Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Trung Quốc - Ấn Độ: Các quan hệ kinh tế và sự đối đầu chiến lược (Phần 2)

Trung Quốc - Ấn Độ: Các quan hệ kinh tế và sự đối đầu chiến lược (Phần 2)

Các lý thuyết về sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế và chù nghĩa hiện thực mang tính cơ cấu giải thích thỏa đảng thế nào về mối bất đồng Trung-Ấn giữa các quan hệ kinh tế đang phát triển và sự nghi ngờ mang tính chiến lược đang tiếp tục? Bài báo này nhìn vào phía Ấn Độ và lập luận rằng, chúng ta cần vượt ra ngoài các yếu tố kinh tế và chiến lược, và đưa ra một đường hướng bất ngờ hơn dựa trên sự bàn luận và tư duy của giới tinh hoa trong nước. Bài viết cho rằng một cuộc tranh luận có sắc thái và phức tạp hơn về Trung Quốc đang nổi lên ở Ấn Độ so với điều được thừa nhận bởi sự phụ thuộc lẫn nhau hay chủ nghĩa hiện thực, một cuộc tranh luận được dụng lên bởi cái mà tác giả bài này gọi là các trường phái tư tưởng theo đường hướng chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa toàn cầu.

05:12 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 1)

Các xu hướng kinh tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc

Các xu hướng đầy hứa hẹn

Thật khó để không bị ấn tượng bởi sự tăng trưởng theo phép lũy thừa của thương mại Ấn Độ với Trung Quốc kể từ cuối những năm 1990. Ấn Độ và Trung Quốc đã phục hồi thương mại, điều mà đã tạm dừng lại sạu cuộc chiến tranh năm 1962 vào năm 1978 và đã ký kết Quy chế tối huệ quốc (MFN) vào năm 1984. Tuy nhiên, thương mại đã không khởi sắc mãi cho tới sau này, nhưng khi khởi sắc, nó đã diễn ra theo cách đầy ấn tượng. Từ một mức không đáng kể là 260 triệu USD trong thương mại song phương vào cuối năm 1991, nó đã tăng lên 1,1 tỷ USD vào năm 2003 và sau đó đã bùng nổ tới 51,8 tỷ USD vào năm 2008, với việc Trung Quốc vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của Ấn Độ. Thương mại song phương đã đạt đỉnh vào năm 2011 ờ mức 73,9 tỷ USD, nhưng đã giảm 10% vào năm 2012 phản ánh một phần sự suy thoái trên toàn cầu.

Gây ấn tượng tương đương là sự ưu tiên mà các nhà lãnh đạo hàng đầu ở mồi nước đã đưa ra cho các tương tác kinh tế của họ. Thật vậy, từ những tuyên bố của họ, dường như họ đang đặt một phần hy vọng và tin tưởng quá mức vào mặt trận kinh tế để mang các quan hệ rộng hơn của họ lại gần nhau hơn. Thủ tướng Chu Dung Cơ hẳn là đã đưa ra tuyên bố táo bạo nhất vào năm 2002, trong một bài phát biểu tại trụ sở chính của công ty phần mềm hàng đầu Ấn Độ Infosys, khi ông nói: “Infosys đại diện cho công nghệ cao, tài năng nôi bật, sự quản lý hiện đại và những thành tựu to lớn. Người ta thừa nhận một cách rộng rãi trên khấp thế giới rằng Ấn Độ là số 1 về xuất khẩu phần mềm và Trung Quốc là số 1 về phần cứng. Cùng với nhau chúng ta có thể trở thành số 1 thế giới”,

Chuyến thăm vào năm 2006 của Chủ tịch Hồ cẩm Đào là chuyến thăm đầu tiên bởi một người đứng đầu nhà nước của Trung Quốc tới Ấn Độ trong 10 năm và kinh tế một lần nữa là câu chuyện quan trọng. Ngay cả với sự suy sụp về thương mại trong suốt năm 2012 và 2013, Thủ tướng Manmohan Singh vẫn rất quả quyết về việc làm sâu sắc thêm các quan hệ kinh tế với Trung Quốc.

Một loạt cơ chế và sự dàn xếp đã được thiết lập nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc can dự kinh tế trên toàn cầu từ năm 1991 khi Ấn Độ bắt đầu chính sách kinh tế mới của nước này - khắc phục những ưu tiên phần lớn mang tính tự cấp tự túc diễn ra từ khi độc lập. Với Trung Quốc, các hiệp định thưong mại biên giới đã được ký kết vào năm 1991 và 2003, hiệp định tránh đánh thuế hai lần được hoàn thành vào năm 1994, hiệp định hải quan vào năm 2005 và một hiệp định đầu tư song phương vào năm 2006. Vào năm 2006, các công ty Trung Quốc kinh doanh tại Ấn Độ đã thành lập một Phòng các Doanh nghiệp Trung Quốc tại Ấn Độ (CCEI), nhằm đại diện cho những lợi ích của các công ty Trung Quốc, cũng như thúc đẩy các cuộc đàm phàn cấp cao về kinh doanh và chính trị giữa hai bên. CCEI được xem là một dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng đang tăng lên của các doanh nghiệp của Trung Quốc ở Ấn Độ.  Một cuộc đối thoại kinh tế chiến lược Trung-Ấn đã được thiết lập vào năm 2010 mà theo đó hợp tác trong các lĩnh vực chẳng hạn như đường sắt, công nghệ cao và năng lượng được đẩy mạnh.

Một tiền đề cơ bản cho sự lạc quan về quan hệ đối tác kinh tế là giả định trong kinh tế học tân cổ điển thông thường cho rằng, bản chất bổ sung của các nền kinh tế Ấn Độ và Trung Quốc sẽ tỏ ra là một sự thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa: cơ sở sản xuất của Trung Quốc và cơ sở địch vụ của Ấn Độ, xuất khẩu nguyên liệu của Ẩn Độ và xuất khẩu sản xuất của Trung Quốc. Trong khi sự thiếu hụt giá trị gia tăng trong xuất khẩu của Ấn Độ sang Trung Quốc đang tạo ra những sự mất cân bằng thương mại, một số người thấy rằng, không có lý do nào để Ấn Độ phải lo lắng. Như một nhà bình luận nổi tiếng đã lưu ý: thật sai lầm khi nhắm tới thương mại cân bằng với mỗi đổi tác thương mại”. Điều quan trọng là Ấn Độ không nên cư xử khác biệt với Trung Quốc so với bất cứ đối tác thương mại cạnh tranh nào khác do lợi thể so sánh của Trung Quốc.

Thương mại đã có xu hướng phát triển khi các rào cản chính trị đổi với sư can dự về kinh tế đã được Trung Quốc và Ấn Độ giảm bớt hoặc sửa đổi. Chẳng hạn như, khi Đèo Nathu La bị tranh chấp, nằm giữa Sikkim và Tây Tạng, cuối cùng đã được mở lại vào năm 2006 (sau khi Trung Quốc biểu lộ sự sẵn lòng chấp nhận Sikkim là phần của Ấn Độ), thương mại đã tăng hơn 50 lần. Hầu hết các hoạt động thương mại này bao gồm việc nhập khẩu hàng hóa Ấn Độ vào Tây Tạng và thị trường này chỉ mở cửa 6 tháng trong năm - từ tháng 5 đến tháng 11. Mặc dù thương mại biên giới giữa Ẩn Độ và Trung Ọuổc là rất nhỏ ở mức 14 triệu USD, trong năm 2012, nó đã tăng hơn 20%, do vậy, trái ngược với sự trượt giảm ờ những nơi khác.

Trong số tất cả những sự đổi mới chính sách của Ẩn Độ kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, đường hướng “Hướng Đông” của nước này nhìn chung được xếp vào một trong những đường hướng tốt nhất. Việc tiến hành chính sách Hướng Đông của Thủ tướng Narasimha Rao vào năm 1992 (theo sau cuộc khủng hoảng kép về kinh tế lẫn chính trị năm 1991) rõ ràng đã được dự định để xây dựng các cầu nối kinh tế với Đông Nam Á và tái khởi động sự hội nhập kinh tế cùa Ấn Độ vào khu vực láng giềng lân cận đầy năng động. Ấn Độ đã kiên định sử dụng chính sách Hướng Đông của nước này từ đầu nhừng năm 1990 nhằm trở lại châu Á thông qua chủ nghĩa đa phương và các mối quan hệ song phương chủ chốt, chẳng hạn như các mối quan hệ với Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản - và Trung Quốc. Giai đoạn II của chính sách Hướng Đông được nhắm tới việc làm sâu sắc thêm sự can dự về kinh tế và, cũng quan trọng như thế nhưng ngấm ngầm hơn, là can dự về chính trị của Ấn Độ tại Đông Á. Hiệp định Thương mại Tự do năm 2010 với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là thành công trọn vẹn - một hiệp định mà trước đó đã bị gây trở ngại bởi sự phản đối về mặt chính trị và sự kháng cự của bộ máy quan liêu trong nước trong gần 7 năm. (Xem tiếp phần 3)

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục