Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Trung Quốc - Ấn Độ: Các quan hệ kinh tế và sự đối đầu chiến lược (Phần 4)

Trung Quốc - Ấn Độ: Các quan hệ kinh tế và sự đối đầu chiến lược (Phần 4)

Các lý thuyết về sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế và chù nghĩa hiện thực mang tính cơ cấu giải thích thỏa đảng thế nào về mối bất đồng Trung-Ấn giữa các quan hệ kinh tế đang phát triển và sự nghi ngờ mang tính chiến lược đang tiếp tục? Bài báo này nhìn vào phía Ấn Độ và lập luận rằng, chúng ta cần vượt ra ngoài các yếu tố kinh tế và chiến lược, và đưa ra một đường hướng bất ngờ hơn dựa trên sự bàn luận và tư duy của giới tinh hoa trong nước. Bài viết cho rằng một cuộc tranh luận có sắc thái và phức tạp hơn về Trung Quốc đang nổi lên ở Ấn Độ so với điều được thừa nhận bởi sự phụ thuộc lẫn nhau hay chủ nghĩa hiện thực, một cuộc tranh luận được dụng lên bởi cái mà tác giả bài này gọi là các trường phái tư tưởng theo đường hướng chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa toàn cầu.

05:07 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 3)

Các xu hưng chính trị - chiến lược giữa Ấn Độ và Trung Quốc

Các xu hướng chính trị - chiến lược giữa Ấn Độ và Trung Quốc thể hiện một bức tranh pha trộn. Hai nước này có tranh chấp biên giới chưa được giải quyết nhưng quân đội của họ đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung, Trung Quốc có các quan hệ lâu dài vững chắc với kẻ thù Pakistan của Ấn Độ, nhưng Ấn Độ và Trung Quốc tự gọi mình là các đối tác chiến lược. Mặt khác, có vẻ là Trung Quốc đang cố ý bao vây Ấn Độ bằng cách: đạt tới các đỉnh cao mới trong quan hệ Trung Quốc-Pakistan với việc Trung Quốc xây dựng cảng Gwador của Pakistan (Giai đoạn I đã hoàn thành vào năm 2007 và Giai đoạn II hiện đang thực hiện), và các đàm phán về việc xây dựng một cao tốc xuyên Himalaya; tạo lập các quan hệ chưa từng có với Sri Lanka bao gồm việc xây dựng cơ sở cảng Hambantota vào năm 2010; nuôi dưỡng quan hệ với Bangladesh thông qua các dự án về năng lượng và cơ sở hạ tầng mang tính quyết định và cảng Chittagong; và củng cố các quan hệ với Myanmar trong vài thập kỷ vừa qua bao gồm sự tiếp cận cảng. Những mối quan hệ này nằm dọc các tuyến đường biên then chốt của Ấn Độ trên Ấn Độ Dương. Nhiều nhà phân tích của Ấn Độ hiện thường miêu tả điều này là “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc. Xa hơn ở Afghanistan, khi sự rút quân của Mỹ trở nên rõ ràng, Trung Quốc đang trở nên năng động hơn - đặc biệt là trong cuộc tìm kiếm các nguồn tài nguyên khoáng sản của nước này. Liệu những động thái này có đại diện cho một sự cân bằng quyền lực đang thay đổi trong khu vực láng giềng mang tính chiến lược của Ấn Độ hay không vẫn chưa được thấy rõ. Một vấn đề lớn là mức độ mà các hoạt động của Trung Quốc được thúc đẩy bởi các đòi hỏi về thương mại và kinh tế (đặc biệt là an ninh năng lượng), thay vì bởi các mục tiêu quân sự mang tính thù địch.

Đồng thời, có các dấu hiệu cho thấy sự cải thiện rõ rệt trong các quan hệ chính trị và chiến lược Trung - Ấn trong một thời gian. Trong suốt chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Atal Bhari Vajpayee vào năm 2003, điều đã làm chuyển hướng thời kỳ khủng hoảng sau các cuộc thử nghiệm hạt nhân của Ẩn Độ, 2 nước đã ký kết Tuyên bố về các Nguyên tắc đối với Quan hệ và Hợp tác Toàn diện, vạch ra một hướng đi cho sự cộng tác trong tương lai. 2 nước sau đó đã ký kết một hiệp định được quảng bá nhiều về Quan hệ Đối tác Hợp tác và Chiến lược về Hòa bình và Thịnh vượng vào năm 2005. Kể từ năm 2003, các cuộc gặp cấp cao đã trở thành thông lệ; có rất nhiều ủy ban và nhóm làm việc cấp bộ trưởng và cấp thấp hơn trên vũ đài chính trị; một đường dây nóng đã được thiết lập giữa các bộ trưởng ngoại giao vào năm 2008; và có một cuộc đối thoại quốc phòng diễn ra hàng năm. Ngoài cấp bộ trưởng song phương, hai nước là các thành viên chủ chốt của các được gọi là khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi); họ cùng với Nga, tương tác trong Các cuộc gặp cấp cao ba bên; thường tán thành các cơ chế thúc đẩy sự đa cực, và có xu hướng trở thành những người ủng hộ chính sách hiếu chiến về chủ quyền trên vũ đài toàn cầu. Như tiêu đề của một bài báo trên tờ The Economist về Ấn Độ và Trung Quốc đã nói, “Ấn Độ và Trung Quốc: Bạn bè, Kẻ thù, Đối thủ, Nhà đầu tư”.

Thế giới quan trong nước của Ấn Độ về sự khác biệt kinh tế, an ninh Trung - Ấn

Sự đồng thuận của giới tinh hoa Ấn Độ cho rằng, Trung Quốc và Ấn Độ là các đối thủ, điều có từ cuộc chiến tranh năm 1962, đã bắt đầu suy yếu sau chuyến thăm tới Bắc Kinh của Rajiv Gandhi vào năm 1989 (chuyển thăm đầu tiên của một Thủ tướng Ẩn Độ kể từ năm 1954). Tốc độ tiến triển các quan hệ đã không nhanh hơn mãi cho tới đầu những năm 2000, sau khi đã vượt qua một sự suy sụp nghiêm trọng sau các cuộc thử nghiệm hạt nhân của Ấn Độ vào năm 1998; vẫn còn nhận thấy tồn tại sự nghi ngờ sâu sắc về Trung Quốc, nhưng các quan hệ kinh tế đang phát triển và sự tương tác chính trị lớn hơn đã cho phép nhiều quan điểm đa dạng hơn nổi lên bên phía Ấn Độ.

Các quan điểm của Ấn Độ về sự cùng tồn tại của các quan hệ kinh tế đang tăng lên bên cạnh các căng thẳng chính trị và sự đối đầu giữa Ấn Độ và Trung Quốc có thể được nhận dạng bởi 3 định hướng hay thế giới quan chính: mang tính chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa toàn cầu - tự do. Những người theo chủ nghĩa hiện thực có xu hướng chú trọng vào tầm quan trọng của sự tự lực trên vũ đài quốc tế. Theo những người theo chủ nghĩa hiện thực, hệ thống quốc tế mang tính vô chính phủ; một nước không thể dựa vào các thể chế quốc tế để có được sự bảo vệ. Họ đặt tầm quan trọng rất lớn vào vai trò của các nước lớn lả các bên tham gia trong hệ thống toàn cầu và dành đặc quyền cho quyền lực cứng hơn là hệ tư tưởng và kinh tế.

Những người theo đường lối dân tộc chủ nghĩa, giống những người theo chủ nghĩa hiện thực, chú trọng vào sự tự lực và tự cường. Tuy nhiên, những người theo đường lối dân tộc chủ nghĩa có thể theo đuổi các mục tiêu này không chỉ như là một biện pháp để đương đầu với các mối đe dọa của nước ngoài, mà chính nó còn là một mục tiêu. Những người đề xướng trường phái chủ nghĩa toàn cầu có xu hướng ủng hộ sự hội nhập quốc tế về chính trị hoặc kinh tế. Họ chú trọng các biện pháp kinh tế và các mục tiêu mang tính thể chế. Trong lĩnh vực kinh tế, họ thường đưa ra lý lẽ ủng hộ thương mại tự do và ít sự hạn chế về lưu chuyển vốn hơn. Những người theo chủ nghĩa toàn cầu tương đối hoài nghi về sức mạnh quân sự với vai trò là một công cụ quản lý nhà nước.

Vấn đề then chốt về quan hệ Trung - Ấn là liệu Trung Quốc được xem là một mối đe dọa hay cơ hội đối với Ấn Độ. Được trợ giúp bởi lịch sử đắt giá của Ấn Độ và Trung Quốc, sự bàn luận công khai của Ấn Độ thường bị chi phối bởi nhũng người theo đường lối dân tộc chủ nghĩa đầy cứng rắn, những người xuất phát từ cơ sở nghi ngờ Trung Quốc trên mọi lĩnh vực - về kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, phía sau sự bàn luận mang tính hiếu chiến của dân chúng và truyền thông, có một quan điểm có sắc thái hơn nhiều về quan hệ của Ấn Độ với Trung Quốc. Trong khi điều này đặc biệt đúng trong khu vực kinh doanh, mà có khả năng đạt được từ hoạt động kinh tế được tăng cường với Trung Quốc - chẳng hạn như công nghệ thông tin, dược phẩm và dịch vụ tài chính - nó cũng được tìm thấy trong bộ phận tiêu biểu của giới kinh doanh và giới tinh hoa chiến lược, các nhà lãnh đạo chính trị và thậm chí là cả các quan chức. (Xem tiếp phần 5)

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục