Tầm nhìn của Thủ tướng Ấn Độ Modi về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương
Trong bài phát biểu quan trọng về chính sách đối ngoại, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhấn mạnh tầm quan trọng của các mối quan hệ đối tác khu vực, và giữ thái độ thận trọng về sự hợp tác với Trung Quốc. Học giả Rahul Roy-Chaudhury có những nhận đình về diễn đàn Đối thoại IISS Shangri-La.
Cuối cùng, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong bài phát biểu quan trọng tại cuộc Đối thoại IISS Shangri-La đã chính thức nêu khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương giữ vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại và an ninh của Ấn Độ. Điều này chính thức chấm dứt bất kỳ sự bảo lưu nào của Chính phủ Ấn Độ trong quá khứ về việc sử dụng thuật ngữ này – Thủ tướng N.Modi đã sử dụng thuật ngữ này mười lần trong bài phát biểu của ông - hoặc để xoa dịu Trung Quốc, hoặc làm giảm sự nhiệt tình của Mỹ.
Quan trọng hơn, ông Modi đã xác định khu vực này trải dài từ bờ biển châu Phi đến châu Mỹ, từ đó kết hợp khu vực vùng Vịnh và các quốc đảo Ấn Độ Dương vào trong định nghĩa phổ biến. Vì đây là một “khu vực tự do, rộng mở, bao trùm” nhằm theo đuổi sự tiến bộ và thịnh vượng, nên việc sử dụng thuật ngữ này không nhằm “chống lại bất kỳ quốc gia nào”, và cũng không được coi là “một nhóm cá nước tìm cách thống trị”. Trong bối cảnh đó, ông Modi cố tình không sử dụng từ “quad” - nhóm bộ tứ gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia.
Đối với Ấn Độ, cốt lõi của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ là chính sách "Hành động Phía Đông" của ASEAN và Ấn Độ, ngay cả khi Ấn Độ Dương là “chìa khóa cho tương lai của Ấn Độ”. Lần đầu tiên, ông Modi nói rằng, tầm nhìn Ấn Độ Dương của ông về SAGAR (An ninh và tăng trưởng cho tất cả trong khu vực) được công bố vào năm 2015 cũng sẽ được áp dụng cho “Phía Đông”. Và về mặt này, mối quan hệ với Hoa Kỳ là rất quan trọng.
Ông Modi nhấn mạnh rằng, Ấn Độ và Hoa Kỳ đã chia sẻ một tầm nhìn về một “khu vực Ấn Độ Dương ổn định, an ninh và thịnh vượng”. Đáng chú ý, bài phát biểu diễn ra vài ngày sau khi Hoa Kỳ đổi tên thành Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đặt tại Hawaii thành Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương; cuộc gặp song phương duy nhất của ông Modi được tổ chức bên lề cuộc Đối thoại Shangri-La là với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis.
Thủ tướng Modi đã gửi một thông điệp công khai tìm kiếm sự hợp tác tiếp tục với Trung Quốc - tham khảo với cuộc gặp thượng đỉnh gần đây của ông với ông Tập Cận Bình cách đây 5 tuần, trong chuyến thăm tới Trung Quốc cho Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Thượng Hải, đồng thời nhấn mạnh rằng, “mối quan hệ song phương mạnh mẽ và ổn định” quan trọng đối với an ninh châu Á và toàn cầu. Nhưng phát biểu lại không đề cập đến mối quan tâm của Ấn Độ đối với sự quyết đoán của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông.
Nhưng trong lời chỉ trích công khai của Trung Quốc, ông Modi đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác trên cơ sở giá trị và lợi ích chung. Quan trọng hơn, ông Modi cho rằng, khu vực này cần phải áp dụng “quy tắc dựa trên trật tự quốc tế ”, và nhấn mạnh rằng, “phải áp dụng cho tất cả các quốc gia, cũng như toàn cầu”. Những quy tắc và tiêu chuẩn này phải dựa trên “sự đồng ý của tất cả, chứ không dựa trên sức mạnh của vài quốc gia”. Ông cũng nhấn mạnh, tự do hàng hải, hàng không, và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế.
Điều này tương phản rõ rệt với cuộc họp cuối cùng của các quan chức “bộ tứ” ở Manila tháng 11/2018, tuyên bố của Ấn Độ khi đó đáng chú ý vì vắng mặt của nước này, mặc dù New Delhi đã thường xuyên lên tiếng ủng hộ những nguyên tắc này. Ông Modi cũng chỉ trích các dự án cơ sở hạ tầng không “dựa trên sự tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tư vấn, quản trị tốt, minh bạch, khả thi và bền vững”. Trong một ám chỉ khác về cái được gọi là “ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc”, ông Modi lưu ý rằng, các dự án như vậy “phải trao quyền cho các quốc gia, chứ không đặt dưới gánh nặng nợ không thể trả nổi”.
Cuối cùng, ông Modi tập trung vào tầm quan trọng của ngoại giao hải quân, ông ca ngợi hải quân Ấn Độ xây dựng quan hệ đối tác trong khu vực thông qua đào tạo, huấn luyện và thực hiện các sứ mệnh thiện chí, cũng như hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai. Ông Modi đã chọn Singapore để tổ chức cuộc tập trận hải quân chung không gián đoạn dài nhất với Ấn Độ, cuộc diễn tập này đã bước vào năm thứ 25, đồng thời đề cập đến việc mở rộng cuộc diễn tập này với một bên thứ ba. Trong một sự diễn biến ít được chú ý, và bất thường đối với các chuyến thăm Thủ tướng Ấn Độ, ông Modi đã đến thăm quân cảng Changi ở Singapore. Ở đó, ông Modi đã lên tàu một tàu khu trục Singapore và tàu khu trục hải quân Ấn Độ đang có chuyến thăm ở Singapore; và nhấn mạnh quan hệ phòng thủ của Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://www.iiss.org/en/iiss%20voices/blogsections/iiss-voices-2018-2623/june-dc8b/modis-vision-for-the-indo-pacific-region-603e
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 04:00 12-12-2024
G20 và Cơ hội Mở Rộng Quan Hệ Ấn Độ - Mỹ Latinh
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 03:00 12-12-2024