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với tất cả chúng ta. Đó là vì kỷ nguyên của chủ nghĩa đế quốc đã phá vỡ các mối liên kết tự nhiên của lục địa này và tạo ra các kho hàng cục bộ để phục vụ mục đích riêng của nó. Trong nhiều trường hợp, vùng nội địa phải chịu thiệt vì lợi ích của các vùng ven biển. Tái thiết ở thời hậu thuộc địa là một nhiệm vụ lâu dài, đau đớn và gian khổ. Vẫn còn rất nhiều việc đang được tiến hành. Làm thế nào để khôi phục, thực thúc đẩy dòng chảy giữa các vùng khác nhau tách biệt là ưu tiên hàng đầu hiện nay. Đối với một quốc gia như Ấn Độ, điều này nghĩa là một con đường kết nối trên bộ với Đông Nam Á. Và một con đường kết nối đa phương thứcđến vùng Vịnh và xa hơn nữa. Trung Á có những thách thức riêng biệt do những trở ngại trong đó. Nói chung, chúng ta càng nỗ lực tạo điều kiện kết nối thông suốt và hiệu quả thì tất cả chúng ta càng có lợi. Và rõ ràng, chúng ta cần tôn trọngchủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ khi làm như vậy. Do đó, tôi xin nhấn mạnh rằng từ quan điểm của Ấn Độ, kết nối hiệu quả với ASEAN nói riêng sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi. Chúng tôi dành ưu tiên cao nhất cho điều này.
Là các quốc gia ở khu vực Ấn Độ Dương, chúng tôiđoàn kết vì lợi ích của mình trong lĩnh vực hàng hải. Ở lĩnh vực này cũng vậy, có nhiều điều mà chúng ta, những người sống ở khu vực đại dương này cần phải suy ngẫm. Thời đại mà mỗi vùng biển sẽ được bảo vệ bởi những đối tượng khác nhau đã lùi về phía sau. Mỗi ngày trôi qua, trách nhiệm này dần dần trở thành trách nhiệm chung của chúng ta. Chúng ta phải thực hiện điều đó đồng thời có nhận thức sâu sắc rằng lợi ích toàn cầu không nên bị coi như vật hiến tế trên bàn thờ của bất kỳ sự thống trị mang tính quốc gia nào. Để làm như vậy, chúng ta phải đưa ra các công cụ và cơ chế song phương, đa phương và của khu vực để đạt được mục đích của mình. Điều đó có nghĩa là trao đổi thông tin về các tàu thương mại, hợp tác giám sát bờ biển hoặc hợp tác nhận thức về lĩnh vực hàng hải. Ngoại giao không thể chỉ dựa vào việc trình bày rõ ràng các lập trường; nó cũng cần dựa vào những hành động thiết thực.
Có một số thách thức toàn cầu cũng cần được cân nhắc trong khu vực. Đứng đầu trong số đó là hành động về khí hậu và chống khủng bố. Tính phổ quát của những mối quan tâm này hiện đã được công nhận rõ ràng. Các cuộc trò chuyện của chúng ta cầnnhắm tới mục đích khuyến khích các quan điểm chung. Chúng ta cũng phải nhận thức được các mối đe dọa đối với kết cấu xã hội do chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa bảo thủ lợi dụng sự cởi mở dân chủ gây ra. Cái giá của việc không làm như vậy đã rất rõ ràng đối với tất cả chúng ta hôm nay.
Các quốc gia ở khư vực Ấn Độ Dương nằm trong số những quốc gia dẫn đầu sự trỗi dậy của Châu Á và sự tái trỗi dậy của Châu Phi. Ngày nay những khu vực ấy có trách nhiệm định hình câu chuyện, định hình nó về mặt giá trị, thực tiễn và tính đúng đắn. Điều quan trọng là văn hóa, lịch sử và truyền thống của họ cần được giới thiệu với thế giới. Nếu chúng ta so sánh sức nặng tương quan với các khu vực ven biển khác thì khu vực Ấn Độ Dương vẫn còn phải bắt kịp. Thách thức của chúng ta, mà thực ra là trách nhiệm của chúng ta là đẩy nhanh quá trình đó.
Do đó, cho phép tôi kết thúc bằng cách nhắc lại cam kết của Ấn Độ đối với sự thịnh vượng và tiến bộ của tất cả các quốc gia ở khu vực Ấn Độ Dương. Chúng tôi có các cơ quan chuyên trách như Hiệp hội Vành đai Ấn Độ Dương hoặc Hội nghị chuyên đề Hải quân Ấn Độ Dương, với các nhiệm vụ cụ thể. Và chúng tôi nhấn mạnh niềm tin đó thông qua chính sách Láng giềng trước tiên, tầm nhìn SAGAR và cách tiếp cận của chúng tôi đối với khu vực láng giềng mở rộng. Ngoài ra, chúng tôi tin rằng quá trình chuyển đổi liền mạch sang khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương sẽ mang tới lợi ích chung cho chúng ta. Sự kiện này là sân chơi của những người cùng chí hướng để hướng tới một cuộc thảo luận cởi mở và hiệu quả về các khía cạnh hợp tác khác nhau của chúng ta. Chúc sự kiện thành công tốt đẹp.
Xin cảm ơn!
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 04:00 12-12-2024
G20 và Cơ hội Mở Rộng Quan Hệ Ấn Độ - Mỹ Latinh
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 03:00 12-12-2024