Thách thức của chính sách quốc phòng Ấn Độ
Ấn Độ đang trong cuộc bầu cử quốc hội, một trong số các cuộc diễn tập dân chủ lớn nhất thế giới. Và ông Narendra Modi, Thủ tướng đương nhiệm, đang tìm kiếm nhiệm kỳ thứ hai của mình. Nền kinh tế Ấn Độ rất hùng mạnh, nhưng tốc độ tăng trưởng đang chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp ở mức 6,1%. Ông Modi vẫn nổi tiếng, và ông đã biến cuộc bầu cử thành một cuộc trưng cầu dân ý về việc xử lý an ninh quốc gia trong bối cảnh Ấn Độ tiến hành các cuộc không kích vào lãnh thổ Pakistan – đáp trả cuộc tấn công khủng bố vào tháng 2/2019 nhắm vào lực lượng an ninh Ấn Độ ở Kashmir. Một trong số các lợi điểm của ông Modi là quan điểm cứng rắn về tham nhũng. Phe đối lập, đặc biệt là Đảng Quốc Đại, đã cố gắng tấn công ông Modi bằng cách tập trung vào cáo buộc tham nhũng trong các thỏa thuận quốc phòng gần đây. Cho đến nay, có rất ít bằng chứng cho thấy Đảng Quốc Đại đã thuyết phục được cử tri, nhưng cuộc đua chính trị này nhấn mạnh những thách thức dai dẳng mà Ấn Độ phải đối mặt khi theo đuổi việc hiện đại hóa quốc phòng.
Điều trớ trêu là, các cuộc tranh cãi về hiện đại hóa quân sự diễn ra trong khi có một chiếc máy bay già nua gặp nạn và vụ tai nạn làm đã phá hỏng công cuộc hiện đại hóa hải quân. Công nghệ vũ trụ là một phần của quốc phòng Ấn Độ dường như tiến bộ ổn định. Trong khi đó, các nước láng giềng là đối thủ của Ấn Độ tiếp tục hiện đại hóa khả năng đe dọa Ấn Độ.
Quân đội Ấn Độ đấu tranh để hiện đại hóa với cuộc tranh luận chính trị về kế hoạch thay thế các máy bay chiến đấu già cỗi.
Tranh luận chính trị làm điêu đứng kế hoạch thay thế phi đội máy bay chiến đấu già cỗi của Ấn Độ. Thương vụ mua máy bay chiến đấu Dassault Rafale của Pháp có một lịch sử đầy rắc rối, hơn nữa, do các cáo buộc về tham nhũng và không chính đáng, cuộc tranh cãi đã ảnh hưởng đến chính trị, nhưng không phải là cuộc bầu cử. Một điểm quan tâm nữa là các nỗ lực phát triển năng lực gặp khó khăn và các cuộc cải cách đình trệ được khởi xướng để hợp lý hóa việc mua sắm và tạo ra năng lực sản xuất quốc phòng nội địa.
Cử tri sẽ xem xét kỹ lưỡng các ưu tiên chi tiêu với việc Ấn Độ đã sẵn sàng để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Tuy nhiên, một báo cáo từ Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm cho thấy, quốc gia này đang đứng thứ năm về chi tiêu quân sự.
Trong số các quyết định gây tranh cãi của Chính quyền Modi là việc mua 36 máy bay sẵn sàng bay (ready-to-fly planes) thay vì 126 máy bay chiến đấu với điều khoản chuyển giao công nghệ được xây dựng, như mong muốn trước đây. Đề nghị của Không quân Ấn Độ (IAF) mua 126 máy bay chiến đấu đa năng trung bình đã được công bố trong một cuộc đấu thầu được đưa ra vào năm 2007. Năm 2011, IAF đã loại bỏ bốn đề xuất, dẫn đến tranh cái giữa Rafale và Eurofighter. Vào năm 2012, khi Đảng Quốc Đại đối lập nắm quyền, Chính phủ đã tuyên bố giá thầu của Dassault là giá thầu thấp nhất. Tuy nhiên, các chính phủ kế tiếp đã không đặt hàng với các mức giá leo thang và do dự về yêu cầu chia sẻ công việc với tập đoàn Hindustan Aeronautics Limited do nhà nước kiểm soát. Vào năm 2015, Chính phủ Modi đã chọn mua 36 máy bay Rafale trực tiếp thông qua hợp đồng giữa hai chính phủ, với lý do “ nhu cầu cần thiết cho các hoạt động quan trọng” và nhu cầu cắt giảm thời gian và chi phí.
Mặc dù việc mua 36 chiếc Rafale cho IAF không phải là giải pháp tồi tệ nhất cho vấn đề máy bay chiến đấu của Ấn Độ, mà sự chậm trễ trong việc mua sắm đủ số lượng máy bay chiến đấu thay thế đã khiến IAF bị hổng về năng lực. Việc mua lẻ tẻ 36 chiếc máy bay, và có thể là một loại máy bay có hiệu suất tương tự khác như F-16 hay Gripen, sẽ cản trở việc tiêu chuẩn hóa hạm đội và không làm giảm bớt các yếu tố cấu trúc lực lượng của nó - kết quả là số lượng phi đội chiến đấu cơ để đối mặt với các mối đe dọa trên không từ Trung Quốc và Pakistan ngày càng giảm. Không quân Pakistan sở hữu F-16 do Mỹ sản xuất. Trong khi đó, IAF sẽ tiếp tục khó khăn trong việc thực hiện các vai trò hoạt động truyền thống như phòng không, hỗ trợ trên không và khả năng tấn công.
Những nỗ lực hiện đại hóa quốc phòng của Ấn Độ cuối cùng phụ thuộc vào việc cải cách và xây dựng năng lực mua sắm hiệu quả và năng lực sản xuất nội địa. Một trong những vấn đề cơ bản liên quan đến kinh phí được phân bổ cho an ninh quốc gia và hạn mức để hiện đại hóa quốc phòng hoặc chi phí tài sản cố định. Ngân sách quốc phòng Ấn Độ trong những năm gần đây đã giảm xuống còn khoảng 1,5% GDP, với phần kinh phí ngày càng tăng được phân bổ cho lương, lương hưu và các chi phí hoạt động khác. Với đội quân thường trực Ấn Độ là một trong số đội quân lớn nhất thế giới, đứng thứ hai sau Trung Quốc chi phí nhân sự đang tiêu tốn hết tài nguyên dành cho thiết bị. Số tiền thu hẹp dành cho chi phí tài sản cố định khiến mục tiêu hiện đại hóa của quân đội, hải quân và không quân trở nên lạc hậu, điều này đã ảnh hưởng đến khả năng phòng thủ của Ấn Độ.
Chính phủ do BJP lãnh đạo từ năm 2014 đã khởi xướng cải cách để hợp lý hóa quy trình mua sắm và xây dựng năng lực sản xuất và phát triển quốc phòng trong nước theo sáng kiến “Sản xuất tại Ấn Độ”, nhưng những biện pháp này đã làm rất ít để đảo ngược hoặc ngăn chặn sự suy giảm.
Một trong những chính sách này - đối với các đối tác chiến lược trong việc xây dựng các nền tảng vũ khí chính cho quân đội theo chính sách mua sắm quốc phòng - tiếp tục bị cản trở bởi khu vực tư nhân. Chính sách này nhằm giải quyết các vấn đề như liệu mô hình trên có cho phép một công ty nước ngoài liên minh với các công ty Ấn Độ trong nhiều phân khúc như đạn dược, máy bay, tàu chiến, thâu tóm mục tiêu và các tài liệu quan trọng khác. Vấn đề về việc đảm bảo khả năng cạnh tranh cũng xuất hiện sau khi chọn một công ty tư nhân làm đối tác chiến lược. Một ví dụ gần đây nhận nhiều chỉ trích là: lựa chọn một công ty mới thành lập làm đối tác phía Ấn Độ với hãng Rafale. Khả năng các công ty tư nhân Ấn Độ được đề cử yêu cầu hoặc nhận một phần lớn hơn trong sản xuất hoặc công nghệ đang ở giai đoạn khởi đầu có thể vô tình đi ngược lại mục đích của chiến dịch “Sản xuất tại Ấn Độ”.
Những thách thức trong việc mua các máy bay chiến đấu phản ánh sự quản lý phức tạp của chính sách quốc phòng Ấn Độ.
Cho đến nay, không có hợp đồng quốc phòng lớn nào được chuyển cho khu vực tư nhân, ngoài hợp đồng trị giá 450 tỷ rupee cung cấp cho các hệ thống pháo đặc định đã được chuyển cho Larsen & Toubro, trị giá khoảng 700 triệu USD, điều này phản ánh việc thiếu thực thi chính sách của chính phủ trong thời gian 5 năm qua. Nói cách khác, sự lệ thuộc vào các nhà sản xuất nước ngoài đã cản trở sự phát triển của cơ sở công nghiệp quốc phòng tập trung trong nước. Ấn Độ đã cố gắng phát triển và chế tạo loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ có tên là Tejas, nhưng sau hơn 30 năm chế tạo, vẫn chưa thể chuyển sang bất kỳ khả năng hoạt động hữu hình nào. Loại máy bay tiếp tục phải đối mặt với các vấn đề về phát triển và chất lượng, tập đoàn Hindustan Aeronautics Limited của nhà nước không đáp ứng được lịch trình giao hàng khiêm tốn - 8 máy bay mỗi năm. Bộ Quốc phòng Ấn Độ không có khả năng đơn giản hóa các hướng dẫn quy trình mua sắm, điều này đã dẫn đến nhiều cuộc đàm phán của chính phủ, với hy vọng rằng chu trình mua sắm trở nên ít cồng kềnh và ít gây tranh cãi hơn.
Có một sự cần thiết cấp bách để điều hòa các tình huống khó xử mang tính kết cấu như vậy của quá trình mua sắm, bao gồm cả cắt giảm kinh phí liên quan đến chi phí nhân sự. Những trường hợp cải cách quốc phòng lớn trước đây chỉ diễn ra sau các cuộc xung đột - thất bại trong chiến tranh biên giới với Trung Quốc năm 1962 và xung đột Kargil với Pakistan năm 1999. Đề xuất mua 126 máy bay chiến đấu và việc mua 36 chiếc Rafales phải được xem như là bài học kinh nghiệm. Bài học phải được học để cải thiện quá trình mua sắm quốc phòng mà không bị sa lầy vào tranh cãi về tham nhũng liên quan các thương vụ có giá trị cao.
Ông Modi được bầu vào năm 2014 với nhiệm vụ thực hiện lời hứa về một chính phủ không tham nhũng, nhưng vẫn rất khó khăn để tiến lên phía trước với thương vụ mua sắm 30 máy bay chiến đấu kỳ quặc. Điều này phản ánh quản lý chính sách quốc phòng phức tạp của Ấn Độ . Và không dễ thấy rằng, nếu một chính phủ mới được bầu vào tháng 5/2019 có thể điều hướng các vùng nước đục ngầu này hiệu quả hơn.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://www.orfonline.org/research/indias-defense-policy-challenge-50601/
* Giáo sư Harsh V Pant, Giám đốc Nghiên cứu, Trưởng Chương trình Nghiên cứu Chiến lược tại Quỹ Nghiên cứu Các nhà quan sát, New Delhi (ORF). Pushan Das, Điều phối viên Chương trình & Trợ lý Nghiên cứu Chương trình Quản trị toàn cầu của ORF.
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục