Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Rao giảng nhân quyền với nhà lãnh đạo Ấn Độ không phải là con đường tốt nhất

Rao giảng nhân quyền với nhà lãnh đạo Ấn Độ không phải là con đường tốt nhất

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ trân trọng giới thiệu đến quý độc giả bài bình luận của nhà báo Fareed Zakaria được đăng trên tờ The Washington Post nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Thủ tướng Modi đến Mỹ tháng 6 năm 2023.

03:00 27-06-2023 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Khi chính quyền Biden chào đón nồng nhiệt Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Washington, một số chuyên gia cảnh báo rằng, Mỹ không nên khuất phục trước sự hồ hởi phi lý về quan hệ của hai nước. Đồng nghiệp của tôi Barkha Dutt viết rằng Ấn Độ sẽ không bao giờ là đồng minh của Mỹ, cho dù Washington có ôm hôn nồng nhiệt đến đâu. Ấn Độ tập trung cao độ vào lợi ích quốc gia của mình và sẽ theo đuổi chúng trong phạm vi hẹp. Ví dụ thường được trích dẫn là việc Ấn Độ từ chối lên án cuộc chiến của Nga ở Ukraine. 

Những người hoài nghi đã đúng khi chỉ rằng, Ấn Độ từ lâu đã chống lại mong muốn trở thành một đồng minh chính thức của Mỹ, một phiên bản của Anh ở châu Á. Và họ sẽ tiếp tục làm như vậy. Giống như bất kỳ quốc gia nào, họ có những lợi ích riêng cần phải lo lắng. 

Nhưng Ấn Độ đang thay đổi. Trong quá khứ, đất nước này ít chú trọng đến chính sách đối ngoại, thay vào đó tập trung sức lực để quản lý sự phức tạp rộng lớn của xã hội của chính mình, vốn được đặc trưng bởi chế độ đẳng cấp và hàng nhìn các nhóm cộng đồng, hàng chục ngôn ngữ chính và sự đa dạng về khu vực. 

Giờ đây, sự trỗi dậy của Trung Quốc cuối cùng đã thu hút được sự chú ý của Ấn Độ. Cuộc đụng độ năm 2020 ở dãy Himalaya – khi binh lính Trung Quốc và Ấn Độ giao tranh ác liệt trên một khu vực biên giới tranh chấp – là hồi chuông cảnh tỉnh cho giới tinh hoa chiến lược của Ấn Độ và ở một mức độ nào đó là toàn bộ đất nước. Tâm lý của công chúng thay đổi mạnh mẽ, và ngày nay một số lượng lớn người Ấn Độ coi Trung Quốc là thù địch. Về phần mình, Bắc Kinh đã làm rất ít để cố gắng giải quyết vấn đề. Nước này thực sự đã củng cố cơ sở hạ tầng quân sự dọc theo biên giới, điều này sẽ cho phép nó tăng quân bất cứ khi nào nó thấy cần thiết. Kể từ cuộc đụng độ ba năm trước, Ấn Độ đã hạn chế hoặc cấm hoàn toàn nhiều công ty và công nghệ Trung Quốc hoạt động tại thị trường của mình, bao gồm cả Huawei và TikTok. Mối đe dọa từ Trung Quốc sẽ thúc đẩy Ấn Độ tăng cường quan hệ với Mỹtrong nhiều thập kỷ tới. 

Tuy nhiên, cùng với việc nổi lên như một cường quốc, Ấn Độ sẽ phải có một tầm nhìn rộng hơn về các lợi ích của mình trên khắp thế giới. Nó sẽ cần phải xác định rõ thái độ của mình đối với chính hệ thống quốc tế, và những ý tưởng và lý tưởng riêng của nó sẽ ảnh hưởng đến lập trường của nó như thế nào. Trong quá trình này, Ấn Độ rất có thể phải đưa ra quyết định rằng, họ coi trọng một hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ, và đồng thời thấy rằng, với tư cách là nền dân chủ lớn nhất thế giới, Ấn Độ có được quyền lực mềm to lớn bằng cách áp dụng một chính sách đối ngoại chịu ảnh hưởng của các lý tưởng dân chủ của mình, ngay cả khi họ giành chiến thắng, không khả thi trong mọi trường hợp để áp dụng chúng. Rốt cuộc, tính lựa chọn như thế tồn tại với hầu hết các quốc gia dân chủ, bao gồm cả Mỹ. 

 

Có một sự chỉ trích riêng đối với chính quyền Modi liên quan đến các chính sách của chính phủ đối với các nhóm thiểu số, giới truyền thông, cơ quan tư pháp và các cơ quan độc lập khác trong hệ thống dân chủ. Nhiều lời chỉ trích là chính xác. Dưới sự lãnh đạo của ông Modi nền dân chủ ở Ấn Độ đang dần suy tàn; cả ba viện nghiên cứu chính sách quốc tế lớn đo lường chất lượng quản trị dân chủ đã hạ bậc của Ấn Độ trong những năm gần đây. Viện V-Dem của Thụy Điển đánh giá rằng, Ấn Độ không còn được xếp hạng là một nền dân chủ nữa, thay vào đó mô tả nước này là một “chế độ chuyên chế tuyển cử” (electoral autocracy). 

Nhưng làm thế nào Washington nên xử lý sự suy đồi dân chủ ở một quốc gia như Ấn Độ là một vấn đề phức tạp. Ông Modi cực kỳ nổi tiếng ở Ấn Độ, và hơn thế nữa, chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ giáo của ông ta cũng rất phổ biến. Giống như Recep Tayyip Erdogan ở Thổ Nhĩ Kỳ, Benjamin Netanyahu ở Israel và Viktor Orban ở Hungary, ông Modi đã lợi dụng được khuynh hướng phi tự do ở Ấn Độ về sự coi thường các nhóm thiểu số, kiểm soát và cân bằng cũng như chủ nghĩa hợp hiến tự do. Ở tất cả những nơi này, nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc-dân túy tự đặt mình và nhiều người theo ông ta chống lại giới tinh hoa quốc tế hoá, thế tục, thủ cựu đã cai trị đất nước trong nhiều thập kỷ. Sự thật thì người ta thường thất vọng với tầng lớp tinh hoa đó, một tổ chức dường như bị ngắt kết nối với trái tim của quốc gia, với những người bình thường cũng như những ý tưởng và cảm xúc của họ. 

Đôi khi tôi tự hỏi liệu tất cả các quốc gia này có đang tiết lộ rằng các giá trị của một xã hội cởi mở - đa nguyên, khoan dung, chủ nghĩa thế tục – là du nhập từ thời phương Tây thống trị thế giới, và rằng sự xói mòn của những lý tưởng này đang dần bộc lộ thứ chủ nghĩa dân tộc chân thực hơn và ít khoan dung hơn. Cựu đại sứ Mỹ tại Ấn Độ John Kenneth Galbraith cho biết, Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, Jawaharlal Nehru, nói với ông rằng: “Tôi là người Anh cuối cùng cai trị Ấn Độ”. Đất nước mà Nehru và các nhà lãnh đạo đồng nghiệp của ông đã tạo ra sau độc lập được xây dựng dựa trên những giá trị mà những người sáng lập đã rút ra từ mối liên hệ sâu sắc của họ với nước Anh và phương Tây. Ấn Độ của họ là một quốc gia thế tục, đa nguyên, dân chủ và xã hội chủ nghĩa. Tất cả những lý tưởng đó đã phai nhạt ở Ấn Độ trong những năm gần đây. 

Trong mọi trường hợp, rao giảng cho Modi về nhân quyền không phải là cách tốt nhất để chính quyền Biden ứng phó với ông ta. Điều đó sẽ phản tác dụng – không chỉ với Modi mà còn với hầu hết người Ấn Độ, những người sẽ phẫn nộ trước sự bắt nạt của phương Tây. Tốt hơn hết là liên minh với chính xã hội Ấn Độ, mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp, báo chí, các tổ chức phi chính phủ, các nhóm văn hóa và các tổ chức khác. Ấn Độ là một trong những quốc gia thân Mỹ nhất trên thế giới, điều này có thể cảm nhận được khi bạn ở đó. Các công ty, sinh viên, học giả, nhà hoạt động — tất cả đều muốn có mối quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ. 

Liên minh nhân dân này chắc chắn sẽ tăng cường quan hệ giữa chính phủ với chính phủ. Nhưng quan trọng hơn, tôi tin rằngm một Ấn Độ gắn bó sâu sắc hơn với Mỹ sẽ là một quốc gia sẽ tự nhiên tìm cách hoàn thiện nền dân chủ của chính mình từ bên trong. Nó cũng sẽ trao cho nó thẩm quyền đạo đức trong một thế giới đang rạn nứt mà có thể cần sử dụng điều đó nhiều hơn. 

 

Source:

CIS

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục