Tại sao Ấn Độ kỷ niệm ngày Cộng hòa 26 tháng 01?
1. Ngày Cộng hòa của Ấn Độ
Được đánh dấu là một trong ba ngày nghỉ lễ của đất nước Ấn Độ cùng với ngày Độc lập (15 tháng 8) và ngày Gandhi Jayanti (2 tháng 10), ngày Cộng hòa Ấn Độ (26 tháng 1) là một ngày lễ rất phổ biến của đất nước Ấn Độ. Sự kiện này đánh dấu sự ra đời của truyền thống cộng hòa đầy tự hào của một trong những nền dân chủ lớn nhất thế giới.
2. Tại sao Ấn Độ tổ chức kỷ niệm Ngày Cộng hòa?
Ngày Cộng hòa nhằm tôn vinh ngày mà Quốc hội Ấn Độ thông qua Hiến pháp đặc biệt được xây dựng dành cho quốc gia. Vào ngày 26 tháng 1 năm 1950, Hiến pháp mới được soạn thảo của Ấn Độ đã được thực thi thay thế cho Đạo luật Chính phủ Ấn Độ năm 1935. Kể từ đó, ngày này được tổ chức kỷ niệm hàng năm với như một sự kiện quốc gia với một kỳ nghỉ lễ chung ở tất cả các bang của đất nước.
3. Tại sao ngày 26 tháng 1 được chọn để làm lễ kỷ niệm
Vào ngày 26 tháng 1 năm 1930, Ấn Độ tuyên bố Puna Swaraj hay Ấn Độ hoàn toàn độc lập, thoát khỏi sự cai trị của nước ngoài. Lời tuyên bố này đã được các thành viên Quốc hội cũng như nhóm dân tộc chủ nghĩa đấu tranh giành độc lập Ấn Độ tán thành và quyết định rằng ngày này sẽ được kỷ niệm là ngày độc lập của đất nước. Tuy nhiên, sau đó, Ấn Độ giành độc lập vào một ngày khác (15 tháng 8), nhưng Quốc hội Ấn Độ đã quyết định sẽ thi hành Hiến pháp vào ngày 26 tháng 1 năm 1950, mặc dù nó đã được thông qua vào ngày 26 tháng 11 năm 1949.
4. Sự cần thiết có một Hiến pháp
Ấn Độ được tự do thoát khỏi sự cai trị của Anh vào ngày 15 tháng 8 năm 1947. Nền tự do của đất nước được tạo ra bởi cuộc kháng chiến không đổ máu và ôn hoà của Quốc hội dưới sự lãnh đạo của Mahatma Gandhi, người đã cổ vũ cách biểu tình bất bạo động, một loại hình thức và quy mô chưa từng có trong lịch sử. Ngày 28 tháng 8 năm 1947, Ấn Độ đã lập ra Ủy ban Soạn thảo Hiến pháp dưới sự chỉ đạo của Tiến sĩ B.R. Ambedkar.
5. Thi hành Hiến pháp
Uỷ ban Soạn thảo đã đệ trình bản dự thảo hiến pháp cho Quốc hội Ấn Độ vào ngày 4 tháng 11 năm 1947. Quốc hội đã tổ chức một loạt các cuộc thảo luận để thảo luận về hiến pháp. Quá trình này kéo dài hơn 166 ngày và trải dài trong 2 năm, 11 tháng và 18 ngày. Tất cả những buổi họp này đều được mở cửa cho công chúng.
6. Thi hành Hiến pháp - 2
Sau một số cuộc thảo luận và sửa đổi, Quốc hội bao gồm 308 thành viên đã chuẩn bị hai bản sao viết tay của bản hiến pháp, một bản bằng tiếng Hindi và một bản bằng tiếng Anh do tất cả các thành viên ký. Sau khi ký vào ngày 24 tháng 1 năm 1950, nó đã được thi hành trên toàn quốc hai ngày sau đó vào ngày 26 tháng 1 năm 1950.
7. Lễ kỷ niệm trên toàn quốc gia Ấn Độ
Sự kiện Ngày Cộng hòa được tổ chức hàng năm tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ. Trong buổi lễ kỷ niệm tổ chức tại Rajpath, Tổng thống Ấn Độ chủ trì sự kiện này và cuộc diễu hành đầy màu sắc và nghi lễ để tôn vinh toàn bộ quốc gia sẽ được thực hiện từ ngọn núi Raisina gần Rashtrapati Bhavan dọc theo Rajpath và đi qua Cổng Ấn Độ.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://timesofindia.speakingtree.in/allslides/why-we-celebrate-26-january-as-republic-day
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục