Trung Quốc và Ấn Độ thúc đẩy cải thiện quan hệ căng thẳng
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nhất trí duy trì "hòa bình và ổn định" dọc theo biên giới tranh chấp giữa hai nước, và tăng cường "giao tiếp chiến lược" để ngăn chặn căng thẳng leo thang trong cuộc gặp thượng đỉnh cải thiện mối quan hệ giữa hai nước láng giềng châu Á.
Trong hai ngày đàm phán, các nhà lãnh đạo cũng đồng ý “xử lý tất cả các khác biệt thông qua các cuộc thảo luận hòa bình”. Ông Vijay Gokhale, Bí thư Đối ngoại Ấn Độ, nói thêm rằng, hai nhà lãnh đạo sẽ đưa ra “chỉ đạo chiến lược” cho quân đội của mỗi nước.
Hội nghị Thượng đỉnh không chính thức lần này nhằm xóa bỏ bầu không khí căng thẳng và truyền năng lượng tích cực cho mối quan hệ giữa hai nước láng giềng châu Á sau một trong những năm tồi tệ nhất trong mối quan hệ song phương kể từ năm 1962, khi quân đội Trung Quốc xâm chiếm Ấn Độ.
Nhưng bất chấp việc hai bên thể hiện thiện chí công khai với nhau, các nhà phân tích hoài nghi rằng, sự cạnh tranh chiến lược ngày càng tăng giữa hai cường quốc châu Á về cơ bản sẽ bị thay đổi.
Brahma Chellaney, thành viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu chính sách, New Delhi cho biết: “Kết quả về mặt biểu tượng và những cam kết mơ hồ là rất dài, nhưng kết quả thực chất lại rất ngắn. Bầu không khí hữu hảo, hai nhà lãnh đạo thể hiện sự thân thiện. Tuy nhiên, về mặt thực chất, cuộc họp này đặt ra câu hỏi về những gì đã đạt được.
"Đó là hành vi ngày càng hung hăng của Trung Quốc - và quyết tâm khắc chế Ấn Độ - đó là gốc rễ của sự căng thẳng".
Zhang Baohui, Giáo sư khoa học chính trị Đại học Lĩnh Nam, Hongkong, nói rằng, Bắc Kinh có xu hướng phóng đại sự thành công các sáng kiến ngoại giao và vì thế, việc giảm căng thẳng song phương, cũng như giảm “thâm hụt niềm tin” giữa ông Modi và ông Tập sẽ cần đến thời gian.
“Những xung đột này bắt nguồn từ các tranh chấp biên giới chưa được giải quyết và di sản của cuộc chiến năm 1962. Sự ngờ vực chiến lược và sự cạnh tranh dài hạn cần nhiều thời gian hơn để giải quyết”.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã suy yếu trong những năm gần đây, bất chấp sự chào đón nồng ấm đối với ông Modi trong chuyến thăm đầu tiên đến Bắc Kinh sau cuộc bầu cử năm 2014. Năm ngoái (2017), quân đội Ấn Độ và Trung Quốc rơi vào tình trạng đối đầu kéo dài 72 ngày trên một cao nguyên tranh chấp ở Himalaya được tuyên bố chủ quyền bởi Bhutan - quốc gia láng giềng nhỏ của Ấn Độ, nước giữ chủ quyền trên thực tế - và Trung Quốc.
Trong khi cuộc tranh chấp đã được giải quyết mà không có tiếng súng, nhưng New Delhi đang cảnh giác về ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của Bắc Kinh đối với các nước láng giềng của Ấn Độ như Sri Lanka, Maldives và Nepal, và sự hiện diện chiến lược gia tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.
Cuối năm 2017, Bắc Kinh đã lúng túng trước sự phê bình của New Delhi về sáng kiến Vành đai và Con đường, và nghi ngờ Ấn Độ đang tăng cường quan hệ chiến lược với các đối thủ lớn của Trung Quốc là Mỹ và Nhật Bản.
C. Raja Mohan, Giám đốc Carnegie Ấn Độ, cho biết, Bắc Kinh hiện mong muốn có mối quan hệ tốt hơn với Ấn Độ, và các nước láng giềng khác như Việt Nam, Nhật Bản - để chống lại mối quan hệ mang tính bất định với Washington dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Ông Mohan cho biết: “Bối cảnh địa chính trị đã thay đổi khi Mỹ đe dọa và yêu cầu thiết lập lại mối quan hệ kinh tế Trung Quốc - Hoa Kỳ”. Người Trung Quốc đã thức tỉnh và nói rằng:" Ít nhất nên giữ cho vùng ngoại vi của chúng ta trở nên bình ổn hơn”.
Nhiều nhà phân tích Ấn Độ cảm thấy ông Modi cũng mong muốn thay đổi cách thức tiếp xúc với người láng giềng mạnh mẽ hơn này để đảm bảo không lặp lại cuộc đối đầu biên giới như năm 2017 hoặc các cuộc xung đột khác, bởi vì cuộc tổng tuyển cử đang đến gần.
Tại Vũ Hán, ông Tập và ông Modi cùng nhau đi thăm một bảo tàng, tản bộ dọc theo hồ Đông đẹp như tranh ở Vũ Hán - nơi Mao Trạch Đông có một biệt thự nghỉ dưỡng - và sau đó tham gia một buổi trà đạo truyền thống trên thuyền.
Theo Tân Hoa Xã, Cơ quan Thông tấn quốc gia Trung Quốc: “Sự hợp tác tuyệt vời giữa hai quốc gia vĩ đại của chúng ta có thể tác động đến toàn thế giới”.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://www.ft.com/content/d9a065dc-4aaf-11e8-8a8e-22951a2d8493
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục