Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Thấy gì trong một cái tên? Vai trò của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Thấy gì trong một cái tên? Vai trò của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Hiện tại, vai trò của Ấn Độ ở khu vực Tây Thái Bình Dương vẫn mang tính biểu tượng và trong bối cảnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, vai trò của Ấn Độ mới chỉ giới hạn trong khu vực Ấn Độ Dương.

05:05 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Khái niệm Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương gần đây đã được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là ở Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc, và gần như đã thay thế thuật ngữ trước đó là “Châu Á - Thái Bình Dương”. Ở Nga, sự thay đổi thuật ngữ địa chính trị này thường được nhìn nhận qua lăng kính của cuộc đối đầu Mỹ-Trung và quyết tâm của Washington trong việc củng cố vị thế của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bằng cách lôi kéo Ấn Độ đứng về phía mình. Tuy nhiên, Ấn Độ đang phát triển các cấu trúc khái niệm của riêng quốc gia này. Khai niệm có thể cùng tên là Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nhưng dựa trên quan điểm riêng của New Delhi về thế giới và lợi ích quốc gia.

Thuật ngữ "Châu Á - Thái Bình Dương", được đặt ra lần đầu tiên ở Mỹ, thuật ngữ này không bao gồm khu vực Nam Á. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), tổ chức các hội nghị cấp cao thường niên từ những năm 1990 đến những năm 2010, không coi Ấn Độ là thành viên đầy đủ. Bản thân Ấn Độ, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, bắt đầu đưa ra các khái niệm địa chính trị mới phản ánh môi trường quốc tế đã thay đổi đáng kể.

Khía cạnh kinh tế và ngoại giao trong chiến lược của New Delhi bắt đầu với chính sách Hướng Đông của chính phủ PV Narasimha Rao vào năm 1991: nỗ lực thúc đẩy quan hệ kinh tế và chiến lược với Đông Nam Á, là sự thay đổi rõ rệt trong triển vọng toàn cầu của Ấn Độ sau chiến tranh lạnh. Đây cũng được coi là hợp phần quan trọng trong quyết định của Ấn Độ trong việc mở cửa nền kinh tế và tận dụng lợi thế của khu vực Đông Á năng động.

Tư duy chiến lược của Ấn Độ được hình thành bởi thực tế là nước này có tranh chấp nghiêm trọng với Pakistan ở phía tây và Trung Quốc ở phía bắc, điều này làm hạn chế hoạt động kết nối và thương mại trên bộ với các khu vực đó. Vì vậy, một mặt, Ấn Độ nhìn về phía đông, và mặt khác, hướng về Ấn Độ Dương.

Nền tảng của chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hiện tại của Ấn Độ đã được đặt ra vào đầu thế kỷ XXI. Sau các vụ thử hạt nhân ở Ấn Độ năm 1998, Mỹ bắt đầu chính sách quan hệ hợp tác với Ấn Độ, dẫn đến việc mối quan hệ Ấn Độ-Mỹ trở nên gần gũi hơn.

Giai đoạn tiếp theo trong mối quan hệ Ấn Độ-Mỹ diễn ra sau trận sóng thần kinh hoàng ngày 26/12/2004, giết chết khoảng 225.000 người ở Indonesia, Sri Lanka, Thái Lan và Ấn Độ. Theo sáng kiến ​​của tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là George W. Bush, Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản đã thành lập một liên minh để cứu trợ khẩn cấp cho những người bị ảnh hưởng. Mặc dù liên minh chỉ kéo dài một tuần, nhưng đã hình thành nền tảng của khái niệm nhóm tứ giác Quad. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đưa ra đề xuất chính thức hóa nhóm Quad vào năm 2006, nhưng không thành công.

Kể từ đó, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và sự quyết đoán ngày càng tăng của nước này - bằng chứng là sự phát triển ở biển Đông và Nam Trung Quốc, cũng như tầm quan trọng ngày càng tăng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung - đã kích hoạt một số động thái chính sách của các quốc gia khác. Để cân bằng giữa sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc và ảnh hưởng ngày càng mở rộng của nước này, Washington và Tokyo đã bắt đầu đưa New Delhi vào phương trình chiến lược. Để đạt được điều đó, họ đã sửa đổi các khái niệm chiến lược của mình xung quanh khái niệm “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.

Đúng vậy, Ấn Độ không phải là một nước đóng vai trò quan trọng về kinh tế hoặc quân sự ở phía đông Eo biển Malacca. Nhưng ở phía tây của eo biển, vị trí địa lý của Ấn Độ khiến nước này trở thành điểm neo chính cho bất kỳ chiến lược nào liên kết Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Ấn Độ có chung biên giới trên biển và trên bộ với bốn trong số mười quốc gia ASEAN. Nằm nhô ra 2.000 km trong Ấn Độ Dương, Ấn Độ cũng nằm trên các tuyến đường biển chính và quản lý phần cuối phía tây của eo biển Malacca.

Bản thân các nước ASEAN vẫn giữ thái độ mâu thuẫn: họ hoan nghênh sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, nhưng vì họ cũng có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, họ từ chối tham gia vào bất kỳ cuộc đối đầu nào với Bắc Kinh. Sự miễn cưỡng của ASEAN khi tham gia trực tiếp vào chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ đã khiến Washington phải đi một chặng đường khác. Vào năm 2017, khi sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang thành đối đầu, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã loại bỏ định dạng Quad cũ vốn là công cụ trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhằm thách thức Trung Quốc. Người kế nhiệm Trump, Joe Biden, coi Trung Quốc là kẻ thách thức chính đối với vị thế thống trị toàn cầu của Mỹ và đang bận rộn xây dựng “liên minh các nền dân chủ” nhằm vượt qua Trung Quốc về nhiều vấn đề, chủ yếu là kinh tế.

Tuy nhiên, nhóm Quad vẫn là một công cụ của bất kỳ chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nào của Mỹ. Mục tiêu của chiến lược đó, như được nêu rõ trong một tài liệu đã được giải mật của chính phủ Mỹ vào đầu năm 2021, là “duy trì vị thế chiến lược của Mỹ” trong khu vực. Vì vậy, Washington cần một đối tác dân chủ đáng tin cậy tại lục địa châu Á và khu vực Ấn Độ Dương. Với suy nghĩ đó, Mỹ sẵn sàng “đẩy nhanh sự trỗi dậy và năng lực của Ấn Độ”.

Tất nhiên, New Delhi có thể có quan điểm khác và không cam kết thực hiện những mục tiêu này. Không giống như các quốc gia Quad khác, Ấn Độ không có bất kỳ quan hệ quân sự chính thức nào với Mỹ. Nhưng Ấn Độ sẽ không ngần ngại tận dụng lợi thế của nhóm để nâng cao vị thế chính trị và kinh tế trong khu vực.

Mặc dù có rất nhiều hoạt động trong Quad, rõ ràng là New Delhi không có vị trí nào để đóng một vai trò quân sự đáng kể bên ngoài khu vực xung quanh Ấn Độ. Đối đầu với Trung Quốc trên Tây Thái Bình Dương, đất liền Ấn Độ 5.000 km, là điều không đáng tin cậy, do Trung Quốc cũng có đường biên giới đất liền với Ấn Độ. Trong bất kỳ trường hợp nào, Ấn Độ đều thua Trung Quốc nếu so sánh hầu hết các yếu tố của sức mạnh quốc gia toàn diện, bao gồm cả quân sự. Phía đông Malacca, Ấn Độ tốt nhất nên đóng vai trò biểu tượng như một đồng minh của Mỹ và Nhật Bản, đồng thời tìm kiếm sự đền đáp trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự tăng trưởng kinh tế của riêng mình trong bối cảnh Mỹ-Trung đang xa lánh lẫn nhau. Ấn Độ có thể đóng vai trò an ninh mạnh mẽ ở phía tây eo biển Malacca ở Ấn Độ Dương, nơi nước này lợi thế tự nhiên đáng kể.

Ấn Độ công nhận vai trò trung tâm của ASEAN đối với chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhưng trong khu vực, các mối quan hệ chính trị và kinh tế chủ chốt của nước này vẫn được neo giữ ở chủ yếu ở Singapore. Ấn Độ chưa thể xây dựng được mối quan hệ quan trọng với các quốc gia ASEAN khác, thậm chí cả với cả Việt Nam, là đối tác đã có mối quan hệ quan trọng từ lâu đời. Theo nghĩa đó, Ấn Độ không thể đóng một vai trò lớn hơn trong việc cân bằng sức mạnh của Trung Quốc trong khu vực. Cho đến nay, vai trò của Ấn Độ ở khu vực Tây Thái Bình Dương vẫn mang tính biểu tượng và trong bối cảnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, vai trò đó mới chỉ giới hạn ở “Ấn Độ” hoặc Khu vực Ấn Độ Dương (IOR). Ngay cả ở khu vực này, Ấn Độ vẫn đang cảm thấy áp lực từ Trung Quốc, quốc gia đã xâm nhập đáng kể vào Nam Á và IOR. Các nước láng giềng của Ấn Độ, chẳng hạn như Nepal, Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka và Myanmar đã phát triển mối quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh, và Trung Quốc đã phát triển các liên kết thương mại đáng kể với IOR nói chung.

Tham vọng tương lai của Ấn Độ phụ thuộc vào quỹ đạo của nền kinh tế nước này. Lựa chọn không tham gia hiệp định thương mại tự do Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), New Delhi đã mất cơ hội tham gia vào một nhóm kinh tế mới quan trọng có thể tạo thêm hứng khởi cho chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Ấn Độ. Điều này đã bắt đầu hạn chế tham vọng hải quân và khả năng thực hiện vai trò mà nhiều người mong đợi Quad sẽ phát triển: đó là, hình thành một liên minh quân sự không chính thức hoặc một nhóm có khả năng tạo áp lực.

Tác giả: Manoj Joshi, Nghiên cứu viên cao cấp tại ORF. (Bài bình luận thể hiện quan điểm riêng của tác giả)

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.orfonline.org/research/whats-in-a-name-indias-role-in-the-indo-pacific/

Bấm vào đây để đọc bản tiếng Anh của bài viết này/Click here to read the English version of this article

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục