Thủy điện ở Ấn Độ: Cân bằng lợi ích carbon toàn cầu với chi phí môi trường địa phương
Năm 2022, công suất thủy điện của Ấn Độ là 46.512 MW (megawatt), chiếm khoảng 11,7% tổng công suất. Khoảng 12% sản lượng điện trong giai đoạn 2020-2021 là từ thủy điện.
Năm 1947, công suất thủy điện ở Ấn Độ chiếm khoảng 37% tổng công suất phát điện và hơn 53% sản lượng điện. Vào cuối những năm 1960, sự tăng trưởng trong sản xuất điện than đã dẫn đến sự sụt giảm tỷ trọng của thủy điện cả về công suất và sản lượng. Năm 2022, công suất thủy điện của Ấn Độ là 46.512 MW (megawatt), chiếm khoảng 11,7% tổng công suất. Khoảng 12% sản lượng điện trong giai đoạn 2020-2021 là từ thủy điện.
Trong hai thập kỷ đầu tiên kể từ khi Ấn Độ độc lập (1947-1967), công suất thủy điện tăng hơn 13% và sản lượng điện từ các nhà máy thủy điện tăng 11,8%. Trong hai thập kỷ tiếp theo (1967-1987) công suất phát thủy điện tăng hơn 18% nhưng sản lượng thủy điện chỉ tăng 5,6%. Sự sụt giảm tiếp tục trong thập kỷ tiếp theo (1987-2007) khi cả công suất lẫn sản lượng thủy điện đều chỉ có mức tăng còn hơn 3%. Trong năm 2007-2019, công suất bổ sung thủy điện chỉ tăng hơn 1% và sản lượng điện từ các nhà máy thủy điện tăng dưới 1%. Sản lượng (hay công suất cụ thể) được tạo ra trên một đơn vị công suất (thước đo hiệu quả kinh tế) đã giảm từ hơn 4,4 trong những năm 1960 xuống dưới 2,5 vào đầu những năm 2000. Sản lượng đã được cải thiện kể từ đó, đạt 3,4 vào năm 2019-2020.
Chi phí môi trường địa phương
Trong hai thập kỷ qua, kế hoạch năm 2003 về phát triển công suất thủy điện 50.000 MW là chính sách quan trọng nhất đối với thủy điện ở Ấn Độ. Theo kế hoạch này, các báo cáo khả thi sơ bộ (PFRs) cho 162 dự án thủy điện mới đã được lập. Trong số này, hơn một nửa công suất được xác định là ở Arunachal Pradesh và khoảng một phần ba là ở các bang thuộc dãy Himalaya và vùng Đông Bắc Ấn. Tính đến năm 2021, chỉ có một dự án công suất 100 MW ở Sikkim được đưa vào vận hành và khoảng 4345 MW công suất đang được xây dựng. Mười hai dự án có tổng công suất trên 3.500 MW đã bị chấm dứt hoặc đình chỉ do lo ngại về môi trường của địa phương. Bốn mươi dự án có công suất 13633 MW đã bị bỏ dở hoặc bị trì hoãn do sự phản đối của địa phương đối với các dự án bắt nguồn từ những lo ngại về môi trường của địa phương. Chỉ có 37 dự án được lập báo cáo dự án chi tiết (DPR) với công suất giảm 18.487 MW so với 20.435 MW theo PFR. Bảy dự án đang được khảo sát và điều tra; 66 dự án vẫn chưa được triển khai.
Trong vài năm gần đây, nhiều dự án thủy điện mới hơn của Ấn Độ trên các con sông ở Himalaya (đã được vận hành hoặc đang xây dựng) đã bị hư hại do lũ lụt và lở đất. Trong một số trường hợp, những người bị mắc kẹt trong các khu vực dự án đã thiệt mạng hoặc bị thương nặng. Phần lớn các tài liệu chỉ trích việc xây dựng các dự án thủy điện trên dãy núi Himalaya nêu bật những thiệt hại về môi trường đối với người dân địa phương. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, mặc dù lũ lụt lặp đi lặp lại là một hiện tượng tự nhiên, nhưng chúng có thể trở nên trầm trọng hơn nếu có các biện pháp can thiệp của con người. Lượng mưa lớn trên dãy Himalaya, cùng với sự giảm độ cao đột ngột ở các dãy núi của khu vực đó dẫn đến một lượng lớn nước phun xuống các kênh sông. Việc xây dựng các dự án thủy điện và cơ sở hạ tầng liên quan, ví dụ làm đường, thường làm trầm trọng thêm hiện tượng này.
Lợi ích toàn cầu
Vào năm 2020, thủy điện đã đóng góp vào 4.370 Terawatt giờ (TWh) sản lượng điện toàn cầu, mức đóng góp cao nhất của nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng carbon thấp. Thủy điện đóng góp năng lượng carbon thấp lớn nhất vào rổ năng lượng sơ cấp toàn cầu, cao hơn 55% so với năng lượng hạt nhân và lớn hơn tất cả các năng lượng tái tạo (RE) khác cộng lại. Đến cuối năm 2020, đã có 160 GW (gigawatt) thủy điện tích trữ được bơm được lắp đặt trên toàn cầu, chiếm 95% tổng năng lượng được lắp đặt. Các dự án thủy điện có hồ chứa cũng cung cấp khả năng kiểm soát lũ lụt và cung cấp nước đáng tin cậy cho các mục đích sinh hoạt và tưới tiêu.
Nhiều nhà máy thủy điện có thể tăng và giảm sản lượng điện rất nhanh so với các nhà máy điện khác như hạt nhân, than và khí đốt tự nhiên. Các nhà máy thủy điện cũng có thể ngừng hoạt động và khởi động lại tương đối thuận lợi. Mức độ linh hoạt cao này cho phép thủy điện nhanh chóng điều chỉnh theo sự thay đổi của nhu cầu và bù đắp sự dao động trong nguồn cung từ các nguồn NLTT. Ngày nay, các nhà máy thủy điện chiếm gần 30% công suất cung cấp điện linh hoạt trên thế giới.
Lực đẩy phát triển thủy điện
Đề cao những lợi ích kinh tế và kỹ thuật của thủy điện, ngành công nghiệp thủy điện ở Ấn Độ đã thúc đẩy chính phủ khuyến khích tài chính để phù hợp với những ưu đãi mà ngành NLTT ở Ấn Độ nhận được, vì thủy điện vừa có lượng carbon thấp vừa có thể tái tạo. Khả năng tăng hoặc giảm phát điện nhanh chóng của thủy điện để chạy theo phụ tải, đáp ứng nhu cầu cao điểm và bù đắp cho việc phát điện gián đoạn từ các nguồn NLTT bất cứ khi nào có yêu cầu đã củng cố thêm khả năng chính phủ Ấn Độ sẽ khuyến khích thủy điện. Những đặc điểm riêng này của thủy điện có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì tần số lưới điện thông qua liên tục điều tiết công suất, kiểm soát điện áp thông qua công suất phản kháng và cung cấp điện dự trữ để duy trì sự ổn định của hệ thống. Khi tỷ trọng năng lượng tái tạo trong lưới điện Ấn Độ tăng lên, quán tính của lưới điện sẽ giảm, có nghĩa là sẽ cần nhiều công suất thủy điện hơn. Thủy điện đã thể hiện những khả năng này vào ngày 5 tháng 4 năm 2020 khi hầu hết các hộ gia đình ở Ấn Độ tắt đèn điện trong chín phút. Mức giảm nhu cầu điện dự kiến là 12-14 GW nhưng nhu cầu thất thoát thực tế là hơn 32 GW trong 49 phút, cao hơn gấp đôi so với mức tổn thất nhu cầu dự kiến. Quá trình tạo hydro tăng và sau đó giảm nguồn cung trong vòng vài phút. Ở thời điểm tốt nhất, thủy điện giảm hơn 68% với tốc độ tăng đỉnh là 2,7 GW/phút. Vào tháng 3 năm 2019, Chính phủ Ấn Độ đã phê duyệt các biện pháp nhằm mục tiêu phát triển thủy điện ở Ấn Độ. Các biện pháp này bao gồm (i) Đưa các dự án thủy điện công suất lớn vào làm nguồn NLTT (cho đến thời điểm đó chỉ có các dự án có công suất dưới 25 MW được coi là nguồn NLTT); (ii) Nghĩa vụ mua thủy điện (HPO) như một hạng mục riêng biệt trong nghĩa vụ mua tái tạo không dùng năng lượng mặt trời (RPO). Các mục tiêu hàng năm đặt ra dựa trên kế hoạch bổ sung công suất đã được Bộ Điện lực Ấn Độ (MOP) thông báo và các sửa đổi cần thiết sẽ được đưa ra trong chính sách thuế quan; (iii) Các biện pháp hợp lý hóa thuế quan bao gồm cho phép các nhà phát triển linh hoạt trong việc xác định mức thuế, tăng thuế sau khi tăng tuổi thọ dự án lên 40 năm, tăng thời gian trả nợ lên 18 năm và đưa ra mức thuế leo thang 2% (iv) Hỗ trợ ngân sách để cấp vốn cho hợp phần điều tiết lũ của các dự án thủy điện tùy từng trường hợp để tạo điều kiện cho cơ sở hạ tầng như cầu, đường và các cơ sở hạ tầng khác theo nhu cầu thực tế, giới hạn ở 15 triệu INR/MW đối với các dự án có công suất nhỏ hơn 200 MW và 10 triệu INR/MW đối với các dự án có công suất trên 200 MW.
Bộ Điện lực (MOP) đã đặt HPO ở mức 0,18% cho giai đoạn 2021-2022 và đề xuất tăng lên 2,82% vào năm 2029-2030. Điều này sẽ làm tăng nhu cầu về thủy điện (cũng như nghĩa vụ mua năng lượng mặt trời làm tăng việc bao tiêu điện mặt trời) mặc dù không phải tất cả các công ty phân phối nhà nước đều có nghĩa vụ thông báo rộng rãi về mục tiêu HPO của họ. Uớc tính rằng, công suất phát thủy điện gia tăng sẽ phải tăng 39% (tương đương 18 GW) để đáp ứng HPO vào năm 2030.
Những thách thức
Ngành thủy điện Ấn Độ hy vọng rằng, các ưu đãi tài chính mới sẽ tiếp thêm động lực cho ngành. Ngành đã có kế hoạch bổ sung khoảng 12.340 MW công suất thủy điện tới năm 2026. Ngoài một số dự án nhỏ ở miền Trung và miền Nam Ấn Độ, hầu hết các dự án thủy điện ở các bang phía Bắc và Đông Bắc. Điều này có nghĩa là các dự án sẽ khơi lại những phản ứng của người dân địa phương do lo ngại về tổn hại về môi trường. Điều này được chứng minh là trận lũ quét lớn ở Uttarakhand vào năm 2013 đã khiến 5000 người chết, phá hủy nhà cửa và hư hỏng các công trình thủy điện. Đã có rất nhiều sự cố như vậy kể từ 2013. Kế hoạch thứ 12 đã cảnh báo rằng: “các dự án thủy điện trên sông Himalaya có thể không khả thi, ngay cả khi xem xét chỉ từ góc độ kinh tế”. Dãy Himalaya có những ngọn núi tương đối trẻ với tốc độ xói mòn cao. Có rất ít thảm thực vật ở lưu vực phía trên để kết dính đất. Lượng phù sa cao làm giảm tuổi thọ sản xuất của các nhà máy điện do lượng phù sa nặng lên. Sự can thiệp của tư pháp sau trận lũ lụt năm 2013 đã dẫn đến việc thành lập một ủy ban điều tra rủi ro môi trường trong tương lai, khuyến nghị hủy bỏ 23 dự án thủy điện trong khu vực. Các thành viên của Ủy ban Cấp nước Trung ương, và Cơ quan Điện lực Trung ương đã không đi đến thống nhất với các báo cáo kết luận của ủy ban đưa ra. Sự nhiệt tình đối với thủy điện do khả năng kỹ thuật của thủy điện trong việc giải quyết thách thức về khả năng gián đoạn do tỷ lệ năng lượng tái tạo ngày càng tăng trong lưới điện và trong việc giảm phát thải carbon toàn cầu là điều dễ hiểu. Điều này không có nghĩa là các thỏa hiệp môi trường địa phương bị đánh giá là chủ nghĩa duy ý chí về môi trường hay chủ nghĩa phản phát triển. Sự đánh đổi giữa lợi ích môi trường địa phương cho lợi ích toàn cầu về thủy điện là có thật. Thiệt hại thì địa phương phải chịu, và lợi ích mang lại cho toàn cầu, và ở một mức độ nào đó quốc gia có lợi. Điều quan trọng là chính sách của chính phủ, với sự nhiệt tình đóng góp vào lợi ích cộng đồng toàn cầu là giảm thiểu các-bon, không bỏ qua cái giá phải trả đối với môi trường địa phương và các nhóm dân cư sống trong vùng thủy điện.
Tác giả: Akhilesh Sati, Lydia Powell, và Vinod Kumar Tomar.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Source: https://www.orfonline.org/expert-speak/hydropower-in-india/
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục