Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Tại sao Ấn Độ không tham gia vào Hội nghị Thượng đỉnh sáng kiến Vành đai và Con đường

Tại sao Ấn Độ không tham gia vào Hội nghị Thượng đỉnh sáng kiến Vành đai và Con đường

Ấn Độ đã vắng mặt tại Hội nghị Thượng đỉnh sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) khai mạc ở Bắc Kinh vào ngày Chủ Nhật (14/5/2017), với việc viện dẫn các vấn đề về chủ quyền, thủ tục và lãnh đạo. Có tới 120 quốc gia, trong đó có 29 lãnh đạo cao nhất, đã tham dự lễ khai mạc, theo lời mô tả của Chủ tịch Tập Cận Bình thì đây là "dự án của thế kỷ".

05:37 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ đã viện dẫn Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC), đi qua khu vực Pakistan - Kashmir bị chiếm đóng là lý do chính để từ chối tham gia hội nghị thượng đỉnh. Các vấn đề về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, gắn liền với chủ nghĩa quốc gia của chính phủ của Thủ tướng Modi rõ ràng là vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự.

Một điều thú vị là, điều này cũng đúng với Tập Cận Bình. Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông đã đẩy nước này vào việc thách thức thế giới. Ngoài ra, ngay sau khi tiếp quản vị trí lãnh đạo Trung Quốc năm 2012, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố sẽ không hy sinh "lợi ích cốt lõi" vì lợi ích phát triển.

Vì thế, CPEC chỉ là một dự án "thương mại"? Chắc chắn, đó không phải là sự thật. Thực tế là Trung Quốc đã bắt đầu triển khai 30000 "nhân viên an ninh" để bảo vệ các dự án dọc tuyến đường CPEC, biến Trung Quốc thành một người chơi chủ động trong diễn đàn chính trị của tiểu lục địa Ấn Độ. Rõ ràng, đây là trường hợp của các tiêu chuẩn kép.

Cựu Ngoại trưởng Ấn Độ, Anand Sharma, thuộc đảng Quốc đại, đã thừa nhận các khoản đầu tư của Trung Quốc vào vùng Kashmir bị chiếm đóng bởi Pakistan, tương tự với các khoản đầu tư được thực hiện tại Kashmir. Tuy nhiên, đảng BJP cầm quyền có sự khác biệt rõ ràng. Ngoại trưởng Ấn Độ, Sushma Swaraj, ngay sau khi tiếp quản vị trí vào tháng 5/2014, đã nói với người đồng cấp phía Trung Quốc, Vương Nghị, rằng, chính sách "một Trung Quốc" của Ấn Độ phải phù hợp với chính sách "một Ấn Độ" của Trung Quốc, có nghĩa là người Trung Quốc phải nhạy cảm với các tuyên bố của Ấn Độ ở khu vực Kashmir do Pakistan chiếm đóng.

Nhưng Trung Quốc đã đi trước với CPEC. Đối với BJP, đây cũng là một vấn đề rất nhạy cảm, vì đảng này là một đối tác liên minh trong chính phủ ở bang Jammu và Kashmir.

Ấn Độ cũng đã bày tỏ mối quan ngại về sự tiến triển của BRI. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ ra rằng, các hiệp định song phương về các dự án cơ sở hạ tầng phải minh bạch và việc trả nợ được thực hiện dễ dàng hơn cho các nước tiếp nhận. Yếu tố thứ hai đang nổi lên nhanh chóng như là sự khác biệt hệ tư tưởng chính giữa hai cường quốc Á châu khi họ mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở Nam Á.

Bối cảnh căng thẳng gia tăng này rất quan trọng. Quân đội Trung Quốc đã bị cáo buộc vượt khỏi tuyến kiểm soát thực tế chia tách với Ấn Độ vào tháng 4/2013, vào tháng 9/2014 trong chuyến thăm của Tập Cận Bình đến Ấn Độ, cũng như trong tháng 10/2015 và giữa năm 2016. Các báo chí Trung Quốc cho hay, đây là phản ứng đối với việc xây dựng trung tâm hậu cần và nâng cấp một Lực lượng biệt kích của Ấn Độ. Các báo cáo của Ấn Độ nói rằng, hành động này chỉ tương ứng với việc xây dựng dịch vụ hậu cần của Trung Quốc tại khu vực Tây Tạng từ những năm 1980.

Gần đây, Trung Quốc đã miễn cưỡng từ chối đưa Jaish-e-Mohammed, đứng đầu tổ chức Masood Azhar, vào danh sách khủng bố, và từ chối Ấn Độ trở thành thành viên đầy đủ của Nhóm các nước cung cấp hạt nhân (NSG). Ấn Độ đã quyết định cho phép Dalai Lama viếng thăm Tawang ở bang Arunachal Pradesh, điều mà Bắc Kinh không chấp nhận.

Trớ trêu thay, Ấn Độ là nước đóng góp lớn thứ hai cho Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), đã cấp 100 tỷ USD cho BRI và cũng tài trợ Hành lang Kinh tế Bangladesh - Trung Quốc - Ấn Độ - Myanmar. Ấn Độ có hơn 8% quyền bỏ phiếu tại AIIB và vẫn quan tâm đúng mức đến các vấn đề chiến lược lớn của BRI.

Tham vọng của Tập Cận Bình là rõ ràng. Tại lễ khai mạc BRI, ông nói sẽ đưa ra một "loại quan hệ quốc tế mới". Vào tháng 6/2013, ông đã nói với cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama về ý định thiết lập một "mối quan hệ quyền lực lớn" của Trung Quốc - điều này cho thấy các tham vọng toàn cầu của Trung Quốc đã vượt ra ngoài tầm nhìn của Mỹ, một nước Nga đang cạn kiệt và Liên minh Châu Âu đang khủng hoảng. Nhưng Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh rằng, mục tiêu của BRI là xây dựng quan hệ đối tác chứ không phải liên minh. Điều này mở ra cánh cửa linh hoạt cho phía Trung Quốc cũng như của một số nước như Ấn Độ.

Quyết định tẩy chay Hội nghị Thượng đỉnh BRI của Ấn Độ là không đáng ngạc nhiên. Một số cho rằng, Ấn Độ có đại diện là các quan chức Đại sứ quán Ấn Độ tại Bắc Kinh. Tuy nhiên, điều này đã bị bác bỏ do sự hiện diện của bất kỳ quan chức cấp cao nào hoặc đại diện cấp cao nào của Chính phủ Ấn Độ, sẽ được xem như là sự phê chuẩn.

Điều chắc chắn là, trận chiến ở khu vực Nam Á đã bắt đầu. Delhi rõ ràng đang lo lắng về sự hiện diện mở rộng của Trung Quốc trong khu vực lân cận của mình – điều này được xem là một phần trong phạm vi ảnh hưởng của chính Ấn Độ. Tuy nhiên, Bản ghi nhớ hợp tác hàng hải của Trung Quốc với Sri Lanka, quyết định bán 8 tàu ngầm cho Pakistan và tăng cường các cơ sở tại cảng Gwadar, khuấy đảo vùng biển Ấn Độ Dương bằng tàu ngầm, cũng như xây dựng căn cứ tại Djibouti ở Châu Phi đã khiến cho New Delhi tức giận.

Con rồng đang khạc lửa. Và con voi bị bỏ lại phía sau bao lâu nữa?

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dịch

http://indianexpress.com/article/opinion/why-india-is-not-part-of-the-belt-and-road-initiative-summit-4656150/

Nguồn:

Cùng chuyên mục