Sự phát triển, mục tiêu và lộ trình thực hiện chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Ấn Độ (Phần 7)
Wu Zhaoli*
6. Phát động phong trào “Make in India”, thúc đẩy Ấn Độ trở thành trung tâm chế tạo của toàn thế giới
Khi mới nhận chức, Thủ tướng Modi từng cam kết xóa bỏ sự rườm ra về thủ tục với giới đầu tư, khởi động sự thay đổi về chính sách liên quan để cải thiện môi trường kinh doanh của Ấn Độ, vào tháng 9/2014 chính thức phát động phong trào “Make in India”. Hiện nay, “Make in India” không chỉ trở thành thời cơ chính phủ Modi đẩy nhanh cải cách bên trong, hơn nữa đã trở thành nội dung quan trọng về chiến lược đối ngoại, tích cực giới thiệu “Make in India” trong các chuyển công du nước ngoài. Mục tiêu chủ yếu của việc phát động phong trào “Make in India” nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, xây dựng Ấn Độ trở thành trung tâm chế tạo.
Châu Á - TBD không phải là khu vực duy nhất giới thiệu phong trào “Make in India”, nhưng các nước như Mỹ, Trung, Nhật, Hàn và Úc đương nhiên trở thành các quốc gia khu vực quan trọng nhất để Chính phủ Modi thúc đẩu phong trào này.
Nghị trình quan trọng trong chuyến thăm đến Nhật Bản cuối tháng 8 năm 2014 chính là việc thuyết phục các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Ấn Độ, hai nước tuyên bố khởi động “quan hệ đối tác thúc đẩy đầu tư Ấn - Nhật”, đồng thời đạt được thỏa thuận trong năm năm tới Nhật sẽ đầu tư vào Ấn Độ 35 tỉ USD. Trong Hội nghị Tổ công tác liên hợp Ấn Nhật lần thứ hai vào tháng 12 năm 2014, Bộ trưởng thông tin kỹ thuật Ấn Độ đã nhấn mạnh rằng, hai nước Ấn Độ và Nhật Bản trong lĩnh vực thông tin và kỹ thuật thông tin là đối tác tự nhiên, cũng như Ấn Độ nên tham gia vào đề xuất “Make in India”[1]. Tháng 1 năm 2015, trong cuộc Đối thoại Chiến lược giữa hai nước, Ngoại trưởng Ấn Độ nhấn mạnh, Nhật Bản là đối tác then chốt của “Make in India”, tháng 4 năm 2015, “Nghị trình thúc đẩy đầu tư và thương mại Ấn Nhật, thúc đẩy hành động nhất thể hóa kinh tế Ấn Độ - TBD” mà hai nước đạt được sẽ đóng vai trò tích cực trong việc thực hiện “Make in India”.
Trong thời gian Modi thăm Mỹ vào tháng 9 năm 2014, hai nước Mỹ Ấn cam kết sẽ khởi động đề xướng đầu tư Mỹ - Ấn nhằm phát triển thị trường vốn và đầu tư cơ sở hạ tầng, đồng thời áp dụng các biện pháp nâng kim ngạch thương mại song phương tăng gấp 5 lần. Trong buổi hội nghị nhân chuyến thăm đến Australia tháng 11 năm 2014, Thủ tướng Moidi đã chỉ ra rằng, môi trường kinh tế Ấn Độ đã thay đổi, và cho rằng, việc chuyển thời cơ thành thành quả cụ thể sẽ trở nên dễ dàng, đồng thời tuyên bố, năm 2015 sẽ tổ chức triển lãm “Make in India” tại Australia. Trong thời gian đến thăm Trung Quốc và Hàn Quốc vào tháng 5 năm 2015, Thủ tướng Modi cũng ra sức tuyên truyền cho đề xướng “Make in India”. Trong diễn đàn Đối thoại doanh nghiệp Trung - Ấn, Modi đã giới thiệu mô hình “5F” của “Make in India”. Tại Hàn Quốc, Modi đã nhấn mạnh đến cơ hội của doanh nghiệp Hàn Quốc cũng như xây dựng cầu nối “Korea Plus Channel” nhằm tạo thuận tiện cho các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Ấn Độ[2]. Ngoài ra, trong Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ được tổ chức ở Myanmar vào tháng 11 năm 2014, ông cũng nhiều lần mới các quốc gia ASEAN tham gia vào đề xướng “Make in India” với hình thức song phương và đa phương[3].
7. Thúc đẩy hợp tác an ninh với các quốc gia châu Á - TBD
Vấn đề an ninh là chủ đề quan trọng của “Chính sách Hướng Đông”, nhưng trong khuôn khổ của “Chính sách Hành động phía Đông”, vấn đề an ninh đặc biệt là an ninh biển mang lại cảm giác thôi thúc mới, hơn nữa, việc thực thi mối quan hệ quốc phòng và an ninh mới ở khu vực “Ấn Độ - Thái Bình Dương”, Chính phủ Modi có tự tin lớn hơn so với chính phủ tiền nhiệm[4]. Tính cấp bách của nghị trình an ninh bắt nguồn từ sự thay đổi cục diện sức mạnh khu vực châu Á - TBD, tính không xác định của mối quan hệ giữa các nước lớn tăng lên, cũng như sự tăng lên của nhu cầu phát huy vai trò an ninh khu vực lớn hơn của Ấn Độ. Với nền tảng phát triển quan hệ an ninh giữa Ấn Độ với khu vực này từ đầu thế kỷ XXI đến nay, Chính phủ Modi đã làm sâu sắc hơn quan hệ an ninh với các quốc gia chủ yếu trong khu vực này bao gồm: Mỹ, Nhật, Úc và ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, Singapore và Malaysia. Có học giả cho rằng, Ấn Độ nhấn mạnh đến hợp tác an ninh với Mỹ, Nhật và Úc là ba chỉ tiêu chủ yếu của “Học thuyết Modi”, còn nhấn mạnh đến quan hệ an ninh với ASEAN và sâu sác hóa quan hệ an ninh với các đảo quốc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là nhân tố củng cố của “Chính sách Modi”[5]. Hơn nữa, ngoại giao quân sự của Ấn Độ cũng từng bước đi từ cô lập sang quan hệ đối tác đa tầng.
Hợp tác an ninh của Ấn Độ chủ yếu thể hiện trên ba lĩnh vực: Một là, điều hòa chính sách an ninh; hai là, thực hiện sự bảo đảm an ninh; ba là, đạt được trang bị kỹ thuật quốc phòng. Ngoại trừ việc đạt được trang bị và kỹ thuật nghiêng về phía Âu Mỹ ra, sự điều hòa chính sách và bảo đảm an ninh lại nghiêng về phía các quốc gia chủ yếu ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, đồng thời trong tiến trình sâu sắc hóa chiến lược châu Á - TBD, độ sâu rộng về hợp tác an ninh đều có được sự phát riển. Về bình diện điều hòa chính sách an ninh: Năm 2005, Ấn Độ và Mỹ đã ký kết “Khuôn khổ mới về quan hệ quốc phòng Ấn - Mỹ”, năm 2015 ký tiếp “Hiệp định khung về hợp tác quốc phòng Ấn - Mỹ 2-15”, thúc đẩy hợp tác quốc phòng trong các lĩnh vực liên quan đến an ninh, song phương đã xây dựng bảy cơ chế đối thoại và đàm phán bao gồm tổ chính sách quốc phòng (DPG)[6]; năm 2010, Ấn Độ và Nhật Bản xây dựng cơ chế đối thoại “2+2” về ngoại giao và an ninh, xem trọng cơ chế đối thoại cố vấn an ninh các cấp được khởi động vào năm 2014, xác nhận lại tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược song phương về hợp tác an ninh, quyết định nâng cấp và tăng cường quan hệ hợp tác an ninh song phương, cơ chế hóa diễn tập quân sự song phương, cũng như cùng Mỹ đồng tổ chức diễn tập quân sự ba bên; năm 2015, Ấn Độ và Hàn Quốc xây dựng cơ chế đối thoại “2+2”, Hàn Quốc nối tiếp Nhật Bản trở thành quốc gia ký kết cơ chế đối thoại này cùng Ấn Độ; tháng 11 năm 2014, một trong những nội dung quan trọng của “Hiệp định khung hợp tác quốc phòng mới” giữa Ấn Độ và Úc chính là quy hoạch và điều hòa chính sách quốc phòng, điều này một mặt thể hiện nguyện vọng của Chính phủ Modi vượt qua sự cấm kị của chính phủ tiền nhiệm về việc phát triển quan hệ quốc phòng với Úc, đồng thời cũng chứng tỏ Ấn Độ có bước tiến triển mới trong việc phát triển mạng lưới hợp tác quốc phòng khu vực; trong khuôn khổ Ấn Độ - TBD, Ấn Độ không chỉ tập trung xây dựng cơ chế hợp tác an ninh song phương hoặc đa phương với các quốc gia nhỏ ở khu vực Ấn Độ Dương như Sri Lanka, Maldives, Mauritius và Seychelles, đặc biệt là sự chờ đợi cao độ đối với sự mở rộng của an ninh ba bên Ấn - Sri Lanka - Maldives bắt đầu vào năm 2011[7], đồng thời cũng xây dựng cơ chế hợp tác an ninh với các nước Việt Nam, Singapore và Malaysia, đặc biệt càng xem trọng hợp tác an ninh với Việt Nam[8], trước mắt là cơ chế đối thoại thường niên với Việt Nam (cấp Thư ký Bộ Quốc phòng)
IV. Chiến lược Châu Á - Thái Bình Dương của Ấn Độ và Trung Quốc
Lợi ích quốc gia rõ ràng là xuất phát điểm của Chiến lược Châu Á - TBD, nhưng chiến lược này cũng có đối tượng suy xét là Trung Quốc. Ấn Độ nhấn mạnh sự tiếp cận khu vực châu Á - TBD bắt nguồn từ sự ảnh hưởng hai tầng: sự trỗi dậy của Trung Quốc đối với quan hệ Ấn - Trung và hình thế an ninh khu vực châu Á - TBD[9]. Vì thế, để cân bằng với ảnh hưởng của sự trỗi dậy Trung Quốc, hạn chế hoặc kiềm chế sức ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc đối với khu vực Ấn Độ Dương chính là nội dung quan trọng của chiến lược này. Nhưng một điều không thể phủ nhận là, việc tiếp cận Trung Quốc cũng là bộ phận tổ thành quan trọng của chiến lược Châu Á - TBD của Ấn Độ, đặc biệt dưới bối cảnh Chính phủ Modi giao quyền đặc biệt cho kinh tế đối ngoại, đồng thời với đó là chính sách song song kinh tế và chiến lược đối với Trung Quốc. (Xem tiếp phần 8)
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
[1] "Japan should be Part of 'Make in India' Programe: Ravi Shankar Prasad," IBNLIVE, Dec.3, 2014.
[2] "PM Narendra Modi Pitches for 'Make in India' in South Korea," The Times of India, May 18.2015.
[3] G. Sudhakar Nair, "PM Modi Invites ASEAN to be Part of India's New Economic Journey," Business Today, Nov.12, 2014.
[4] David Brewster, "The Australia - India Framwork for Security Cooperation: Another Step towards an Indo - Pacific Security Partnership".
[5] Patrick M. Cronin and Darshana M. Baruah, "The Modi Doctrine for the Indo - Pacific Maritime Region", The Diplomat, Dec. 2, 2014.
[6]Ministry of External Affairs, Government of India, "India - U.S. Relations"
[7]Sandeep Dikshit, "Seychelles, Mauritius Join Indian Ocean Maritime Security Group," The Hindu, March 7, 2014
[8]P. K. Ghosh, "India's Strategic Vietnam Defence Relations," The Diplomat, Nov.11, 2014.
* Viện Nghiên cứu Nam Á và Chiến lược Toàn cầu, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc.
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 04:00 12-12-2024
G20 và Cơ hội Mở Rộng Quan Hệ Ấn Độ - Mỹ Latinh
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 03:00 12-12-2024