Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Sau sự ra đi của Abe Shinzo: Hàm ý đối với Ấn Độ

Sau sự ra đi của Abe Shinzo: Hàm ý đối với Ấn Độ

Với tư cách là nhà lãnh đạo đã tạo động lực để củng cố mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Nhật Bản và New Delhi, cái chết của ông Shinzo Abe là một sự đả kích lớn cho Ấn Độ.

05:05 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Cùng với các lá phiếu bầu cử, họ chứng thực rất nhiều điều mà mọi người đều đã biết. LDP đã chiến thắng trong cuộc bầu cử Thượng viện của Nhật Bản và đã mở đường cho sự hoàn hảo luôn lẩn tránh của nền chính trị quốc gia: Sửa đổi bản hiến pháp hòa bình của Nhật Bản thời hậu chiến. Tuy nhiên, các hoạt động kỷ niệm, nếu có, đã bị trở nên im ắng. Cái chết của cựu Thủ tướng Shinzo Abe đã phủ nỗi buồn nặng nề lên quá trình đó. Ngay cả khi thi thể của nhà lãnh đạo bị ám sát trên đường trở về Tokyo, giới quan sát trong và ngoài nước bắt đầu suy đoán về tác động của vụ ám sát Abe đối với Nhật Bản và thế giới.

Đối với Ấn Độ mà nói, sự ra đi của một nhà lãnh đạo đã đặt New Delhi vào trung tâm của chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là một đòn giáng mạnh. Trong khi những người tiền nhiệm của ông Abe đã ý thức được tiềm năng to lớn của Ấn Độ và đã mở rộng quan hệ với New Delhi, ông Abe đã tạo khuôn khổ và phương hướng cho mối quan hệ song phương, đồng thời tiếp tục định hình mối quan hệ này. Niềm tin của ông vào “Sự hợp lưu của hai đại dương”, cầu nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, đã phá vỡ ranh giới khái niệm truyền thống giữa hai đại dương và mở đường cho sự trỗi dậy của cái gọi là “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” bao trùm như một khái niệm chiến lược. Ông Abe cho rằng, Ấn Độ và Nhật Bản phải tạo dựng một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thông qua trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, dân chủ và nhân quyền, điều này đã trao cho các mối quan hệ song phương một sứ mệnh và một mục đích. Thêm vào đó, mối liên hệ rõ ràng giữa ông với Thủ tướng Modi đã tạo thêm một dấu ấn cho mối quan hệ này. Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020, cả hai nhà lãnh đạo đã tập trung nỗ lực để mở rộng thương mại, thu hút đầu tư của Nhật Bản vào Ấn Độ, hồi sinh Quad và cùng ứng phó với Trung Quốc. Mối quan hệ song phương từng có lúc hạn chế hiện bao gồm các lĩnh vực an ninh chuỗi cung ứng, công nghệ quan trọng, hợp tác không gian và an ninh mạng và các cuộc tập trận quân sự.

Đối với Ấn Độ thì sự đồng thuận về chính sách đối ngoại mà ông Abe để lại đảm bảo rằng Nhật Bản sẽ vẫn là một đối tác ngoại giao và an ninh chủ chốt. Trước thời ông Abe, có rất nhiều chia rẽ chính trị ở Tokyo về tương lai của liên minh với Mỹ và phản ứng của Nhật Bản đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của ông Abe đã mang lại một tầm nhìn chiến lược rõ ràng. Trong Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2013 - tài liệu hướng dẫn chính sách đối ngoại của đất nước, ông Abe đã thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn với các cường quốc dân chủ như Mỹ, Australia và Ấn Độ dù ông kêu gọi Nhật Bản tăng cường khả năng quốc phòng trong nước. Ngay cả sau khi ông rời nhiệm sở vào năm 2020, các động lực thiết yếu trong chính sách đối ngoại của ông phần lớn vẫn còn nguyên vẹn và nhiều khả năng sẽ vẫn như vậy. Do đó, vị trí của Ấn Độ với tư cách là một đối tác quan trọng của Nhật Bản có thể sẽ tiếp tục được duy trì.

Tuy nhiên, sự vắng mặt của ông Abe sẽ có ảnh hưởng lớn đối với New Delhi, bởi Nhật Bản đang tìm cách xoay trục khỏi trọng tâm trước đó là chủ nghĩa hòa bình thời hậu chiến. Trước hết, rõ ràng là giờ đây, việc sửa đổi hiến pháp của Nhật Bản đã trở thành một khả năng rõ ràng. Hiến pháp, được viết bởi chính quyền chiếm đóng của Mỹ sau thất bại của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai, đã tìm cách loại bỏ Tokyo như một mối đe dọa đối với an ninh quốc tế. Ví dụ, Điều 9 trong Hiến pháp dứt khoát từ bỏ quyền “phát động chiến tranh với tư cách là quốc gia có chủ quyền”. Trong khi điều tương tự cũng cấm thành lập các lực lượng trên bộ, trên biển và không quân, các chính trị gia của Nhật Bản đã giải thích lại Điều 9 và Hiến pháp trong một động thái vẫn còn gây tranh cãi cho đến tận ngày nay. Tuy vẫn còn một số người nghi ngờ về những gì cải cách sẽ mang lại, nhưng nó có thể nhằm mục đích chấm dứt các câu hỏi về tính hợp hiến của các lực lượng vũ trang của Nhật Bản và cung cấp cho lực lượng tự vệ một vai trò rõ ràng trong việc đảm bảo an ninh quốc tế. Với tầm nhìn của Abe về việc biến Nhật Bản trở thành một "quốc gia bình thường" hơn, điều này rất có ý nghĩa với New Delhi. Một nỗ lực cải cách như vậy sẽ chấm dứt các câu hỏi về tính hợp pháp của quân đội và có thể giúp các nhà lãnh đạo Nhật Bản trong tương lai dễ dàng mở rộng hợp tác quân sự với các cường quốc trong khu vực như New Delhi.

Vào thời khắc như thế này, ảnh hưởng và kinh nghiệm của ông Abe sẽ được nhớ đến. Bất kỳ đề xuất cải cách Hiến pháp nào cố gắng loại bỏ chủ nghĩa hòa bình sau chiến tranh của Nhật Bản để trở thành một "quốc gia bình thường" sẽ gây tranh cãi sâu sắc. Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida sẽ phải điều hành luật pháp thông qua một cuộc tranh luận gay gắt ở cả hai viện trước khi đưa quan điểm ra trước công chúng đầy hoài nghi. Nếu ông Kishida chịu áp lực và rút lui và thúc đẩy một gói cải cách ôn hòa hơn, ông ta có khả năng trở thành mục tiêu của phe cánh hữu của Nhật Bản, những người coi đây là cơ hội để xác định lại chính trị quốc gia. Khả năng chỉ đạo chính sách độc đáo của Abe bắt nguồn từ sự tín nhiệm của ông với những người bảo thủ của Nhật Bản và sự sẵn sàng đầu tư vốn liếng chính trị của ông. Khi ông ra đi, phong trào sửa đổi hiến pháp đã mất đi người lãnh đạo dễ nhận biết nhất. Nếu không có ảnh hưởng chính trị to lớn của Abe, áp lực của chính quyền Kishida trong việc thúc đẩy sửa đổi thông qua cũng có thể giảm bớt.

Việc Abe rời khỏi chính trường cũng sẽ tác động đến các cuộc tranh luận sắp tới về chiến lược quốc phòng và an ninh quốc gia mà New Delhi vô cùng quan tâm. Tokyo đang trong quá trình sửa đổi Chiến lược An ninh Quốc gia 2013 của Abe ngay cả khi chính quyền Kishida đã cam kết tăng ngân sách quốc phòng của Nhật Bản và đóng một vai trò quân sự tích cực hơn ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Điều này sẽ giúp răn đe Trung Quốc và Triều Tiên, tăng cường phòng vệ cho Đài Loan và tài trợ cho các hoạt động cải thiện quân sự của các quốc gia Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương bao quanh Trung Quốc. Cùng với việc giá cả leo thang và sự bất mãn của công chúng ngày càng gia tăng, một câu hỏi duy nhất đã trở thành vấn đề trọng tâm trong chính trị Nhật Bản: Chính phủ sẽ cung cấp tài chính cho những đợt tăng quốc phòng này như thế nào? Họ đã tung ra các gói kích thích lớn để giúp kích thích nền kinh tế sau đại dịch COVID-19 và đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế mới, việc tài trợ cho các hoạt động cải cách quốc phòng theo kế hoạch của Nhật Bản sẽ tỏ ra khó khăn.

Trước khi qua đời, ông Abe đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc tranh luận này. Dựa vào việc ông đã kiểm soát phe lớn nhất trong đảng cầm quyền của Nhật Bản và sử dụng ảnh hưởng đó để thúc đẩy mở rộng khả năng phòng thủ của Nhật Bản, sự ra đi của ông đã làm phức tạp thêm tình hình chính trị vốn đã phức tạp trong nước. Thủ tướng Kishida, từng nổi tiếng là người giỏi về các vấn đề chính sách đối ngoại, sẽ phải đối đầu với những người ôn hòa, bảo thủ, các đối tác liên minh miễn cưỡng và các quan chức hiếu chiến trong nhiệm vụ chuẩn bị quân đội Nhật Bản cho tương lai.

Tokyo là bên thiệt hại hơn sau sự ra đi của ông Abe; và New Delhi cũng vậy.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.orfonline.org/expert-speak/after-abe-implications-for-india/

Nguồn:

Cùng chuyên mục