Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Quan hệ Ấn Độ - Pakistan: Từ sự ngây thơ vào mùa Giáng sinh năm 2015 đến sự giá lạnh hoàn toàn

Quan hệ Ấn Độ - Pakistan: Từ sự ngây thơ vào mùa Giáng sinh năm 2015 đến sự giá lạnh hoàn toàn

New Delhi: Giáng sinh năm ngoái (2015) đã chứng kiến một nỗ lực lịch sử của tiểu lục địa Ấn Độ khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ghé thăm người đồng cấp Nawaz Sharif phía Pakistan vào dịp sinh nhật và dự đám cưới người cháu gái của Sharif ở Lahore. Một năm sau đó, ông Modi đã tự kiềm chế bản thân để gửi lời chúc mừng sinh nhật “trường thọ và sức khỏe” đến Sharif trên Tweeter và thừa nhận sự cách biệt sâu sắc giữa hai nước.

05:15 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Sự lạc quan sau chuyến thăm của ông Modi đến Lahore chỉ kéo dài được một tuần trước khi những kẻ khủng bố người Pakistan tấn công vào căn cứ quân sự Ấn Độ ở Pathankot ngày 2/1/2016, từ đó tạo ra căng thẳng trong suốt phần còn lại của năm. Năm 2016 được đánh dấu bằng việc đẩy mạnh sự xâm nhập đầy hiếu chiến của những kẻ khủng bố do Pakistan tài trợ, được lặp lại bằng những cuộc tấn công nhằm vào Ấn Độ, bắt giữ công dân người Ấn Độ là Kulbhushan Jadhav, người phía Pakistan cho là gián điệp của Ấn Độ, gửi đến để phá hoại ở tỉnh Balochistan thuộc Pakistan, nhưng nghiêm trọng nhất là là vụ tấn công khủng bố ở Uri thuộc Ấn Độ.

Ông Sushant Sareen, Cố vấn ở Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và phân tích chiến lược (IDSA) cho rằng: “Đó là một sự trượt dốc, nhưng có vẻ như Ấn Độ đã trở nên thực tế hơn đối với vấn đề bản chất của Pakistan và mối quan hệ song phương”.

Cuộc tấn công vào Uri đã vượt qua ranh giới đỏ của Chính phủ Modi. Sau vụ Pathankot, ông Ajit Doval, Cố vấn an ninh quốc gia của Ấn Độ, thậm chí đã mời điều tra viên ISI của Pakistan, và lần đầu tiên Chính phủ Modi đã nhận phải những chỉ trích cho hành động đó. Nhưng vụ tấn công ở Uri là một vụ tấn công khủng bố một mức độ khác. Phản ứng của Ấn Độ đối với vụ tấn công Uri đã cho thấy Ấn Độ đã sẵn sàng từ bỏ những kiểu đáp trả có thể dự đoán như trước nhằm khiến hai bên ở vào trạng thái giữa hòa giải và chiến tranh.

Các cuộc tấn công chiến thuật qua vùng LoC vào ngày 29/9/2016 là dấu hiệu đầu tiên cho thấy Ấn Độ sẽ dùng phương pháp đáp trả bất đối xứng đối với hành động gây hấn của Pakistan. Trong khi các cuộc tấn công đã được thông báo thì những nguồn thông tin cao cấp nhất trong Chính phủ đã xác nhận những đáp trả tiếp theo sẽ giữ yếu tố bất ngờ và không thể dự báo, khiến Pakistan trở thành nhân tố của sự phản ứng từ Ấn Độ. Chính phủ Modi cố gắng vượt qua việc thiết lập khái niệm cho rằng Ấn Độ sẽ gánh chịu những cuộc tấn công tương tự bởi vì những phản ứng cứng rắn có thể sẽ bị leo thang và chỉ gây tổn hại cho nền kinh tế đang tăng trưởng của Ấn Độ. Niềm tin này đã dần bị loại bỏ mặc dù không có dấu hiệu rõ ràng về việc Chính phủ Ân Độ sẽ duy trì cách tiếp cận này hay không.

Sau đó, Ấn Độ đã tăng cường đáp trả Pakistan trên các phương diện khác. Lần đầu tiên, Ấn Độ công khai đặt câu hỏi về Hiệp định Nước sông Ấn (Indus Waters Treaty) và cam đoan sẽ sử dụng toàn bộ nguồn nước sông này cho nội địa. New Delhi cũng đối mặt với Ngân hàng Thế giới khi nước này tuyên bố sẽ sử dụng hai kênh giải quyết song song dự án Kishenganga, thậm chí đe dọa sẽ rút ra khỏi hiệp ước.

Cả New Delhi và Islamabad đã tiến hành chiến dịch ngoại giao quốc tế cao độ nhằm chống lại lẫn nhau ở Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, thậm chí ngay ở cả Nhóm Các nước cung cấp hạt nhân (NSG). Về quan hệ song phương, Ấn Độ đã gán cho các quan chức ngoại giao Pakistan cái mác gián điệp, và Islamamban đã có sự đáp trả.

Khi tướng Raheel Sharif rời khỏi vị trí đứng đầu quân đội Pakistan, giới chức Ấn Độ cho rằng, nếu ông ta kéo dài thời gian tại nhiệm thì Ấn Độ sẽ sẵn sàng cho một cuộc xung đột kéo dài.

Tuy nhiên sự thay đổi nhân sự ở Tổng bộ chỉ huy tại Rawalpindi, Pakistan dường như không mang đến nhiều sự thay đổi trong nước. Như cựu nhân viên NSA Shivshankar Menin đã viết trong cuốn sách mới của ông về vấn đề của Pakistan là “vấn đề hiện nay là nhà nước Pakistan không thể làm những điều cần thiết để duy trì hiện trạng một mối quan hệ bình thường với Ấn Độ. Khủng bố được gắn cứng vào trong xã hội và chính sách của Pakistan chứ không chỉ là ISI. Pakistan bị chia rẽ nội bộ. Họ không có lực lượng chính trị duy nhất, thậm chí cả quân đội, vẫn không đủ sức mạnh để đưa lại kết quả, và đất nước này ngày càng cực đoan. Thật khó có thể thấy sự cải thiện đáng kể tình trạng này trong thời gian tới. Có nhiều trung tâm quyền lực tồn tại ở Pakistan, từ các nhóm thánh chiến, các đảng cực đoan tôn giáo cho đến quân đội Pakistan (và ISI), các nhà chính trị dân sự, doanh nhân và xã hội dân sự, mỗi bên đều đi theo hướng khác nhau và đỏi hỏi Ấn Độ có những cách tiếp cận khác nhau”.

Trong khi vở kịch Ấn Độ - Pakistan đã lan rộng đến Afghanistan, nơi mà Kabul xem Islammabab là người chịu trách nhiệm chính cho sự bất ổn. Trung Quốc đã chen vào với vai diễn trực tiếp khiến vấn đề trở nên vô cùng phức tạp. Ấn Độ đã tuyên bố rõ ràng quan điểm về Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan đi ngang qua vùng lãnh thổ mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc cũng đã đứng về phía Pakistan trong việc ngăn chặn Ấn Độ trở thành thành viên của NSG, đồng thời cũng áp dụng “từ chối kỹ thuật” (technical hold) đối với lệnh cấm của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đối với Maulana Masood Azhar, kẻ đứng đầu nhóm khủng bố Jaish-e-Mohammed thực hiện vụ tấn công vào Pathankot. Ngoài ra, Nga cũng bất chấp cơn tức giận của Ấn Độ bằng việc thực hiện cuộc tập trận quân sự lần đầu tiên với Pakistan.

Vì vậy, trong khi Ấn Độ có thể khẳng định sự khó khăn trong cách tiếp cận với Pakistan thì Islamabad cũng tin rằng, họ chưa phải nhận “cái gậy” tồi tệ nhất, bởi vì nước này vẫn chưa cảm thấy bị cô lập và bỏ rơi, đặc biệt là sau cuộc trò chuyện kỳ quặc giữa Sharif và Tổng thống mới đắc cử của Mỹ Donald Trump. Tình hình này dường như sẽ tiếp tục vào năm 2017.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dịch
Nguồn: http://timesofindia.indiatimes.com/india/after-surprise-visit-last-year-modi-wishes-sharif-on-twitter-this-time/articleshow/56174816.cms

Nguồn:

Cùng chuyên mục