Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ có thực sự cải thiện?

Quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ có thực sự cải thiện?

Mặc dù cả hai bên vẫn tiếp tục cố gắng để ổn định quan hệ, nhưng sự phức tạp được dự báo vẫn sẽ tiếp diễn.

05:46 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Rajeswari Pillai Rajagopalan

Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc đã trải qua thời kỳ bất ổn trong vài năm gần đây. Giữa hai nước đã xảy ra một loạt các tranh chấp, bao gồm việc Trung Quốc phản đối mạnh mẽ Ấn Độ gia nhập Nhóm Nhà cung cấp hạt nhân (NSG); sự chống lưng của Bắc Kinh đối với Pakistan, và ngăn cản các nỗ lực của Ấn Độ đưa Masood Azhar, người đứng đầu Jaish-e-Mohammed (JeM), vào danh sách khủng bố toàn cầu của Liên hợp quốc; cuộc xung đột ở Doklam diễn ra trong hơn hai tháng vào mùa hè năm 2017; và sự phản đối công khai của Ấn Độ đối với Sáng kiến Vành đai, con đường (BRI) của Trung Quốc.

Mặc dù những sự kiện này đã phủ bóng lên quan hệ song phương, nhưng sau cuộc xung đột ở Doklam và Hội nghị Thượng đỉnh BRICS, New Delhi và Bắc Kinh cũng đã có một số bước để ổn định mối quan hệ. Tuy nhiên, với nỗi đau về việc cải thiện mối quan hệ gần đây và sự cạnh tranh liên tục giữa hai bên, có vẻ như không chắc quan hệ song phương sẽ cải thiện một cách bền vững trong tương lai.

Có một vài chỉ dấu về sự cải thiện đôi chút trong quan hệ giữa hai nước. Chuyến thăm gần đây của Bí thư đối ngoại Ấn Độ Vijay Gokhale tới Bắc Kinh có thể sẽ bơm thêm một số động lực mới cho quan hệ song phương. Ông Gokhale, người thông thạo tiếng Quan thoại, và được cho là một chuyên gia về Trung Quốc - một người có thể sẽ mang lại một số cân bằng cho mối quan hệ rạn nứt hiện tại. Ông Gokhale gây nên chú ý vì đã giúp chấm dứt cuộc khủng hoảng Doklam mà không cần bắn một viên đạn nào.

Tờ Global Times đã nhấn mạnh cuộc gặp giữa Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Ấn Độ Gokhale, và nói thêm rằng, hai bên đồng ý “làm sâu sắc hơn việc trao đổi chiến lược, tăng cường hợp tác cùng có lợi, và giải quyết đúng các vấn đề nhạy cảm, dựa trên sự đồng thuận của lãnh đạo hai nước”. Quan điểm chính thức của phía Ấn Độ cũng có vẻ tích cực: Trong một tuyên bố Đại sứ quán Ấn Độ tại Bắc Kinh cho biết, hai bên “ghi nhận sự cần thiết phải xây dựng sự dung hòa giữa Ấn Độ và Trung Quốc, đồng thời giải quyết những khác biệt trên cơ sở tôn trọng các mối quan tâm và nguyện vọng của nhau. Hai bên nhấn mạnh rằng, với tư cách là hai cường quốc, việc xây dựng mối quan hệ lành mạnh giữa hai nước là một yếu tố giúp ổn định tình hình thế giới”.

Về những lo ngại của một số người Trung Quốc về ông Gokhale thì sự chuyển biến tích cực này tuy được hoan nghênh, nhưng vẫn khiến một số người kinh ngạc. Khi ông Gokhale được bổ nhiệm, trong một bài viết, tờ Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, ông Gokhale là một "người cứng rắn" đối với Trung Quốc. Tác giả của bài báo này, ông Lưu Tông Di, nói thêm rằng: "quan điểm cứng rắn của ông Gokhale đối với Trung Quốc đã nhận được sự đánh giá cao từ Thủ tướng Narendra Modi, từ đó góp phần đưa ông ta vào vị trí ngoại trưởng”.

Hơn nữa, dù đã có phản ứng tích cực từ phía Ấn Độ - mặc dù vẫn bị nghi ngờ - phía Trung Quốc đã đồng ý đưa Pakistan vào danh sách đen tài trợ khủng bố của Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF). Sau khi Trung Quốc tiếp quản vị trí Phó Chủ tịch FATF, Ấn Độ đã nhanh chóng gửi lời chúc mừng, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã hoan nghênh và hy vọng “Trung Quốc sẽ duy trì và hỗ trợ các mục tiêu và tiêu chuẩn của FATF một cách khách quan, cân bằng và toàn diện". Mặc dù Chính phủ Trung Quốc đã không tiết lộ bất cứ điều gì, có thể có một thoả thuận giữa Ấn Độ và Trung Quốc về vấn đề này: ủng hộ Trung Quốc giữ chức Phó Chủ tịch FATF, đổi lại, Trung Quốc đồng ý đưa Pakistan vào danh sách đen.

Đối với Trung Quốc, việc nhận được phiếu từ Ấn Độ cho chiếc ghế ở FATF đủ để không phản đối việc đưa Pakistan vào danh sách đen. Hơn nữa, cần lưu ý đến bối cảnh rộng hơn, đó là: sự thay đổi của một số quốc gia gồm Mỹ, Anh và Pháp, và một số nước khác, và Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ, trong việc ủng hộ Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ và Arab Saudi ban đầu cũng chống lại động thái của Mỹ, và chỉ rút lại sự ủng hộ của họ đối với Pakistan trong giai đoạn cuối cùng. Những hạn chế của danh sách đen này cũng là điều cần lưu ý: mặc dù động thái này sẽ làm tổn thương Pakistan, làm cho Pakistan khó thu hút tiền từ nước ngoài, kể cả các từ Quỹ Tiền tệ quốc tế, nhưng Pakistan không quá xa lạ với danh sách này, họ ở trong danh sách này giai đoạn từ 2012 đến 2015.

Thay đổi ý định của Trung Quốc đối với Pakistan cũng có thể bị thúc đẩy bởi một vài nhân tố khác bên ngoài sự thỏa thuận với Ấn Độ. Bản thân Trung Quốc lo ngại về mối đe dọa khủng bố ngày càng tăng đối với Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC). Các cuộc đàm phán của Trung Quốc với nhóm vũ trang thuộc bộ tộc Baloch vào tuần trước là một dấu hiệu cho thấy những lo ngại ngày càng gia tăng đã dội gáo nước lạnh lên một số người theo chủ nghĩa lạc quan về mối quan hệ tương lai tươi đẹp giữa Trung Quốc và Pakistan.

Điều cần ghi nhớ ở đây là phải suy nghĩ bao quát hơn. Mặc dù có thể xem chuyến thăm của ông Ghokale và sự kiện FATF như là dấu hiệu cải thiện quan hệ song phương, nhưng thực tế có thể phức tạp hơn. Hơn nữa, mặc dù vẫn không thiếu các vấn đề cả cũ lẫn mới giữa hai bên, bao gồm cả sự bất ổn gần đây ở Maldives và sự cảnh giác liên tục về những gì có thể xảy ra ở Doklam. Những thực tế này gợi ý rằng, chúng ta có thể sẽ tiếp tục chứng kiến sự căng thẳng tiếp diễn, ngay cả khi mối quan hệ có sự chuyển biến tốt.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://thediplomat.com/2018/03/are-china-india-relations-really-improving/

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục