Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Trật tự dựa trên luật lệ và BRICS

Trật tự dựa trên luật lệ và BRICS

Việc Ukraine được NATO hậu thuẫn không có khả năng đánh bại các lực lượng của Nga, sự phụ thuộc kinh tế và thương mại mà các nước phương Tây trong mối quan hệ với Trung Quốc, đã khẳng định những lo ngại cay đắng về sự suy giảm nhanh chóng của khối các nước do Mỹ lãnh đạo.

07:00 13-06-2023 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Hội nghị thượng đỉnh nhóm BRICS tiếp theo dự kiến sẽ được tổ chức tại Nam Phi vào tháng 8 năm 2023, và có thể sẽ công bố nhiều quyết định quan trọng khác nhau như kết nạp các quốc gia thành viên mới, bao gồm Ả Rập Xê Út, Indonesia, Argentina và Ai Cập[1], đồng thời đưa ra thời gian biểu cho việc giới thiệu một loại tiền tệ chung mới để thay thế đồng đô la Mỹ trong thương mại quốc tế giữa các nước thành viên trong nhóm[2]. Mặc dù hiện tại chúng ta có rất ít thông tin ít về các tính năng và sự hỗ trợ tài sản được hình dung cho công cụ tiền tệ kỹ thuật số quốc tế này, nhưng khái niệm này chắc chắn đã được thảo luận và được các chính phủ có liên quan đồng ý được thể hiện trong nhiều tuyên bố chính thức và bán chính thức.

Khả năng đối thủ của đồng đô la Mỹ có thể xuất hiện trong ngắn hạn hoặc trung hạn đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trong các thành trì tài chính của thế giới phương Tây và đặc biệt là ở Mỹ, vốn đã bị lung lay bởi tình trạng tồi tệ của nền kinh tế và tình trạng đồng Đôla mất giá nhanh (về sức mua). Mối đe dọa kinh tế do phương tiện tiền tệ trong tương lai này gây ra kết hợp với thách thức do Nga và Trung Quốc đặt ra đối với bá quyền Mỹ, từ đó đã kích động Washington DC sử dụng tất cả kho vũ khí chính trị, ngoại giao, quân sự và tư pháp của mình để phá hoại quá trình này. Việc Ukraine được NATO hậu thuẫn không có khả năng đánh bại các lực lượng của Nga và sự phụ thuộc kinh tế và thương mại mà các nước phương Tây trong mối quan hệ với Trung Quốc khẳng định những lo ngại đầy cay đắng về sự suy giảm quyền lực nhanh chóng của khối các nước do Mỹ lãnh đạo.

Trong bối cảnh đó, chúng ta không thể không suy xét về sự kiện Tổng thống Nga Putin bị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đưa ra những cáo buộc đáng ngờ về tội bắt cóc trẻ em dựa trên lời khai chỉ thu thập được từ phía Ukraine, và được đưa ra bởi một công tố viên dường như rất dễ chịu các áp lực từ bên ngoài[3].

ICC chắc chắn có thể chịu tác động bởi các cường quốc phương Tây - nơi đã tổ chức và tài trợ phần lớn tiền bạc cho nó; đồng thời lịch sử đã cho thấy, ICC không có khả năng hoặc không sẵn sàng điều tra Mỹ, quốc gia không phải là một bên tham gia vì Quốc hội Mỹ chưa phê chuẩn tham gia ICC. Khi ICC cố gắng truy tố một số binh lính Mỹ bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, Chính phủ Mỹ đã đe dọa các thẩm phán bằng sự trả đũa trực tiếp và dập tắt quá trình này từ trong trứng nước[4]. Tuy nhiên, Mỹ - trung thành với tầm nhìn đơn phương của mình về một trật tự thế giới mà ở đó họ giữ vị thế quyền lực tối cao - rất mong muốn sử dụng ICC như một công cụ để phục vụ lợi ích của chính mình. Theo ít nhất một nhà lập pháp nổi tiếng của Mỹ, ưu tiên của Chính phủ hiện nay là vô hiệu hóa Putin bằng mọi cách có thể.

Phù hợp với chiến lược 'dồn hết sức lực' này, chính phủ Mỹ và các đồng minh hiện đang gây áp lực lớn nhất đối với Nam Phi để bắt giữ nguyên thủ quốc gia Nga nếu và khi ông đến tham gia hội nghị thượng đỉnh BRICS vào tháng 8/2023. Rõ ràng, mục đích là để ngăn chặn cuộc họp hoàn thành chương trình nghị sự của mình bằng cách lôi kéo các thành viên của mình vào một cuộc tranh cãi pháp lý về tính ưu việt của luật pháp quốc tế đối với quyền miễn trừ ngoại giao của các nguyên thủ quốc gia ở nước ngoài. Chiến thuật phá hoại có thể hiệu quả nếu Nam Phi, nước chủ nhà, phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt kinh tế và ngoại giao gây thiệt hại có thể làm sụp đổ hệ thống chính trị mong manh của nước này, do xã hội bị chia rẽ về sắc tộc và nền kinh tế vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của 'phương Tây'. Người phát ngôn của Nam Phi thực sự đã nhắc lại rằng, mặc dù các nguyên thủ quốc gia nước ngoài có quyền miễn trừ ngoại giao, nhưng quyền miễn trừ ngoại giao không thay thế lệnh bắt giữ từ cơ quan tư pháp siêu quốc gia mặc dù ICC không thể buộc một quốc gia có chủ quyền tuân thủ với những yêu cầu từ tổ chức này cho dù Nam Phi là một thành viên của nó.

Các chiến thuật gây áp lực và đe dọa tương tự đang được Nhóm G-7 thực hiện đối với G20 và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải – cả hai đều do Ấn Độ chủ trì trong năm nay – mà Mỹ và các nước dưới quyền của họ đang bắt làm con tin cho vấn đề Ukraine. Có một nhận thức trong giới phương Tây rằng, Ukraine không thể chiến thắng trong cuộc chiến này trên chiến trường nên chỉ một bất ổn địa chính trị lớn mới có thể lật ngược thế cờ với Nga. Các mối quan tâm về nhân đạo và đạo đức khác chỉ là lá sung che phủ quyết tâm trần trụi nhằm duy trì bá quyền thông qua hệ thống 'trật tự dựa trên luật lệ'. Chỉ cần nhắc lại rằng một tỷ lệ phần trăm dân số thế giới đang tăng lên nhanh chóng hiện đang phải chịu một số hình thức trừng phạt, hầu hết do Mỹ đơn phương ban hành với sự hỗ trợ của các đồng minh, để nhận ra rằng, nhân loại đang bị chia rẽ giữa Câu lạc bộ các cường quốc trừng phạt và phần còn lại của thế giới, có thể trở thành nạn nhân của các biện pháp trừng phạt này theo ý muốn của Quốc hội Mỹ và Nhà Trắng. Ấn Độ đã có kinh nghiệm đó trong những thập kỷ qua và một lần nữa phải đối mặt với nó, liên quan đến thương mại năng lượng với Nga.

Quay trở lại quá trình phi thực dân hóa, diễn ra từ cuối những năm 1940 trở đi, lịch sử cho thấy rằng, các thuộc địa cũ trở nên tự do về mặt pháp lý nhưng vẫn nằm dưới sự giám sát của "ông chủ ngoại quốc" trước đây của họ, mặc dù sự trỗi dậy của Khối Cộng sản đứng xung quanh Liên Xô đã mang lại cho họ một dư địa giữa hai sự lựa chọn phi lý tưởng về chính trị và kinh tế.

Mối quan hệ đối tác thuận lợi giữa Mỹ và Trung Quốc từ đầu những năm 1970 và sự sụp đổ của Liên Xô gần hai thập kỷ sau đó đã phá vỡ cán cân quyền lực và báo trước “thời khắc đơn cực” nổi tiếng đang dần trôi qua. Nỗ lực phối hợp của các quốc gia 'thế giới thứ nhất' do NATO lãnh đạo nhằm duy trì quyền kiểm soát toàn cầu thông qua các chiến lược kinh tế tân tự do, 'các cuộc cách mạng màu' và quản lý các rối loạn đạo đức xã hội nhằm phá hoại sự ổn định nội bộ và thúc đẩy sự hỗn loạn và xung đột (chiến dịch LGBTX, chủ nghĩa cấp tiến NGO tích cực 'ủng hộ nhân quyền', các chính sách bắt buộc của WHO chống lại 'đại dịch'...) đã câu giờ cho kẻ bá quyền nhưng những tai ương nội bộ của chính nó lại báo trước số phận diệt vong.

Chính sách đối ngoại được ủy thác cho NATO có hai mục tiêu địa chính trị: thứ nhất làm suy yếu và nếu có thể chia cắt Nga thành nhiều phần; và thứ hai làm chậm lại và cuối cùng là đảo ngược sự trỗi dậy về công nghệ và quân sự của Trung Quốc. Người ta cho rằng các 'vấn đề' khác, ít nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như Iran và Triều Tiên có thể được giải quyết dễ dàng hơn một khi hai đối thủ chính đó bị cắt giảm về quy mô.

Mỹ đang "ve vãn" Ấn Độ trong khi bị chỉ trích gay gắt trên các phương tiện truyền thông toàn cầu theo chủ nghĩa toàn cầu vì nhiều lý do nhưng thực tế là vì tuyên bố đa liên kết mang tính xây dựng. Lời đề nghị gần đây từ Quốc hội Mỹ về quy chế NATO-Plus cho New Delhi được xác định dựa trên việc Ấn Độ chấp nhận chương trình nghị sự rộng lớn hơn của Mỹ, đi ngược lại lời hứa chuyển giao công nghệ và khuyến khích kinh doanh nhưng nó nhất thiết sẽ kéo theo việc mất quyền tự chủ chiến lược và ra quyết định độc lập . Cần lưu ý rằng, bất kỳ quốc gia hay cá nhân nào, về mặt pháp lý hay thực thể, luôn có thể rơi vào tầm kiểm soát của các biện pháp trừng phạt của Mỹ nếu quốc gia đó không còn tuân thủ 'quy tắc ứng xử dựa trên luật lệ' đã quy định, đặc biệt là nếu quốc gia đó góp phần vào bất kỳ sáng kiến nào được coi là mối đe dọa hiện hữu đối với vị thế của siêu cường của Mỹ. Và BRICS, cuối cùng có khả năng phù hợp với định nghĩa phiến diện, vụ lợi đó về những gì đi ngược lại trật tự toàn cầu.

Như Ngoại trưởng Ấn Độ, Tiến sĩ S Jaishankar, đã chỉ ra trong cuộc họp chuẩn bị của các Bộ trưởng Ngoại giao BRICS, nếu muốn giải quyết các vấn đề do bất bình đẳng kinh tế gây ra, thì tổ chức đó phải giải quyết những vấn đề đó, bởi vì bất bình đẳng về kinh tế cho phép một số nước cưỡng ép ý chí của họ lên những nước khác bất kể điều đó có hợp pháp hay không.

[1] https://www.bloomberg.com/news/articles/2023-04-24/brics-draws-membership-requests-from-19-nations-before-summit
[2] https://tass.com/economy/1626111
[3] https://www.businesslive.co.za/fm/opinion/letters/2023-05-04-letter-russian-ambassador-responds-to-fm-editorial/
[4] https://theconversation.com/us-punishes-international-criminal-court-for-investigating-potential-war-crimes-in-afghanistan-143886

 

Nguồn:

CIS

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục