Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Trung Quốc “sẵn sàng” hợp tác với “đối tác” Ấn Độ sau sự kiện Doklam

Trung Quốc “sẵn sàng” hợp tác với “đối tác” Ấn Độ sau sự kiện Doklam

Bắc Kinh tái khắng định Doklam là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.

05:21 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ngày 26/3/2018, Trung Quốc khẳng định lập trường rằng, Doklam là một phần lãnh thổ của quốc gia, nhưng nhấn mạnh rằng, xung đột quân sự đã là quá khứ, và Bắc Kinh mong đợi một vòng đàm phán mới với New Delhi.

Trả lời vấn đề do Đại sứ Ấn Độ ở Trung Quốc Gautam Bambawale đặt ra trong cuộc phỏng vấn với tờ South China Morning Post, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng: “Năm ngoái, nhờ những nỗ lực phối hợp, những nỗ lực ngoại giao và trí tuệ, chúng tôi giải quyết đúng vấn đề này [Doklam]".

Ý kiến của ông Vương Nghị

Nhận xét của bà Hoa Xuân Oánh phù hợp với ý kiến của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, người đã tuyên bố trong cuộc họp báo hàng năm vào ngày 8/3/2018 rằng, các nhà lãnh đạo Ấn Độ và Trung Quốc đã chứng minh "tầm nhìn chiến lược" trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Doklam.

Trong cuộc họp báo hôm 26/3/2018, bà Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh rằng, cả hai nước đều có "lý do để trở thành đối tác của nhau", "dựa trên tình hình tương tự, mục tiêu phát triển cũng như các lợi ích chung của mỗi nước".

“Vì vậy, chúng tôi muốn hợp tác với Ấn Độ để tăng cường sự tin tưởng chính trị và hợp tác cùng có lợi theo chỉ đạo của hai nhà lãnh đạo để đạt được sự phát triển chung”.

Trong cuộc phỏng vấn,  ông Bambawale nói rằng, Trung Quốc đã thay đổi hiện trạng, dẫn tới sự xung đột quân sự tại Doklam, bà Hoa Xuân Oánh cho rằng: “Trung Quốc cam kết giữ ổn định hòa bình và ổn định ở đó và Doklam thuộc về Trung Quốc theo các công ước lịch sử. Vì vậy, hoạt động của Trung Quốc trong vùng có quyền chủ quyền, và không thay đổi nguyên trạng”.

Không có thay đổi ở “điểm xung đột”

Ông Bambawale đã nhấn mạnh rằng, không có sự thay đổi nào tại "khu vực xung đột", bởi vì quân đội đã rút khỏi đó vào mùa hè năm 2017 sau 73 ngày căng thẳng. Đại sứ Bambawale nói rằng, "ở khu vực Doklam – nơi mà chúng tôi gọi là tiếp cận hoặc đôi khi là đối mặt, khu vực có sự đối đầu giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc, và hiện không có sự thay đổi nào".

Ông cho biết thêm: “Có lẽ, ở phía sau, người Trung Quốc có thể lập thêm nhiều doanh trại quân đội để đưa thêm nhiều binh lính đến, nhưng nó cách xa khu vực nhạy cảm. Đó là những điều họ tự do làm và chúng tôi cũng tự do thực hiện, bởi vì họ đang làm điều đó trong lãnh thổ của họ và chúng tôi đang thực hiện trong lãnh thổ của chúng tôi”.

Ông Modi gửi lời chúc mừng đến ông Tập Cận Bình

Các nguồn tin chính thức cao cấp trước đó đã nói với tờ The Hindu rằng, cuộc điện đàm của Thủ tướng Narendra Modi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình  sau khi ông này được bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ thứ hai hồi đầu tháng 3, và đây là một phần của "tiến trình Hạ Môn" để sửa chữa các quan hệ hậu sự kiện Doklam.

Các quan sát cho thấy, "Lời kêu gọi các nỗ lực mạnh mẽ để nối lại quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc như “tiến trình Hạ Môn” là điều đúng đắn. Nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh BRICS ở Hạ Môn,  Thủ tướng Modi và Chủ tịch Tập Cận Bình đã quyết định đưa ra đường hướng xây dựng lại mối quan hệ sau sự kiện Doklam”.

Các nguồn tin cho biết, cuộc điện đàm của Thủ tướng Ấn Độ đã tạo nền tảng cho cuộc họp của ông với ông Tập ở Thanh Đảo - địa điểm tổ chức Hội nghị Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) vào tháng 6/2018. Trước Hội nghị SCO, sẽ không có cuộc gặp "không chính thức" nào giữa hai nhà lãnh đạo được lên kế hoạch cho đến nay. Theo dự đoán rằng, cuộc họp ở Thanh Đảo sẽ tiếp tục "cải thiện quan hệ", đồng thời có thể tổ chức hội nghị thượng đỉnh song phương vào cuối năm 2018.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: http://www.thehindu.com/news/international/china-ready-for-a-post-doklam-engagement-with-partner-india/article23356600.ece

Nguồn:

Cùng chuyên mục