Thời khắc mang tính quyết định cho mối quan hệ Ấn-Đức
Chuyến thăm của Thủ tướng Narendra Modi tới Berlin để tham dự Cuộc tham vấn liên chính phủ Ấn-Đức (IGC) lần thứ 6 có ý nghĩa quan trọng về thời cơ và kết quả. Thủ tướng Olaf Scholz, bất chấp cú sốc của cuộc khủng hoảng Ukraine, gần đây đã có chuyến thăm Nhật Bản và sau đó là tiếp đón Thủ tướng Modi. Đối với công chúng mà nói, chuyến thăm này nhằm thích ứng với cuộc khủng hoảng Ukraine, và liệu Đức có tìm cách thuyết phục Ấn Độ đi theo đường lối của mình hay không. Nhưng thực tế lại khác hẳn khi cả hai bên đều thảo luận một cách nghiêm túc ngoại trừ vấn đề Ukraine.
Đức là một người chơi bất đắc dĩ trong phong trào chống Nga. Nước này chỉ trích Nga vì đã xâm lược Ukraine, điều này đã cản trở việc tìm kiếm quyền tự chủ chiến lược của Đức và châu Âu. Điều này mở rộng tầm nhìn của họ đối với các đối tác bị bỏ quên như Ấn Độ.
Đức đã lựa chọn không trì hoàn thời điểm tổ chức IGC, điều này đã cho thấy tầm ảnh hưởng Ấn Độ và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Đây là một điều cần thiết cả về chiến lược và kinh tế. Đại dịch đã tấn công nền kinh tế Đức và các lệnh trừng phạt đối với Nga sẽ càng làm giảm triển vọng của nước này. Đức cần phải có thị trường mới cho thương mại và đầu tư. Ấn Độ là một đối tác quan trọng trong lĩnh vực này do tốc độ tăng trưởng kinh tế và quy mô thị trường bền vững.
Cuộc khủng hoảng Ukraine đã thôi thúc nước Đức phải hướng đến với Ấn Độ như một phần trong chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương còn "non trẻ" của Đức. Đối với Ấn Độ, điều quan trọng là phải ngăn chặn Đức không bị nhấn chìm bởi cuộc khủng hoảng Ukraine và chuyển trọng tâm về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Điều này bao gồm việc đánh giá lại vai trò của Trung Quốc trong các vấn đề thế giới. Có những dấu hiệu cho thấy Đức sẽ làm điều này, và đây là một cơ hội cho Ấn Độ. Hạ viện Đức sẽ thảo luận về tình hình của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương của Trung Quốc vào ngày 7 tháng 5. Bất kỳ hành động rời bỏ Trung Quốc nào đều sẽ mang lại sự tham gia kinh doanh cho Ấn Độ.
Đức và Ấn Độ không có quan hệ đối tác chiến lược truyền thống. Đó là quan hệ đối tác xanh dựa trên thương mại, đầu tư, công nghệ, hợp tác chức năng, phát triển kỹ năng và tính bền vững. Có một số sáng kiến như diễn đàn năng lượng Ấn-Đức, diễn đàn môi trường, quan hệ đối tác về giao thông đô thị, phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Thành quả lớn nhất từ IGC là Tuyên bố Chung về Ý định (JDI) thiết lập quan hệ đối tác phát triển Xanh và bền vững. Điều này sẽ nâng cao chất lượng và quy mô của quan hệ đối tác hiện có giữa hai nước. Đức đang cung cấp nguồn tài chính mới và bổ sung trị giá 10 tỷ euro để tài trợ cho các dự án xanh ở Ấn Độ theo mô hình công, tư và PPP.
Để hỗ trợ điều này, một hội nghị cấp bộ trưởng đang được đưa ra trong khuôn khổ của IGC. Diễn đàn cấp bộ trưởng được tổ chức hai năm một lần này sẽ xem xét tất cả các quan hệ đối tác và đưa ra “điều phối cấp cao và định hướng chính trị cho quan hệ đối tác”. Điều này sẽ ngăn cản quán tính. Hiện tại, các diễn đàn đối tác nhóm họp không thường xuyên, và các bộ trưởng họp vài giờ trước khi diễn ra hội nghị toàn thể của IGC. Một cơ chế phối hợp đang được xây dựng. IGC là thể thức duy nhất mà Ấn Độ thiết lập với một quốc gia. Điều này thể hiện triển vọng của chính phủ và thể hiện cam kết của Ấn Độ đối với chương trình nghị sự về khí hậu và hỗ trợ cho các mục tiêu phát triển bền vững.
Một bước tiến quan trọng khác là JDI về hợp tác phát triển tam giác cho các dự án ở các nước thứ ba. Điều này sẽ cung cấp các con đường để hợp tác cùng nhau ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Châu Phi và những nơi khác. Dự kiến các dự án và đào tạo liên quan đến SDG và thân thiện với khí hậu, có thể học hỏi kinh nghiệm từ thực hiện thành công các phiên bản tương tự ở Ấn Độ.
Vào tháng 6 năm 2022, Ấn Độ và EU đã đồng ý tái khởi động các cuộc thảo luận về FTA. Tại IGC lần này, trọng tâm là khai thác tinh thần kinh doanh và khu vực tư nhân của cả hai quốc gia để thúc đẩy thành tựu khí hậu thân thiện của các SDG. Lần này, các CEO đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo với sự pha trộn phong cách đương đại. Bên cạnh các công ty lớn, còn có các nhà đầu tư mới ở cả hai phía, đặc biệt là từ lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật số, cơ sở hạ tầng xanh và năng lượng tái tạo.
Quan hệ Đối tác Giáo dục Ấn-Đức, được Hạ viện Đức thông qua năm 2016 với tên gọi là "Hành trình mới cho Ấn Độ", đã đạt được thành quả - từ khoảng 4.000 sinh viên vào năm 2015, hiện có gần 29.000 sinh viên Ấn Độ ở Đức. Các IIT mới như IIT-Indore đã tham gia với một số trường đại học kỹ thuật ở Đức với các chương trình chung. Trung tâm Khoa học và Công nghệ Ấn-Đức đã có những đóng góp quý báu. Giờ đây, dưới sự hợp tác về năng lượng, Lực lượng Đặc nhiệm Hydrogen Xanh sẽ phát triển một Lộ trình Hydrogen Xanh. Điều này sẽ tìm cách đưa R&D lên cấp độ thương mại hóa.
JDI về di dân và đi lại là một bước đi quan trọng được thực hiện trong IGC này. Điều này sẽ tạo điều kiện cho một số lượng lớn sinh viên Ấn Độ học tập và làm việc tại Đức. Nó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của các chuyên gia Ấn Độ. Điều này sẽ gia tăng thương mại dịch vụ và tăng cường nỗ lực cho quan hệ đối tác kỹ thuật số, một trong những trọng tâm của các nỗ lực Ấn-Đức.
Tuyên bố chung dài 56 đoạn và cho thấy sự thống nhất và tương đồng to lớn về các vấn đề Liên hợp quốc, Afghanistan và chủ nghĩa khủng bố.
Với chính phủ liên minh mới lên cầm quyền ở Đức, việc định hướng lại mối quan hệ với Ấn Độ đã được dự đoán trước: Nó đã được đề cập trong tài liệu liên minh của họ. Tuy nhiên phương hướng và mức độ là không chắc chắn. Thời kỳ Angela Merkel, người khởi đầu IGC với Ấn Độ vào năm 2011 và đã thông qua 5 phiên bản, đã qua.
Một giai đoạn mới đang phản ánh những ưu tiên mới trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng như đại dịch, suy thoái kinh tế và bây giờ là cuộc chiến Ukraine. Phản ứng của Đức đối với Ấn Độ được chứng minh qua IGC là rất hứa hẹn. Cả hai bên đều có thể gọi đây là thời khắc mang tính quyết định trong quan hệ đối tác Ấn-Đức.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://indianexpress.com/article/opinion/columns/narendra-modi-germany-igc-meet-olaf-scholz-india-foreign-policy-ukraine-crisis-7900028/
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục