Rajamandala: Huyền thoại về trung lập quân sự
Rajamandala: Huyền thoại về trung lập quân sự
C. Raja Mohan*
Với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở tiểu lục địa, Ấn Độ cần tham gia nhiều hơn với các cường quốc lớn.
Trong chuyến năm đến Việt Nam tuần trước, Thủ tướng Narendra Modi và bên đối thoại đã đồng ý nâng cấp mối quan hệ hợp tác quân sự lâu dài lên thành “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”.
Các lo ngại chính trị về quan hệ quốc phòng ngày càng phát triển giữa Ấn Độ với Washington vẫn tồn tại mặc dù Chính phủ Liên minh Dân chủ Quốc gia (NDA) luôn thể hiện rõ, những thỏa thuận hỗ trợ hậu cần hiện nay không phải để tạo dựng một liên minh quân sự với Mỹ. Trong khi các cuộc tranh luận công khai về vấn đề này tập trung vào các nguyên tắc, thì các nhà hoạch định chính sách Delhi cũng bắt buộc phải thích ứng với những thay đổi quyền lực nhanh chóng ở trong và xung quanh các nước láng giềng Ấn Độ. Do vậy, khía cạnh quân sự trong chính sách đối ngoại Ấn Độ được thể hiện rõ hơn bao giờ hết.
Xem xét những diễn biến trong vài này vừa qua: Trong chuyến thăm Việt Nam tuần trước, Thủ tướng Narendra Modi và bên đối thoại đã đồng ý nâng cấp hợp tác quân sự lâu dài lên "đối tác chiến lược toàn diện". Về việc tăng cường cam kết quân sự của Ấn Độ đối với Việt Nam, Thủ tướng đã công bố quyết định của Delhi là mở rộng hạn mức tín dụng 500 triệu USD cho Hà Nội để mua trang thiết bị quốc phòng Ấn Độ. Điều này nhằm bổ sung 100 triệu USD tín dụng quốc phòng được cấp trong vài năm trước đây.
Một diễn biến khác là ở Afghanistan, nơi mà Taliban công khai chỉ trích mạnh mẽ kế hoạch tăng cường viện trợ của Ấn Độ cho Kabul. Trong một tuyên bố hôm chủ nhật, Zabiullah Mujahid, phát ngôn viên chính của Taliban đã yêu cầu Ấn Độ dừng lại việc viện trợ quân sự và "kéo dài tuổi thọ" cho chế độ Kabul .
Trong một báo cáo được công bố tại Pakistan vào ngày chủ nhật, tờ The Express Tribune cho biết, Islamabad đang đàm phán một hiệp ước quốc phòng dài hạn mới với Trung Quốc. Vụ rò rỉ tin tức ở Islamabad xảy ra sau khi Ấn Độ và Mỹ ký Bản ghi nhớ về Thỏa thuận Trao đổi Hậu cần (LEMOA) vào cuối tháng tám trong chuyến thăm của Bộ trường Quốc phòng Manohar Parrikar đến Washington.
Trong khi nỗi lo lắng của Pakistan về sự hợp tác quân sự sâu sắc giữa Ấn Độ và Mỹ là điều dễ hiểu, thì phản ứng của Quốc hội về Bản ghi nhớ về Thỏa thuận Trao đổi Hậu cần đã gây ra sự hỗn loạn liên tiếp ở Ấn Độ. Đó là điều cần thiết khi mà Chính phủ Liên minh Tiến bộ Thống nhất (UPA) đã mở cho Ấn Độ cơ hội hợp tác quốc phòng lớn với Mỹ bằng việc ký một thỏa thuận khuôn khổ 10 năm vào tháng 5/2015. Nhưng các nhà lãnh đạo trong Quốc hội đã sớm trở nên lo sợ và ngăn cản việc ký kết các thỏa thuận như LEMOA.
Trong bản tuyên bố đưa ra tại New Delhi vào ngày 30/8, Quốc hội đã tuyên bố việc ký Bản ghi nhớ về Thỏa thuận Trao đổi Hậu cần là "xuất phát căn bản từ chính sách thời gian thử nghiệm của Ấn Độ về "trung lập quân sự chiến lược". Cụm từ gây ngạc nhiên là "trung lập quân sự chiến lược", tuy nhiên lại không phù hợp với đề xuất đó là "thời gian thử nghiệm". Những người soạn thảo thông cáo báo chí có lẽ đã tạo ra từ mới này như một từ đồng nghĩa với các thuật ngữ phổ biến hơn như " tự trị chiến lược" hoặc "không kiên kết".
Ý tưởng về "trung lập" tuy nhiên vẫn chưa hoàn chỉnh... Với việc xác định không liên kết là nét chủ đạo trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ, Pandit Jawaharlal Nehru đã không tìm cách biến Ấn độ trở thành một Thụy Sĩ khổng lồ - ví dụ điển hình của "trung lập" trong thế giới Westphalian. Đối với Nehru, không liên kết là để duy trì sự độc lập trong xét xử và tự do hành động chính trị. Đối với Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, không liên kết không phải là khoảng cách đều giữa các cường quốc lớn mà là cách đạt được vị thế dựa trên lợi ích của Ấn Độ và xây dựng quan hệ đối tác quân sự khi cần thiết.
Quốc hội cũng tuyên bố thêm Bản ghi nhớ về Thỏa thuận Trao đổi Hậu cần (LEMOA) sẽ "gây ra những mối lo ngại nghiêm trọng, trừ khi nó được giải thích và chứng minh, trong số các đối tác truyền thống của Ấn Độ và các đồng minh thời gian thử nghiệm, trong khu vực và toàn cầu". Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để " trung lập quân sự chiến lược thời gian thử nghiệm" phù hợp với ý tưởng "liên minh thời gian thử nghiệm"? Vấn đề này là của Quốc hội, và có vẻ thực chất nó không phải là phá bỏ nguyên tắc của "không liên kết" mà là sự ủng hộ chiến lược với Mỹ. Điều này có thể sẽ gây ra một vài phản đối, nếu như Delhi ký thỏa thuận LEMOA với Nga hoặc Nhật Bản .
Trong khi có nhiều nguyên nhân hợp lý về mối bất an của Ấn Độ đối với Mỹ - một trong những đồng minh của Pakistan, thì nỗi lo sợ của Ấn Độ về sức mạnh của Trung Quốc thậm chí còn mạnh hơn. Trong bối cảnh cuộc chiến tranh năm 1962 giữa Ấn Độ và Trung Quốc, Nehru đã hướng về Mỹ vì hỗ trợ quân sự và quan hệ hai nước được xem là quan hệ đối tác chiến lược lâu dài. Khi Mỹ trở nên thân cận hơn với Trung Quốc vào giai đoạn cuối của những năm 1970, thì Ấn Độ trở thành đồng minh của Liên Xô.
Giống như LEMOA hiện giờ, Hiệp ước Xô - Ấn năm 1971 đã bị chỉ trích nhiều vì nó như sự khởi đầu của các nguyên tắc về "không liên kết". Nhưng những gì Ấn Độ đã làm với Nga là hành động cân bằng cổ điền nhằm chống lại Hiệp ước thân thiện Trung - Mỹ và quan hệ đặc biệt của các nước này với Pakistan. Hãy quên đi những tuyên bố chính thức của Delhi và Bắc Kinh rằng, họ không làm đồng minh. Nhưng Ấn Độ có thể xem hợp tác tên lửa và hạt nhân của Trung Quốc với Pakistan như một "liên minh". Trung Quốc sẽ không bị cảm kích vì tuyên bố của Delhi rằng mối quan hệ giữa Delhi và Moscow không phải là một liên minh.
Dù có thể có huyền thoại về "trung lập quân sự chiến lược", nhưng Delhi ngày nay không thể trung lập giữa Trung Quốc và Việt Nam hoặc giữa Taliban và Kabuk. Khi sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang lan tỏa ở các tiểu lục địa với khí lực mãnh liệt chưa từng có thì Delhi đã bắt đầu phản ứng. Delhi phải cố gắng và tạo dựng một hệ thống quyền lực cân bằng ổn định trong khu vực. Điều đó sẽ đòi hỏi sự tham gia quân sự lớn hơn nữa của Ấn Độ với tất cả các nước lớn, và không "trung lập quân sự" giữa họ.
Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hiền
Hiệu đính: Phùng Thị Thanh Hà
Nguồn: http://indianexpress.com/article/opinion/columns/india-defence-military-narendra-modi-lemoa-3015405/
* Giám đốc, Carnegie India, Delhi và biên tập viên về các vấn đề đối ngoại của “The Indian Express”.
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 04:00 12-12-2024
G20 và Cơ hội Mở Rộng Quan Hệ Ấn Độ - Mỹ Latinh
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 03:00 12-12-2024