Sự kiên trì của Ấn Độ đối với Trung và cách ông Modi ghi điểm địa chính trị ở khu vực sân sau của chính mình
Theo chính sách “chuỗi ngọc trai”, Trung Quốc từ lâu đã cố gắng xây dựng các căn cứ chiến lược và nền móng kinh tế ở các nước nhỏ hơn trong khu vực Nam Á để bao vây Ấn Độ. Tuy nhiên, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã theo đuổi một chính sách tích cực để có thể khống chế Trung Quốc ở sân sau của chính mình. Khu vực Nam Á đã trở thành chiến trường giữa hai cường quốc khi Ấn Độ tìm cách thách thức sức ảnh hưởng của Trung Quốc ở sân sau của chính mình.
Vài ngày trước, Thủ tướng Ấn Độ Modi đã tham dự buổi lễ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống mới của Maldives, Ibrahim Mohamed Solih. Quan hệ Ấn Độ -Maldives đã trở nên căng thẳng dưới thời cựu Tổng thống Abdulla Yameen - người được cho là gần gũi với Trung Quốc. Một số quyết định của ông Yameen, bao gồm các hạn chế về thị thực lao động cho người Ấn Độ và ký Hiệp định Thương mại tự do mới với Bắc Kinh khiến New Delhi phật lòng. Chính phủ mới ở Maldives đã tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp định Thương mại tự do với Trung Quốc vì đó là một sai lầm đối với quốc gia nhỏ khi ký hiệp ước như thế với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Ông Yameen đã ký thỏa thuận trong chuyến thăm Bắc Kinh năm 2017 và Quốc hội phê chuẩn hiệp ước bất chấp sự phản đối của phe đối lập rằng ông Yameen đã vội vã thông qua tài liệu 1000 trang trong vòng chưa đầy một giờ mà không có tranh luận.
Trung Quốc đã mở rộng ảnh hưởng của mình ở các nước nhỏ trong khu vực sân sau của Ấn Độ bằng cách tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, kể từ khi những tài trợ như vậy được chứng minh như là một cái bẫy nợ, các nước này đã trở nên cảnh giác, đồng thời mang lại cho Ấn Độ một cơ hội để tăng cường quan hệ kinh tế với những nước này.
Những nỗ lực không ngừng của ông Modi để giảm thiểu ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực sân sau của Ấn Độ đã dẫn đến một cuộc tranh giành quyền lực liên tục giữa hai nước.
Tại Sri Lanka, Ấn Độ đã trợ giúp liên minh giữa Maithripala Sirisena và Ranil Wickremesinghe để loại bỏ Mahinda Rajapaksa vào năm 2015. Ông Rajapakse đã cho Trung Quốc tạo ảnh hưởng chiến lược ở Sri Lanka bằng cách cho thuê cảng Hambantota và cho phép xây dựng cảng Colombo và cầu cảng tàu ngầm tại Sri Lanka. Ông Wickremesinghe đã đảo ngược một vài thỏa thuận với Trung Quốc và thậm chí đã ký một thỏa thuận với Ấn Độ vận hành sân bay Humbantota.
Nhưng sự thăng tiến quyền lực của Rajapaksa hiện đã khiến Ấn Độ lo lắng khi ông này được cho là gần gũi hơn với Trung Quốc.
Mặc dù Ấn Độ sẽ cần phải nỗ lực hơn để đánh bại sức mạnh tiền bạc của Trung Quốc trong việc thu hút các nước láng giềng nhỏ hơn, chính sách “láng giềng trước tiên” của ông Modi đang được triển khai tích cực. Cách đây vài tháng, Trung Quốc đã phải từ bỏ một dự án thủy điện ở Nepal do chi phí khó khăn trong việc tái định cư hàng ngàn gia đình. Nhưng lý do thực sự được cho là Ấn Độ. Ấn Độ đã thông báo với Nepal rằng, Ấn Độ sẽ không mua điện từ dự án đó, và Trung Quốc không thể dựa vào một thị trường nhỏ ở Nepal.
Hy vọng tốt nhất của Ấn Độ là các nước láng giềng nghi ngờ về nguồn tài trợ cơ sở hạ tầng của Trung Quốc. Điều đó đã xảy ra. Bangladesh đang tự bỏ vốn xây dựng cầu đường sắt và cầu đường bộ dài 20 km trên sông Padma mặc dù đã chuẩn bị xong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc.
Tuy một số công ty Trung Quốc tham gia thực hiện dự án được lựa chọn thông qua đấu thầu, sáng kiến này không tiếp xúc với các quỹ đầu tư của Trung Quốc. Bangladesh đã thận trọng trong việc chấp nhận các khoản vay từ Trung Quốc và đôi khi đã từ chối các công ty Trung Quốc cạnh tranh các dự án cơ sở hạ tầng, và thậm chí là, các công ty Trung Quốc bị liệt vào danh sách đen.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://economictimes.indiatimes.com/news/politics-and-nation/indias-relentless-push-against-china-in-its-backyard-and-how-modi-scores-on-geopolitics/articleshow/66714790.cms
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 04:00 12-12-2024
G20 và Cơ hội Mở Rộng Quan Hệ Ấn Độ - Mỹ Latinh
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 03:00 12-12-2024