Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

QUAD đang trở nên tham vọng hơn ở Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương

QUAD đang trở nên tham vọng hơn ở Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương

Các nhà lãnh đạo của Mỹ, Úc, Ấn và Nhật đã tổ chức cuộc họp Quad lần thứ tư vào tháng Năm. Sau một năm tập trung chống lại đại dịch Covid-19, và đây là những gì họ cam kết sẽ thực hiện.

05:09 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Hội nghị thượng đỉnh Quad gần đây nhất đã đạt được những gì?

Trong một tuyên bố chung từ hội nghị thượng đỉnh Quad do Nhật tổ chức vào tháng 5 năm 2022, các nhà lãnh đạo Mỹ, Úc, Ấn và Nhật đã tái khẳng định các nguyên tắc của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở: tự do, pháp quyền, các giá trị dân chủ, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Cuộc họp dường như cũng để củng cố mục đích trọng tâm của Quad - cung cấp hàng hóa công cộng cho khu vực.

Năm ngoái, hỗ trợ chống đại dịch được xếp hạng đầu trong các ưu tiên của Quad. Khi báo cáo về nỗ lực đó, các đối tác của Quad cho biết, họ đã đóng góp 5,2 tỷ USD cho sáng kiến COVAX, hoặc khoảng 40% tổng số tiền quyên góp của chính phủ mà quỹ vắc xin toàn cầu nhận được. Các quốc gia thuộc Quad đã cùng nhau cung cấp hơn 670 triệu liều vắc xin, trong đó ít nhất 265 triệu liều được cung cấp cho các quốc gia ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Sắp tới, các nhà lãnh đạo đã công bố một loạt sáng kiến mới được thiết kế để tăng cường hợp tác trong khu vực, bao gồm học bổng Quad mới cho nghiên cứu STEM. Có lẽ sáng kiến thiết thực nhất đã được công bố là Hiệp định Đối tác Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương về nhận thức các vấn đề hàng hải ((IPMDA), nhằm giúp chống đánh bắt cá bất hợp pháp cũng như ứng phó với các thảm họa nhân đạo và thiên nhiên thông qua cách cải tiến công nghệ và đào tạo. Điều này sẽ cung cấp sự hỗ trợ rất cần thiết cho các quốc gia trong khu vực hàng hải rộng lớn này.

Các ưu tiên khác của nhóm này bao gồm đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, xây dựng Gói giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu mới của Quad và xây dựng năng lực an ninh mạng. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ khung thời gian để đạt được những mục tiêu này và ai sẽ cung cấp các nguồn lực cần thiết để thực hiện.

Quad ứng phó vấn đề Trung Quốc như thế nào?

Các nhà lãnh đạo Quad nhấn mạnh các giá trị chung bao gồm hỗ trợ giải quyết tranh chấp về việc sử dụng vũ lực và phản đối bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng. Mặc dù họ không nêu tên Trung Quốc, nhưng việc nhắc đi nhắc lại những nguyên tắc này của chủ nghĩa khu vực thể hiện mối quan ngại rằng Trung Quốc đang tìm cách thách thức các tuyên bố chủ quyền đối với biên giới trên biển và các đảo ở cả Biển Đông và Hoa Đông. Tương tự, việc đề cập đến nguyên tắc tự do hàng hải và hàng không đã đẩy lùi sự chủ trương ngày càng tăng của Trung Quốc về quyền kiểm soát hàng hải và không phận mà các nước láng giềng tuyên bố chủ quyền.

Họ cũng bàn về “quyết tâm duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, nơi các quốc gia không bị áp đặt bởi mọi hình thức cưỡng bức quân sự, kinh tế và chính trị”. Ở đây, một lần nữa suy luận là Trung Quốc ngày càng sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để đạt được lợi ích chính trị. Úc, Ấn và Nhật đều cảm thấy áp lực gần đây của Trung Quốc.

Cho dù tuyên bố của Quad không đề cập đến Đài Loan, ngay cả sau khi Tổng thống Mỹ Biden nói một ngày trước đó rằng, Mỹ nhất định sẽ bảo vệ Đài Loan. (Các quan chức Mỹ sau đó đã phản bác lại tuyên bố của Biden) Các đối tác của Quad có quan điểm khác nhau về vấn đề Đài Loan. Nhật Bản có rủi ro lớn nhất, do gần Đài Loan và liên minh với Mỹ. Nhiều người ở Tokyo dường như hoan nghênh sự rõ ràng của Mỹ; liệu Úc có chia sẻ quan điểm đó hay không thì vẫn còn cần chờ đợi. Ấn Độ rất có thể sẽ tránh mạo hiểm các lợi ích an ninh của mình với bất kỳ can dự nào về vấn đề Đài Loan.

Trước cuộc họp, Trung Quốc đã bày tỏ sự không hài lòng về vai trò của Nhật trong Quad. Trong cuộc gặp trực tuyến ngày 18/5, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cảnh báo người đồng cấp Hayashi Yoshimasa rằng, Nhật Bản không nên bắt tay với Mỹ và các nước khác theo những cách có thể gây tổn hại đến “chủ quyền, an ninh và lợi ích” của Trung Quốc. Vào ngày họp Quad, Trung Quốc và Nga đã hợp tác để thể hiện sự không hài lòng của họ: sáu máy bay ném bom chiến lược của Trung Quốc và Nga, cùng với máy bay giám sát, đã bay quanh lãnh thổ Nhật Bản. Hợp tác quân sự ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Nga đang gây áp lực lên hệ thống phòng thủ của Nhật Bản.

Các nhà lãnh đạo Quad có lên án hành động quân sự của Nga ở Ukraine?

Không. Trên thực tế, một hội nghị thượng đỉnh đột xuất của Quad được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 sau hành động quân sự của Nga, nhưng họ đã không đạt được đồng thuận. New Delhi không sẵn sàng lên án Moscow tại Liên Hợp Quốc hay đơn phương, phần lớn là do mối quan hệ quân sự lâu đời với Nga. Ba thành viên Quad khác đã lên tiếng bằng nhiều cách khác nhau và đều trừng phạt Nga. Tại cuộc họp này ở Tokyo, các nhà lãnh đạo được báo cáo đã thảo luận về các phản ứng của họ đối với cuộc xung đột nhưng dừng lại ở việc lên án hành động của Nga.

Bước tiếp theo của Quad là gì?

Hội nghị nhấn mạnh cam kết của tất cả bốn thành viên đối với nhóm bất chấp những thay đổi chính trị trong nước. Các thủ tướng mới đã nhậm chức ở Úc và Nhật kể từ hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của các nhà lãnh đạo được tổ chức vào tháng 3 năm 2021. Tuy nhiên, sự ủng hộ dành cho Quad vẫn mạnh mẽ. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nhiệt liệt chào mừng các đối tác Quad đến Tokyo và Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã bay đến tham dự cuộc họp chỉ vài giờ sau khi tuyên thệ nhậm chức. Ông ta cho biết ông mong được chào đón các đối tác Quad của mình đến Úc dự hội nghị thượng đỉnh vào năm tới.

Tại Tokyo, các nhà lãnh đạo Quad đã vạch ra một chương trình nghị sự đầy tham vọng cho năm tới; năm 2023 sẽ cho thấy họ đã thành công như thế nào trong việc tổng hợp các nguồn lực của mình để đạt được những mục tiêu đó.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: Source: https://www.cfr.org/in-brief/quad-getting-more-ambitious-indo-pacific

 

Nguồn:

Cùng chuyên mục