Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Trung Quốc công bố Sách Trắng về chiến lược quân sự (Phần 2)

Trung Quốc công bố Sách Trắng về chiến lược quân sự (Phần 2)

Ngày 26/5/2015, Trung Quốc công bố Sách Trắng đầu tiên mang tên "Chiến lược Quân sự Trung Quốc", do Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc ấn hành, có tổng cộng 9.000 từ, nội dung chủ yếu đề cập đến việc xây dựng lực lượng quân sự, nhấn mạnh đường lối "phòng thủ chủ động", đồng thời cam kết hợp tác an ninh quốc tế chặt chẽ hơn. Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ trân trọng giới thiệu phần 2 nội dung Sách Trắng này.

05:51 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 1)

CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ TRUNG QUỐC
(Tháng 5 năm 2014)

III. PHƯƠNG CHÂM CHIẾN LƯỢC PHÒNG VỆ TÍCH CỰC

Tư tưởng chiến lược phòng vệ tích cực là điểm cơ bản trong tư tưởng chiến lược quân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong thực tiễn của cuộc chiến tranh cách mạng lâu dài, quân đội nhân dân đã hình thành nên tư tưởng chiến lược phòng vệ tích cực hoàn chỉnh, thống nhất giữa phòng vệ trong phạm trù chiến lược và tiến công trong chiến đấu ở phạm vi chiến dịch; Kiên trì nguyên tắc phòng vệ, tự vệ, lùi bước tạo lợi thế để chế phục đối phương sau, thực hiện phương châm “người không xâm phạm ta sẽ không xâm phạm người; Nếu người xâm phạm ta tất ta xâm phạm người”.

Sau khi thành lập nước Trung Quốc mới, Quân ủy Trung ương xác lập phương châm chiến lược quân sự phòng vệ tích cực, đồng thời căn cứ theo thực tế của quá trình phát triển, thay đổi trong tình hình an ninh quốc gia, đã nhiều lần điều chỉnh nội dung phương châm chiến lược quân sự phòng vệ tích cực. Năm 1993 xây dựng phương châm chiến lược quân sự trong thời kỳ mới, lấy yêu cấu đánh thắng chiến tranh cục bộ trong điều kiện khoa học kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là khoa học công nghệ cao làm cơ sở để chuẩn bị cho cuộc đấu tranh quân sự. Năm 2004 hoàn thiện phương chậm chiến lược quân sự thời kỳ mới, tiếp tục điều chỉnh cơ sở chuẩn bị đấu tranh quân sự thành đánh thắng chiến tranh cục bộ trong điều kiện thông tin hóa.

Tính chất xã hội chủ nghĩa và lợi ích quốc gia căn bản của Trung Quốc cũng như đòi hỏi khách quan về việc đi theo con đường phát triển hòa bình đã quyết định cho Trung Quốc phải kiên định với tư tưởng chiến lược phòng vệ tích cực, đồng thời không ngừng làm phong phú và phát triển thêm nội hàm của tư tưởng chiến lược này. Căn cứ theo chiến lược quốc gia về an ninh và phát triển, để thích ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới của lịch sử, cần phải kiên trì thực thi phương châm chiến lược quân sự phòng vệ tích cực, tiến cùng  thời đại, tăng cường chỉ đạo chiến lược quân sự, tiếp tục mở rộng tầm nhìn chiến lược, đổi mới tư duy chiến lược, đẩy dịch thêm trọng tâm chỉ đạo về phía trước, trù hoạch tổng thể giữa chuẩn bị chiến tranh và ngừng chiến tranh, giữa bảo vệ quyền lợi và giữ gìn ổn định, giữa răn đe và thực chiến, giữa hành động chiến tranh và vận dụng lực lượng quân sự trong thời kỳ  mới, chú trọng mưu kế sâu xa, tạo thế có lợi, quản lý nguy cơ mang tính tổng hợp, kiên quyến ngăn chặn và đánh thắng chiến tranh.

Thực thi phương châm chiến lược quân sự phòng vệ tích cực trong tình hình mới, điều chỉnh cơ sở chuẩn bị đấu tranh quân sự. Căn cứ diễn biến trong hình thái chiến tranh và tình hình an ninh quốc gia, đặt cơ sở chuẩn bị đấu tranh quân sự vào việc đánh thắng chiến tranh cục bộ thông tin hóa, làm nổi rõ việc đấu tranh quân sự và chuẩn bị đấu tranh quân sự trên biển, kiểm soát hữu hiệu khủng hoảng lớn, ứng phó thỏa đáng với phản ứng dây chuyền, kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, thống nhất lãnh thổ và an ninh lãnh thổ quốc gia. Thi hành phương châm chiến lược quân sự phòng vệ tích cực trong tình hình mới, đổi mới tư tưởng tác chiến cơ bản. Căn cứ tình hình đe dọa an ninh và thực tế xây dựng khả năng quân sự từ các hướng, kiên trì nguyên tắc linh hoạt cơ động, tác chiến tự chủ, mi đánh kiểu mi, ta đánh kiểu ta, vận dụng sức mạnh tác chiến tổng hợp gồm nhiều quân binh chủng, thực thi kiểu tác chiến hệ thống trong đó có thông tin chủ đạo, đánh đúng điểm yếu, thắng lợi tổng hợp. 

Thực thi phương châm chiến lược quân sự phòng vệ tích cực trong tình hình mới, tối ưu hóa bố cục chiến lược quân sự. Căn cứ môi trường địa chiến lược, những đe dọa Trung Quốc phải đối mặt và nhiệm vụ chiến lược của quân đội, có được bố trí chiến lược và thế trận quân sự có trù tính toàn cục, phân trách nhiệm cho từng khu vực, phối hợp tác chiến trong một chỉnh thể; Đối phó với những đe dọa trong lĩnh vực an ninh kiểu mới bao gồm vũ tru và an ninh mạng, bảo vệ an ninh chung; Tăng cường hợp tác an ninh khu vực và quốc tế liên quan đến lợi ích ở hải ngoại, bảo vệ an ninh lợi ích hải ngoại.

Thực thi phương châm chiến lược quân sự phòng vệ tích cực trong tình hình mới, kiên trì những nguyên tắc sau: Phục tùng và cũng phục vụ cho mục tiêu chiến lược quốc gia, quán triệt quan điểm an ninh quốc gia tổng thể, tăng cường chuẩn bị đấu tranh quân sự, dự báo khủng hoảng, ngăn chặn chiến tranh, đánh thắng chiến tranh; Tạo ra được tình thế có lợi cho phát triển hòa bình của quốc gia, kiên trì chính sách quốc phòng mang tính phòng vệ, kiên trì phối hợp chặt chẽ trong cuộc đấu tranh thuộc các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, tích cực đối phó trước những đe dọa an ninh tổng hợp mà quốc gia có thể phải đối mặt; Duy trì trạng thái cân bằng giữa bảo vệ chủ quyền và giữ gìn ổn định, trù hoạch hai cục diện lớn bao gồm bảo vệ quyền lợi và giữ gìn ổn định, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia và lợi ích biển của quốc gia, bảo vệ ổn định an ninh ở xung quanh. Nỗ lực tranh thủ thế chủ động chiến lược trong đấu tranh quân sự, tích cực chế định, hoạch định sách lược cho đấu tranh quân sự theo các hướng và các lĩnh vực, nắm chắc cơ hội đẩy nhanh xây dựng, cải cách và phát triển quân đội; Vận dụng chiến thuật chiến lược cơ động linh hoạt, phát huy hiệu năng tổng thể trong tác chiến liên hợp, tập trung lực lượng có ưu thế, vận dụng tổng hợp các thủ đoạn trong sách lược và phương pháp tác chiến; Đặt mình vào tình huống khó khăn phức tạp nhất, kiên trì lối tư duy về giới hạn cuối cùng, thiết thực làm tốt các công việc chuẩn bị đảm bảo ứng phó tốt, có bản lĩnh; Phát huy hết ưu thế chính trị mà quân đội nhân dân đặc biệt có được, kiên trì sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với quân đội, coi trọng việc bồi dưỡng tinh thần chiến đấu, nghiêm khắc về tính tổ chức kỷ luật trong bộ đội, củng cố quân đội trong sạch, mật thiết hơn nữa quan hệ giữa quân đội và chính quyền, giữa quân với dân, cổ vũ ý chí từ đáy lòng mỗi quân nhân; Phát huy uy lực tổng thể của chiến tranh nhân dân, coi chiến tranh nhân dân là phép mầu quan trọng để đánh bại kẻ địch giành chiến thắng, mở rộng nội dung và phương thức, phương pháp của chiến tranh nhân dân, đẩy mạnh công tác huy động chiến tranh, lấy việc huy động nhân lực làm chính, lấy huy động khoa học công nghệ làm chuyển biến chủ yếu; Mở rộng không gian hợp tác an ninh quân sự, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các nước lớn, các nước láng giềng và các nước đang phát triển, xây dựng cấu trúc hợp tác an ninh giữa các khu vực. (Còn tiếp) (Xem tiếp phần 3)

Biên dịch: Trần Huy Cậy

 

Nguồn:

Cùng chuyên mục