Thế lưỡng nan Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Giữa phát triển và địa chính trị
Tuy Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là một khu vực được xác định bởi sự kết nối, nhưng nó cũng là khu vực có tranh chấp và xung đột mạnh mẽ. Một nguyên nhân gây tranh luận là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Đối với Ấn Độ và Nhật Bản, cả hai nước đều phụ thuộc vào kết nối hàng hải, Trung Quốc không chỉ là đối tác thương mại lớn, mà còn là mối đe dọa an ninh tiềm tàng. Mối đe dọa của Trung Quốc bao gồm khả năng tiềm ẩn thách thức lợi ích kinh tế và năng lượng của các quốc gia quan trọng.
Thuật ngữ Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương chỉ khu vực bao gồm Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Bắt đầu từ Đông Phi và đi qua Đông và Nam Á đến Biển Đông, Đài Loan, Nhật Bản, Indonesia và Australia, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tập trung các quốc gia đông dân nhất thế giới, nhiều cường quốc, tài nguyên thiên nhiên và là trung tâm sản xuất của công xưởng châu Á. Là một khu vực hàng hải, nó kết nối công xưởng châu Âu và châu Mỹ với châu Á. Theo cách này, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là khu vực kinh tế và địa chiến lược quan trọng đối với Mỹ, EU cũng như các cường quốc khác ngoài khu vực.
Do đó, nỗi lo về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực hàng hải này cũng như khu vực Âu - Á cũng uy hiếp đến các điều kiện mà người châu Âu và người Mỹ có thể tiếp cận khu vực này. Vì những lý do trên, Trung Quốc tạo động lực lớn cho sự hợp tác sâu sắc hơn giữa Ấn Độ và Nhật Bản.[1]
Sự trỗi dậy của Trung Quốc là điềm báo của sự thay đổi quyền lực toàn cầu, khiến trật tự thế giới và quản trị toàn cầu rơi vào tình trạng hỗn loạn, và các nhà khoa học rơi vào tình trạng bất định. Ở đây tôi sẽ đề cập đến ba phương diện tranh luận về chính sách đối ngoại về cách thức các quốc gia Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nên phản ứng với những thay đổi này.
Nhóm thứ nhất tin vào chiến lược ngăn chặn, nhóm thứ hai là hợp tác với Trung Quốc, và hợp tác với các cường quốc khu vực và ngoài khu vực, đặc biệt là Mỹ và EU, và cuối cùng, nhóm thứ ba tin rằng, các quốc gia Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nên hành động độc lập với cả Trung Quốc và Mỹ và cân bằng lại với cả hai nước trên.
Những người đề xuất chính sách khắc chế Trung Quốc bao gồm cả những người hoan nghênh hợp tác chặt chẽ hơn với Mỹ. Họ có thể tin rằng, chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: tự do và rộng mở” của Mỹ cũng quan trọng như toàn cầu hóa mở mà ông Tập Cận Bình lập luận về sáng kiến “Vành đai, con đường” (trong khi các học giả đáng chú ý cho rằng, cả hai đều vì lợi ích địa chính trị thay vì mở cửa[2]). Họ cũng hoan nghênh những nỗ lực hồi sinh Quad giữa Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ, đưa Pakistan ra khỏi Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), và thậm chí, có thể hất cẳng Trung Quốc ra khỏi BRICS.
Một số người khác muốn tiếp tục hợp tác sâu rộng với Trung Quốc, nhưng đồng thời tìm kiếm sự hợp tác sâu sắc hơn với các quốc gia ở rìa Đông Bắc Thái Bình Dương và các cường quốc châu Âu. Họ thậm chí có thể xem xét nhượng bộ các yêu cầu của Trung Quốc về việc gia nhập SAARC, và vui vẻ với Hành lang kinh tế Bangladesh - Trung Quốc - Ấn Độ - Myanmar (BCIM-EC)[3].
Tuy nhiên, về hội nhập kinh tế, hợp tác sâu rộng trên nền tảng bao trùm là điều khó khăn. Điều cản trở sự tham gia kinh tế sâu sắc hơn giữa Ấn Độ, Nhật Bản, Australia, cũng như các quốc gia nhỏ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là sự không đồng nhất của các nền kinh tế: sự khác biệt lớn về phát triển kinh tế và thể chế giám sát. Do đó, trong khi Nhật Bản đã khôi phục lại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Ấn Độ thông qua tư cách thành viên của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) dựa trên ASEAN + để vay mượn sức mạnh kinh tế từ Trung Quốc.
Xuất phát từ mục đích địa chính trị, để Trung Quốc chi phối các chính sách hội nhập kinh tế là chính sách kém cho cả các nước phát triển và đang phát triển. Từ góc độ chính sách địa chính trị, vai trò chủ đạo của Trung Quốc nên được cân bằng với ngoại giao thương mại toàn diện kết hợp giữa các cường quốc phương Tây và các quốc gia Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, từ góc độ kinh tế, nhiều quốc gia đang phát triển như Ấn Độ có thể sẽ tốt hơn về mặt kinh tế so với Trung Quốc, và RCEP tốt hơn so với Thỏa thuận thương mại khu vực lớn do các nước phát triển thiết kế (như TPP).
Do đó, thế lưỡng nan ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là sự trái ngược nhau và không dễ kết hợp của các lý do địa chính trị và kinh tế.
Tính chất kỳ thị của toàn bộ chuỗi giá trị toàn cầu cũng như chi phí không công bằng cho các nước đang phát triển gây ra bởi các quốc gia phát triển tạo nên vấn đề then chốt ở trung tâm của khó khăn.
Câu chuyện không nên kết thúc ở đây, bởi vì giao dịch thương mại trong khu vực lớn (mega-regional trade deals) của các quốc gia phát triển có thể được cải thiện, đồng thời hàm chứa lợi ích chiến lược. Các vấn đề về lợi ích phân biệt và chi phí tham gia có thể được giải quyết bằng cách xem xét ít nhất các điều kiện sau:
- Cải thiện kết nối về chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu của các nước đang phát triển: hỗ trợ kỹ thuật, giám sát và tài chính cho các nước đang phát triển để chia sẻ gánh nặng của các tiêu chuẩn ở mức cao hơn,
- Tiến hành giám sát các bên chia sẻ lợi ích chính trị trong việc thực hiện các Hiệp định Thương mại khu vực sâu (deep of RTAs),
- Nâng cao các tiêu chuẩn giám sát các vấn đề phi thương mại, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến môi trường, sức khỏe và lao động.
- Thực hiện hiệu quả những điểm này có thể tiến đến mức cần phải có đầu tư trực tiếp công nước ngoài để thúc đẩy các nước đang phát triển, cũng như cải cách về thuế quốc tế.
Nguồn: https://www.orfonline.org/expert-speak/indo-pacific-dilemma-between-development-and-geopolitics-46335/
[1] Khuranam, Gurpreet (2007), ‘Security of Sea Lines: Prospects for India–Japan Cooperation’, Strategic Analysis, Vol. 31, No. 1, 139-154. DOI: 10.1080/09700160701355485
[2] Palit, Amitendu (2018), ‘Trade Wars: America’s new narrative on trade, security and connectivity resonates China’s ‘geopolitical’ BRI, Financial Express, 1 November.
[3] Juutinen, Marko (2018), ‘Kautilyan foreign policy analysis: Sino-Indian dynamics in South Asia and the Indian Ocean region’, Journal of the Indian Ocean Region, 14:2, 206-226, DOI: 10.1080/19480881.2018.1472859
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục