Sự phát triển, mục tiêu và lộ trình thực hiện chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Ấn Độ (Phần 4)
Wu Zhaoli*
2. Nhân tố thúc đẩy Ấn Độ cho ra đời “Chính sách Hành động phía Đông”
Nhân tố thúc đẩy Ấn Độ ra đời “Chính sách Hành động phía Đông” vừa có sự suy nghĩ về mặt chiến lược, vừa mang sự thúc đẩy về mặt kinh tế, cụ thể bao gồm: Mở rộng không gian chiến lược khu vực châu Á - TBD, đồng thời phát huy vai trò to lớn hơn; cạnh tranh tầm ảnh hưởng với Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á, Nam Á và Thái Bình Dương, đồng thời kiềm chế hành vi của Trung Quốc; truyền động lực mới để phát triển quan hệ với Mỹ, Nhật, Úc và các nước ASEAN; thiết thực cải thiện tình trạng kết nối với các nước Đông Nam Á; tăng cường liên kết thương mại với các nước Đông Á và Đông Nam Á.
Một là, cùng với diễn biến cục diện ở khu vực châu Á - TBD, cũng như sức mạnh tổng hợp của Ấn Độ tăng lên rõ rệt, Chiến lược Châu Á - TBD của Ấn Độ bước vào giai đoạn mở rộng. Đặc điểm rõ ràng nhất của chiến lược này của Ấn Độ dung hòa toàn diện vào khu vực châu Á - TBD, mục tiêu thông qua việc phát triển mối liên hệ về chính trị, kinh tế, an ninh và văn hóa với các nước liên quan trong khu vực châu Á - TBD, bảo vệ và mở rộng lợi ích chiến lược và không gian chiến lược của Ấn Độ ở khu vực châu Á - TBD, phát huy vai trò tương xứng với thực lực của Ấn Độ trong khu vực này.
Hai là, chiến lược đối ngoại tích cực của Trung Quốc, đặc biệt là sự tích cực đề xướng kế hoạch “Một vành đai, một con đường” trở thành hình mẫu của Ấn Độ, nên “Chính sách Hành động phía Đông” đã trở thành chiến lược ứng phó với Trung Quốc của Ấn Độ. Trung Quốc đề xướng sự kesi dài từ khu vực Đông Nam Á băng qua Nam Á đến tận vùng bờ biển Ấn Độ Dương, còn “Chính sách Hành động phía Đông” của Ấn Độ lại lấy Bangladesh ở Nam Á làm điểm xuất phát mở rộng vòng cung về phía Đông, việc tăng cường liên kết chính trị, kinh tế và an ninh với khu vực châu Á - TBD có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi đối ngoại của Trung Quốc nhằm phục vụ cho lợi ích cốt lõi của Ấn Độ, trong đó bao gồm việc cạnh tranh tầm ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á với Trung Quốc, từ đó tác động đến hành vi của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương.
Ba là, mức độ tụ hội của “Chính sách Hành động phía Đông” với lợi ích chiến lược của các nước Mỹ, Nhật, Úc và ASEAN tăng lên. “Chính sách Hành động phía Đông” về một ý nghĩa nhất định chính là “sự xoay trục về châu Á - TBD” phiên bản Ấn Độ, nhìn từ nhu cầu chiến lược, các nước Mỹ, Nhật, Úc ủng hộ Ấn Độ phát huy vai trò to lớn hơn với “Chính sách Hành động phía Đông”; các nước ASEAN có xu hướng nghiêng về Trung Quốc và Mỹ trên các phương diện kinh tế và an ninh, nên họ hoan nghenh Ấn Độ tăng cường thúc đẩy “Chính sách Hành động phía Đông” với hy vọng mang lại sức mạnh mới cho kinh tế và an ninh khu vực. Tuyên bố chung hai nước Ấn Mỹ tháng 9.2014 lần đầu thông qua “Chính sách Hành động phía Đông” và “Tái cân bằng” của Mỹ nhằm định nghĩa quan hệ song phương, thổi vào động lực mới cho quan hệ hai nước.
Bốn là, nhìn từ xu thế phát triển kinh tế khu vực, sự nâng cấp và chuyển dịch nền công nghiệp Trung Quốc sẽ thúc đẩy sự phát triển công nghiệp theo mô hình tập trung ở các khu vực xung quanh, các nước như Việt Nam, Lào, Cambodia và Myanmar sẽ là những nước được lợi sớm nhất, việc Ấn Độ tăng tốc kết nối với những quốc gia này sẽ mang lại lợi ích kinh tế rõ ràng; xu thế tự do hóa thương mại dịch vụ ở khu vực Đông Á và nhu cầu dịch vụ khổng lồ ở đây sẽ mang lại cơ hội cho sự phát triển ngành dịch vụ của Ấn Độ; sự tái bố trí thương mại khu vực bao gồm ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Qốc, Úc sẽ là đối tác kinh tế toàn diện khu vực với phạm vi lớn nhất thế giới, tương lai sẽ bao trùm lĩnh vực dịch vụ, điều này mang lại sức thu hút cực lớn đối với Ấn Độ, nước này đã chuyển từ vai trò người tham gia bị động sang người xây dựng chủ động, điều này có lợi cho công cuộc cải cách thương mại trong nước ở Ấn Độ, nhằm giảm giá thành thương mại mậu dịch quốc tế.
Năm là, nội dung quan trọng của “Chính sách Hướng Đông” là tăng cường tính kết nối với khu vực Đông Nam Á, nhưng trước mắt sự kết nối phía Đông Bắc Ấn Độ với Đông Nam Á vẫn chưa thể thực hiện, sự liên kết vẫn luôn là trở ngại quan trọng ngăn cản sự nhất thể hóa kinh tế khu vực, nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng là điều cấp bách. Cải cách chính trị và điều chỉnh chính sách đối ngoại ở Myanmar có thể mang lại khả năng để Ấn Độ mở ra chiếc cầu kết nối trên đất liền với Đông Nam Á, nhưng Ấn Độ phải cạnh tranh khốc liệt với các quốc gia khác ở Myanmar, nếu không hành động sẽ đánh mất thời cơ.
3. Định vị mục tiêu của chiến lược Châu Á - TBD của Ấn Độ
Chiến lược Châu Á - TBD của Ấn Độ là sự cấu thành quan trọng của chiến lược cường quốc của nước này, đồng thời là nền tảng logic phục vụ cho chiến lược cường quốc. “Chính sách Hướng Đông” với tư cách là phương tiện để thực hiện chiến lược Châu Á - TBD, thông qua việc không ngừng tăng thêm các nội hàm mới cho chiến lược này để thực hiện mục tiêu chiến lược Châu Á - TBD. Cụ thể là, chiến lược Châu Á -TBD bao gồm nhiều tầng mục tiêu trong khung khuôn khổ của chiến lược cường quốc.
Phân tích từ góc độ mục tiêu chiến lược thì chiến lược Châu Á - TBD của Ấn Độ mang thuộc tính đa tầng trên các bình diện kinh tế, an ninh, chiến lược và nhân văn…, bao gồm việc chia sẻ và lợi dụng sự tăng trưởng kinh tế ở khu vực châu Á - TBD để thực hiện sự phát triển kinh tế, theo đuổi sự tự chủ về chiến lược và sự cân bằng quyền lực[1], sự mở rộng không gian chiến lược và tạo dựng trật tự khu vực, truyền bá ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, đồng thời xây dựng hình ảnh đất nước dân chủ tích cực.
Phân tích từ góc độ khu vực, mục tiêu chiến lược Châu Á - TBD của Ấn Độ phân thành ba tầng thứ: Tầng thứ nhất là khu vực Nam Á, mục tiêu nhằm duy trì và vận dụng địa vị ưu thế ở khu vực này, thông qua việc tiếp tục thực thi “chủ nghĩa Gujral” để ổn định và củng cố mối quan hệ với các nước Nam Á láng giềng, ra sức thoát khỏi sợi dây trói buộc của các nước Nam Á đối với việc Ấn Độ trở thành cường quốc mang tính khu vực từ sau Chiến tranh Lạnh, đặt nền móng khu vực trong việc trở thành cường quốc mang tính toàn cầu.
Tầng thứ hai là khu vực Đông Nam Á, có ba mục tiêu: một là, ưu tiên hợp tác kinh tế, xem trọng và lợi dụng sự năng động về kinh tế của khu vực này, phát triển và tăng cường hợp tác thương mại với Đông Nam Á; hai là, lấy ảnh hưởng văn hóa làm sợi dây liên kết, mở rộng vòng văn hóa Ấn Độ, tằng cường ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ đối với khu vực này; ba là, lấy hợp tác an ninh làm điểm tiếp xúc mới, cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc đối với khu vực này.
Tầng thứ ba là khu vực châu Á - TBD rộng lớn hơn, mục tiêu tổng thể của Ấn Độ từ tích cực tham gia và mở rộng toàn diện quan hệ với các cường quốc trong khu vực này nhằm xây dựng nên môi trường bên ngoài có lợi cho sự trỗi dậy của bản thân trên nhiều góc độ từ chính trị, kinh tế, an ninh… Cụ thể gồm những phương diện sau: Một là, thương mại và đầu tư, tăng cường mối quan hệ thương mại với Trung, Nhật và Hàn, tích cực tìm kiếm ưu thế kỹ thuật của Mỹ, Nhật và Hàn đồng thời với việc tìm kiếm ưu thế về vốn từ Trung và Nhật. Hai là, về chính trị, tăng cường quan hệ với các quốc gia dân chủ như Mỹ, Hàn và Nhật nhằm ra sức thúc đẩy giá trị quan dân chủ trở thành cầu nối, dây liên kết và chất bôi trơn nhằm thúc đẩy và bảo vệ quan hệ chính trị song phương. Ba là, lĩnh vực an ninh và quốc phòng, mở rộng hợp tác về an ninh với các nước Mỹ, Nhật, Hàn và một số nước thuộc ASEAN, thông qua việc hợp tác an ninh song phương và “tiểu đa phương” để bảo vệ lợi ích an ninh của Ấn Độ. Bốn là, hòa nhập vào cơ chế hợp tác đa phương khu vực, thúc đẩy sự tồn tại và ảnh hưởng của Ấn Độ trong tiến trình xây dựng trật tự khu vực châu Á - TBD. Năm là, xây dựng hình tượng dân chủ chính diện một cách tích cực trong khu vực này nhằm đặt nền tảng cho việc đạt được vị trí cường quốc thế giới. (Xem tiếp phần 5)
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
[1] C. Raja Mohan, "The Evolition of Sino - Indian Relations: Implications for the United States," in Alysa Ayres and C. Raja Mohan, Power Realignments in Asia: China, India and the United States, 2009, p.288.
* Viện Nghiên cứu Nam Á và Chiến lược Toàn cầu, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc.
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục