Trung Quốc công bố Sách Trắng về chiến lược quân sự (Phần 1)
Ngày 26/5/2015, Trung Quốc công bố Sách Trắng đầu tiên mang tên "Chiến lược Quân sự Trung Quốc", do Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc ấn hành, có tổng cộng 9.000 từ, nội dung chủ yếu đề cập đến việc xây dựng lực lượng quân sự, nhấn mạnh phương châm chiến lược phòng vệ tích cực, đồng thời cam kết hợp tác an ninh quốc tế chặt chẽ hơn. Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ trân trọng giới thiệu toàn văn nội dung Sách Trắng này.
CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ TRUNG QUỐC
(Tháng 5 năm 2014)
MỤC LỤC
Lời nói đầu
I. Tình hình an ninh quốc gia
II. Sứ mệnh và nhiệm vụ chiến lược của quân đội
III. Phương châm chiến lược phòng vệ tích cực
IV. Xây dựng và phát triển lực lượng quân sự
V. Chuẩn bị đấu tranh quân sự
VI. Hợp tác an ninh quân sự
LỜI NÓI ĐẦU
Thế giới hiện nay đang đứng trước thay đổi lớn chưa từng có, thế giới đương đại đang ở vào thời kỳ then chốt của quá trình cải cách phát triển. Trong cuộc đấu tranh để thực hiện giấc mơ Trung Quốc về phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại, nhân dân Trung Quốc mong muốn cùng bảo vệ hòa bình với các nước trên thế giới, cùng mưu cầu phát triển, cùng hưởng phồn vinh.
Trung Quốc gắn liền với vận mệnh chung của thế giới, thế giới phồn vinh ổn định là cơ hội của Trung Quốc, Trung Quốc phát triển hòa bình cũng là cơ hội của thế giới. Trung Quốc trước sau như một đi theo con đường phát triển hòa bình, thực thi chính sách ngoại giao hòa bình và chính sách quốc phòng mang tính phòng ngự, chống chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền dưới mọi hình thức, không bao giờ xưng bá, không bao giờ bành trướng. Quân đội Trung Quốc luôn là lực lượng kiên định bảo vệ hòa bình thế giới.
Xây dựng, củng cố quốc phòng và phát triển lực lượng quân đội lớn mạnh là nhiệm vụ chiến lược để xây dựng Trung Quốc hiện đại, là đảm bảo về mặt an ninh cho công cuộc phát triển hòa bình quốc gia. Chiến lược quân sự là phương châm chính sách tổng thể để hoạch định và chỉ đạo cũng như vận dụng trong công tác xây dựng lực lượng quân sự, phục tùng và cũng phục vụ cho mục tiêu chiến lược quốc gia.
Trên bước khởi điểm mới của lịch sử, quân đội Trung Quốc thích ứng với những thay đổi mới về môi trường an ninh quốc gia, bám sát thực hiện mục tiêu của Đảng Cộng sản Trung Quốc về xây dựng quân đội lớn mạnh trong tình hình mới, quán triệt phương châm chiến lược quân sự phòng vệ tích cực trong tình hình mới, đẩy nhanh hiện đại hóa quốc phòng và quân đội, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của quốc gia, có được sự đảm bảo vững chắc để thực hiện “hai mục tiêu phấn đấu 100 trăm năm” (phấn đấu đến ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc 100 năm vào năm 2021 sẽ xây dựng xã hội khá giả toàn diện và đến ngày thành lập nước thành lập Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 100 năm vào năm 2049 sẽ xây dựng Trung Quốc thành quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại giầu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa - ND) và thực hiện giấc mộng Trung Hoa về phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại.
I. TÌNH HÌNH AN NINH QUỐC GIA
Trong thời đại ngày nay, thế giới đa cực hóa, kinh tế toàn cầu hóa, xã hội thông tin hóa phát triển đi vào chiều sâu, cộng đồng quốc tế ngày càng trở thành cộng đồng có chung vận mệnh, trong anh có tôi, trong tôi có anh, hòa bình, phát triển, hợp tác cùng thắng trở thành trào lưu thời đại không thể nào ngăn cản được.
Tình hình quốc tế diễn biến sâu sắc, so sánh lực lượng quốc tế, kết cấu của hệ thống quản lý toàn cầu, tình hình địa chiến lược châu Á - Thái Bình Dương và cạnh tranh quốc tế trong các phương diện kinh tế, khoa học công nghệ, quân sự đang phát sinh những thay đổi mang tính lịch sử. Lực lượng bảo vệ hòa bình mạnh lên, các nhân tố kiềm chế chiến tranh tăng lên, trong tương lai có thể dự kiến được thì chiến tranh thế giới không xảy ra nổi, tình hình hòa bình tổng thể có hy vọng duy trì được. Tuy nhiên, chủ nghĩa bá quyền, chính trị cường quyền và chủ nghĩa can thiệp mới có bước phát triển mới, cuộc đấu tranh giữa các thế lực quốc tế xoay quanh vấn đề quyền lực và phân chia lại lợi ích có xu hướng mạnh hơn, chủ nghĩa khủng bố ngày càng nhộn nhịp hơn, những điểm nóng về mâu thuẫn tôn giáo sắc tộc, tranh chấp biên giới lãnh thổ phức tạp hơn, chiến tranh nhỏ lẻ không ngừng, xung đột tiếp diễn, nguy cơ xảy ra là trạng thái thường xuyên ở một số khu vực, thế giới vẫn đứng trước đe dọa chiến tranh cục bộ hiện thực và tiềm tàng.
Trung Quốc phát triển sẽ vẫn ở thời kỳ cơ hội chiến lược quan trong để có thể phát huy tốt lợi thế của mình, môi trường bên ngoài về tổng thể là có lợi. Sức mạnh quốc gia tổng hợp, năng lực cạnh tranh trong những lĩnh vực cốt yếu, khả năng loại bỏ rủi ro tăng lên rõ rệt, địa vị quốc tế và ảnh hưởng quốc tế được nâng lên, đời sống nhân dân được cải thiện trông thấy, đại cục xã hội giữ được ổn định. Là một nước lớn đang phát triển, Trung Quốc vẫn đứng trước mối đe dọa an ninh đa nguyên phức tạp, trở ngại và thách thức từ bên ngoài từng bước tăng lên, các vấn đề về an ninh tồn tại và an ninh phát triển, những đe dọa về an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống đan xen lẫn nhau, nhiệm vụ bảo vệ thống nhất quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ lợi ích phát triển vẫn phức tạp nặng nề.
Cùng với kinh tế thế giới và trọng tâm chiến lược được thúc đẩy chuyển dịch nhanh hơn về phía khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “tái cân bằng” ở châu Á - Thái Bình Dương, tăng cường sự có mặt quân sự và củng cố hệ thống đồng minh quân sự ở các khu vực khác. Nhật Bản tích cực mưu tìm thể chế mới sau khi thoát khỏi chiến tranh, điều chỉnh mạnh mẽ chính sách an ninh quân sự, xu hướng phát triển quốc gia của Nhật khiến các nước trong khu vực quan tâm cao độ. Cá biệt nước láng giềng trên biển trong khi đề cập vấn đề về chủ quyền lãnh thổ và lợi ích biển của Trung Quốc đã áp dụng hành động gây hấn, tăng cường sự hiện diện quân sự trên các đảo bãi thuộc về Trung Quốc mà họ đã “chiếm cứ” trái phép. Một số nước ngoài khu vực cũng ra sức nhúng tay vào công việc Nam Hải (Biển Đông), nước cá biệt thường xuyên duy trì tiếp cận trinh sát vùng biển vùng trời nhắm vào Trung Quốc, cuộc đấu tranh bảo vệ quyền lợi ở phía biển sẽ còn lâu dài. Một số tranh chấp lãnh thổ đất liền vẫn còn. Tình hình bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á đang có nhiều nhân tố không ổn định và không xác định. Chủ nghĩa khủng bố khu vực, chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa cực đoan hoạt động hoành hành, cũng đem lại ảnh hưởng bất lợi cho ổn định an ninh xung quanh Trung Quốc.
Vấn đề Đài Loan liên quan đến thống nhất và phát triển lâu dài của quốc gia, thống nhất quốc gia là tất yếu lịch sử để dân tộc Trung Hoa đi đến phục hưng vĩ đại. Những năm gần đây quan hệ hai bờ duy trì được xu hướng phát triển hòa bình rất tốt, nhưng cội nguồn làm ảnh hưởng đến tình hình ổn định ở Eo biển Đài Loan vẫn chưa được loại bỏ, thế lực ly khai “Đài Loan độc lập” và các hoạt động chia rẽ của thế lực này vẫn là mối đe dọa lớn nhất đối với sự phát triển hòa bình trong quan hệ hai bờ. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị quốc gia và ổn định xã hội nặng nề phức tạp, các thế lực “Đông Đột” (Sherqiy Türkistan/Uyghuristan) và “Tây Tạng độc lập” gây nguy hại nghiêm trọng, đặc biệt là mối đe dọa từ các hoạt động khủng bố bạo lực của “Đông Đột” leo thang, thế lực chống Trung Quốc có mưu đồ tạo ra “cách mạng sắc mầu”, an ninh quốc gia và ổn định xã hội đứng trước nhiều thách thức hơn. Trong khi lợi ích quốc gia không ngừng mở rộng, tình hình quốc tế và khu vực rối ren, chủ nghĩa khủng bố, cướp biển, thiên tai lớn và dịch bệnh…, tất cả đều có thể tạo thành đe dọa đối với an ninh quốc gia, vấn đề an ninh hải ngoại như an ninh của nguồn năng lượng hải ngoại, các tuyến đường giao thông chiến lược và an ninh của các cơ quan cũng như người Trung Quốc ở hải ngoại nổi lên rõ hơn.
Cuộc cách mạng quân sự mới trên thế giới phát triển đi vào chiều sâu, các xu hướng chính xác hóa, thông minh hóa, tàng hình hóa, không người điều khiển đối với trang bị vũ khí tầm xa nổi lên rõ rệt, vũ trụ và không gian mạng trở thành những điểm cao chế ngự tình hình mới trong cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các bên, hình thái chiến tranh đang đẩy nhanh diễn biễn đến chiến tranh thông tin hóa. Các nước lớn chủ chốt trên thế giới tích cực điều chỉnh chiến lược an ninh quốc gia và chính sách quốc phòng, gấp rút chuyển đổi mô hình quân sự, xây dựng lại hệ thống sức mạnh quân sự. Những thay đổi mang tính cách mạng trong kỹ thuật quân sự và hình thái chiến tranh làm phát sinh ảnh hưởng lớn đối với kết cục chính trị quân sự quốc tế, đồng thời cũng đem lại thách thức nghiêm trọng mới đối với an ninh quân sự của Trung Quốc
II. SỨ MẠNG VÀ NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC CỦA QUÂN ĐỘI
Mục tiêu chiến lược quốc gia của Trung Quốc là thực hiện mục tiêu phấn đấu theo hai mục tiêu 100 năm, theo đó xây dựng được xã hội khá giả toàn diện vào thời điểm Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập 100 năm, và xây dựng Trung Quốc thành quốc gia hiện đại xã hội chủ nghĩa giầu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa vào thời điểm nước Trung Quốc mới thành lập 100 năm, đó chính là thực hiện giấc mộng Trung Hoa về phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại. Giấc mộng Trung Hoa là giấc mộng cường quốc, đối với quân đội là giấc mộng quân đội mạnh. Quân đội mạnh mới bảo vệ được quốc gia, nước mạnh cần phải có quân mạnh. Trong thời kỳ lịch sử mới, quân đội Trung Quốc xác định lấy mục tiêu xây dựng quân đội mạnh trong tình hình mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc làm tổng cương lĩnh, kiên trì sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, luôn coi sức chiến đấu là tiêu chuẩn căn bản duy nhất, ra sức phát huy truyền thống vinh quang và tác phong tốt đẹp, xây dựng quân đội nhân dân nghe Đảng chỉ huy, đánh thắng trận, tác phong quy củ.
Trong điều kiện thời đại mới, so với bất cứ thời điểm nào trong lịch sử, nội hàm và nghĩa rộng của an ninh quốc gia hiện nay đều phong phú hơn, lĩnh vực thời gian và không gian đều phải rộng mở hơn, các nhân tố bên trong và bên ngoài đều phức tạp hơn, cần phải kiên trì quan điểm an ninh quốc gia tổng thể, phải xem xét trù tính toàn diện đến cả an ninh bên trong và an ninh bên ngoài, an ninh lãnh thổ và an ninh quốc dân, an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống, an ninh sinh tồn và an ninh phát triển, an ninh tự thân và an ninh chung.
Để thực hiện mục tiêu chiến lược quốc gia, quán triệt quan điểm an ninh quốc gia tổng thể, đã nêu ra yêu cầu mới đối với việc đổi mới và phát triển chiến lược quân sự, thực thi hữu hiệu sứ mệnh của quân đội và nhiệm vụ của quân đội. Muốn thích ứng được với đòi hỏi mới về bảo vệ an ninh quốc gia và lợi ích phát triển của quốc gia, phải chú trọng hơn việc vận dụng sức mạnh quân sự và thủ đoạn quân sự, tạo ra được tình thế chiến lược có lợi, tạo đảm bảo an ninh vững chắn để phát triển hòa bình; Thích ứng với đòi hỏi mới trong việc phát triển tình hình an ninh quốc gia, là phải không ngừng đổi mới trong chỉ đạo chiến lược và tư tưởng tác chiến, đảm bảo có thể đánh thắng và đánh thắng trận; Thích ứng với yêu cầu mới trong cuộc cách mạng quân sự mới trên thế giới là phải quan tâm cao độ đến những thách thức trong lĩnh vực an ninh kiểu mới, giữ vững quyền chủ động chiến lược trong cạnh tranh quân sự; Thích ứng với đòi hỏi mới trong phát triển lợi ích chiến lược quốc gia là phải tích cực tham gia hợp tác an ninh khu vực và thế giới, bảo vệ hữu hiệu an ninh lợi ích ở hải ngoài; Thích ứng với đòi hỏi mới trong công cuộc cải cách sâu sắc toàn diện, phải kiên trì đi con đường quân dân hòa nhập, tích cực chi viện trong xây dựng kinh tế và xã hội của quốc gia, kiên quyết bảo vệ ổn định đại cục xã hội, khiến quân đội luôn trở thành lực lượng trung kiên để củng cố địa vị cầm quyền của Đảng và là lực lượng đáng tin cậy trong xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
Quân đội Trung Quốc thực hiện hữu hiệu sứ mệnh của quân đội trong thời kỳ lịch sử mới, kiên quyết bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh, lợi ích phát triển, kiên quyết bảo vệ thời cơ chiến lược quan trọng trong sự nghiệp phát triển quốc gia, kiên quyết bảo vệ hòa bình khu vực và hòa bình thế giới, tạo ra sự đảm bảo vững chắc cho nỗ lực xây dựng xã hội khá giả toàn diện, thực hiện giấc mộng Trung Hoa về phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại. Quân đội Trung Quốc chủ yếu đảm nhận những nhiệm vụ chiến lược sau: Đối phó với các sự kiện đột xuất và những đe dọa quân sự, bảo vệ hữu hiệu chủ quyền và an ninh liên quan lãnh thổ, vùng trời, vùng biển; Kiên quyết bảo vệ thống nhất tổ quốc; Bảo vệ an ninh và lợi ích trong các lĩnh vực mới; Bảo vệ an ninh lợi ích hải ngoại; Duy trì răn đe chiến lược, tổ chức phản công hạt nhân; Tham gia hợp tác an ninh khu vực và quốc tế, giữ gìn hòa bình khu vực và thế giới; Tăng cường cuộc đấu tranh chống xâm nhập, chống ly khai, chống khủng bố, giữ gìn an ninh chính trị quốc gia và ổn định xã hội của quốc gia; Đảm nhận các nhiệm vụ trong cứu hộ phòng chống thiên tai, bảo vệ lợi ích, cảnh giới bảo vệ an ninh và chi viện trong xây dựng kinh tế và xã hội của quốc gia. (Còn tiếp) (Xem tiếp phần 2)
Biên dịch: Trần Huy Cậy
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục