Từ dự thảo ngân sách Amrit Kaal tới định vị Ấn Độ cho tương lai
Vào ngày 1 tháng 2 năm 2023, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Hon'ble Srimati Nirmala Sitharaman, đã trình bày Ngân sách năm tài chính 2024 trước Quốc hội. Đây được gọi là Ngân sách Amrit Kaal—ngân sách cho thời kỳ vàng son của Ấn Độ, từ năm thứ 75 đến năm thứ 100 sau độc lập.
Không giống như hầu hết các bản dự thảo ngân sách khác, vốn hầu như luôn bị chỉ trích về nhiều mặt, bản ngân sách này đã được tất cả các bên liên quan ca ngợi. Người dân Ấn Độ đánh giá cao việc tiếp tục hỗ trợ các chương trình phúc lợi quan trọng và đầu tư cơ sở hạ tầng. Người nộp thuế tán thưởng việc cắt giảm thuế một cách hợp lý. Giới doanh nhân bày tỏ vui mừng trước những chính sách hỗ trợ tăng trưởng xanh, tạo việc làm mạnh mẽ. Các thị trường vốn ca ngợi sự ổn định và tính liên tục trong hoạch định chính sách. Và các nhà kinh tế hài lòng khi thấy rằng tất cả các thông số kinh tế vĩ mô quan trọng, từ tăng trưởng đến thâm hụt ngân sách cho đến các khoản vay trên thị trường mở đều được quản lý một cách khéo léo.
Ngân sách Amrit Kaal đã được chuẩn bị trong những hoàn cảnh khó khăn. Ba năm Covid qua đi nhưng tàn phá thế giới. Nền kinh tế toàn cầu đã phải chịu áp lực lạm phát và lãi suất cao, đầu tư thấp và gần đây là làn sóng sa thải nhân công trong các công ty công nghệ. Trải qua thời kỳ suy thoái kinh tế trong ba năm qua, Ấn Độ đã nổi lên như một ngôi sao sáng của nền kinh tế toàn cầu. Theo một nghiên cứu của Liên Hợp Quốc[1], triển vọng tăng trưởng ở các nước phát triển đã giảm mạnh – với Mỹ và Liên minh Châu Âu tăng trưởng lần lượt ở mức thấp 0,4% và 0,1% vào năm 2023. Mặt khác, Ấn Độ dự kiến sẽ tăng trưởng gần 6% vào năm 2023, trong khi tốc độ tăng trưởng trung bình ở Nam Á được dự đoán sẽ duy trì ở mức 4,4%.
Từ một quốc gia thuộc nhóm 5 quốc gia dễ tổn thương (Fragile Five) trong năm 2013-2014, Ấn Độ hiện là một trong 5 nền kinh tế hàng đầu thế giới! Các chính sách tài khóa mạnh mẽ và ổn định của chính phủ Ấn Độ đã cho phép nền kinh tế không chỉ phục hồi tương đối bình yên sau đại dịch mà còn hỗ trợ thế giới đang phát triển. Để hiểu bối cảnh ra đời của Ngân sách Liên minh năm 2023-24, điều quan trọng là phải hiểu các sự kiện lớn trong ba năm qua đã tác động như thế nào đến nền kinh tế thế giới.
Đại dịch Covid-19: Sau đại dịch ngàn năm có một, Ngân hàng Thế giới dự báo sự tăng trưởng của các nước đang phát triển, giống như khả năng tiếp cận vắc xin Covid-19, sẽ không đồng đều. Kết quả là, các quốc gia có thu nhập thấp (LIC) đã rơi vào tình trạng nghèo đói cùng cực do tình trạng mất an ninh lương thực và năng lượng gia tăng. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới[2], các LIC có tỷ lệ nghèo cùng cực trên 50% sẽ tăng lên mức dương vào năm 2024, trái ngược với kỳ vọng giảm nghèo trước đại dịch. Việc quản lý kém trong thời gian phong tỏa ở Trung Quốc cũng đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu ngay cả khi thế giới bắt đầu phục hồi sau đại dịch.
Chiến tranh Nga-Ukraine: Cuộc xung đột đã có tác động lan tỏa đáng kể đối với cả nền kinh tế Nam Á và toàn cầu do chuỗi cung ứng bị gián đoạn và giá lương thực và năng lượng tăng cao. Tác động còn lớn hơn nữa do nhu cầu năng lượng tăng lên do biến đổi khí hậu và nguồn cung cấp năng lượng bị gián đoạn sau chiến tranh. Khi lạm phát trung bình[3] đạt mức cao mới 9% vào nửa cuối năm 2022, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã thắt chặt chính sách tiền tệ, giúp giảm lạm phát nhưng đồng thời làm chậm tốc độ tăng trưởng.
Biến đổi khí hậu và thiên tai: Ngay cả khi thế giới đang quay cuồng với tác động hậu Covid đối với các nền kinh tế địa phương, khu vực và toàn cầu, thế giới vẫn bị chấn động thêm bởi những thảm họa nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây ra, như bão, lốc và lũ lụt. Báo cáo “Tình trạng khí hậu toàn cầu năm 2021”[4], do Tổ chức Khí tượng Thế giới xuất bản, đã báo cáo tổn thất và thiệt hại trị giá 100 tỷ USD vào năm 2021. Năm 2022, lũ lụt ở Pakistan đã tàn phá nền kinh tế[5]– với tổng thiệt hại ở mức 15 tỷ USD, tổng thiệt hại kinh tế là 15,2 tỷ USD, chi phí phục hồi và tái thiết là 16,3 tỷ USD, hơn 33 triệu người bị ảnh hưởng và gần 9 triệu người bị đẩy xuống dưới mức nghèo khổ. Ấn Độ cũng chứng kiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên hơn, khi chỉ riêng bão và lũ lụt đã khiến nước này thiệt hại hơn 7,5 tỷ USD vào năm 2021. Khi thiệt hại về người và của do các hiện tượng thời tiết gây ra trong nông nghiệp và các lĩnh vực khác được định lượng, con số sẽ còn lớn hơn nhiều.
Dự thảo ngân sách năm nay mang tính lịch sử vì hai lý do chính. Thứ nhất, nó tìm cách đặt nền móng cho 25 năm tới để đảm bảo tính liên tục và ổn định trong các quyết định phát triển. Thứ hai, nó chia các ưu tiên chính sách thành bảy 'saptarishis' (người hiền) phụ thuộc lẫn nhau nhưng toàn diện, làm cho ngân sách thân thiện với người dân và phát triển.
Phát triển toàn diện: Lợi ích bình đẳng cho tất cả các thành phần xã hội thông qua đầu tư vào nông nghiệp và phúc lợi của nông dân, cũng như cơ sở hạ tầng y tế.
Nông nghiệp (Ngân sách sẽ tăng 5% so với năm tài chính vừa qua): Các khoản bổ sung được đề xuất trong Ngân sách sẽ phục vụ cho toàn bộ chuỗi cung ứng nông nghiệp. Tăng cường tín dụng nông nghiệp với mức khoảng 265,8 tỷ USD cho chăn nuôi, sữa và thủy sản nhằm cải thiện chất lượng và chăm sóc các nguồn lực trang trại. Cơ sở hạ tầng công cộng kỹ thuật số được đề xuất sẽ cách mạng hóa các hoạt động nông nghiệp ở Ấn Độ bằng cách cung cấp quyền truy cập nguồn mở vào các giải pháp, đầu vào, tín dụng và bảo hiểm cho nông dân. Khả năng lưu trữ phi tập trung cho nông dân sẽ giúp họ nhận ra giá cả cạnh tranh, và các hiệp hội chăn nuôi bò sữa và thủy sản bổ sung sẽ tiếp tục tổ chức ngành và mang lại nhiều việc làm nông nghiệp chính thức hơn. Cuối cùng, phù hợp với tầm nhìn Atma Nirbhar Bharat của Thủ tướng, Quỹ Tăng tốc Nông nghiệp sẽ tiếp cận các doanh nhân trẻ ở khu vực nông thôn và mang đến cho họ cơ hội đổi mới và cách mạng hóa các hoạt động nông nghiệp.
Y tế (Ngân sách sẽ tăng 12% so với năm tài chính vừa qua): Sau đại dịch Covid-19, trọng tâm của ngành y tế đã chuyển sang phát triển cơ sở hạ tầng. Bài phát biểu về Ngân sách đã công bố việc thành lập 157 trường cao đẳng điều dưỡng mới, giới thiệu các khóa học đa ngành tại các trường cao đẳng y tế về công nghệ, cho phép các công ty tư nhân tiếp cận các cơ sở của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR) và thúc đẩy nghiên cứu và phát triển (R&D) trong lĩnh vực dược phẩm. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng y tế thông qua Viện Khoa học Y tế Toàn Ấn Độ (AIIMS) cũ và mới đã nhận được một khoản chi tăng lên, và chi bổ sung cho chương trình Ayushman Bharat sẽ tiếp tục thực hiện sứ mệnh đạt được chăm sóc sức khỏe toàn dân.
Đạt đến giai đoạn cuối cùng:
Để đảm bảo tính toàn diện của các nhóm thiểu số, Ngân sách đặc biệt chú trọng đến các kế hoạch vì lợi ích của họ, cụ thể là thông qua Sứ mệnh Phát triển mới Pradhan Mantri PVTG (các nhóm thiểu số đặc biệt dễ bị tổn thương) và bằng cách tăng số lượng giáo viên trong các Trường dành cho trẻ em ở các cộng đồng thiểu số, ở vùng sâu vùng xa. Giáo dục đã nhận được một sự gia tang ngân sách đáng kể trong năm nay là 8,3% so với năm ngoái.
Giải phóng tiềm năng:
Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) là một phần cốt lõi của nền kinh tế Ấn Độ. Ấn Độ có hơn 63 triệu MSMEs, đóng góp 30% vào GDP, 40% vào sản lượng sản xuất và 48% vào xuất khẩu. Một trong những thách thức lớn nhất của ngành là cung cấp các cơ hội tín dụng an toàn. Ủy ban Thường trực về Tài chính Ấn Độ[6], trong báo cáo “Tăng cường dòng tín dụng cho khu vực MSME”, đã lưu ý rằng hơn 60% MSME hiện đang sử dụng tín dụng từ các nguồn không chính thức, phụ thuộc vào tín dụng tốn kém và không đáng tin cậy. Ngân sách cung cấp hỗ trợ bổ sung cho MSME thông qua việc đưa khoảng 1,3 tỷ USD theo Chương trình bảo lãnh tín dụng được sửa đổi. Điều này sẽ có khả năng làm giảm chi phí vốn và cho phép các MSME tận dụng bảo lãnh tín dụng không cần thế chấp trị giá khoảng 30,76 tỷ USD. Tiếp cận tín dụng đáng tin cậy sẽ thúc đẩy đáng kể sản lượng của các doanh nghiệp MSME, đẩy nhanh quá trình chính thức hóa và tăng mức độ tin cậy về tín dụng.
Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ cũng khuyến nghị đưa MSME vào hệ sinh thái kỹ thuật số để tiếp cận và chính thức hóa tín dụng, đặc biệt là với câu chuyện thành công UPI của Ấn Độ. Chính phủ tiếp tục thành lập các giải pháp DigiLocker doanh nghiệp dành cho MSME và các doanh nghiệp khác, và tin tưởng rằng đây là giải pháp một cửa để nhận dạng cơ bản và lưu giữ tài liệu an toàn kỹ thuật số.
Sức trẻ:
Với niềm tin mạnh mẽ vào sức mạnh và khả năng của giới trẻ trong việc đưa Ấn Độ tiến lên thông qua Amrit Kaal, Ngân sách nhằm mục đích nâng cao kỹ năng làm việc. Chương trình Kaushal Vikas Yojana 4.0 của Thủ tướng Ấn Độ (PMKVY 4.0) sẽ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật như người máy, trí tuệ nhân tạo và viết mã để kích thích ngành công nghiệp khởi nghiệp đang bùng nổ của Ấn Độ. Các phiên bản trước của PMKVY đã cung cấp hơn 10 triệu chứng chỉ, trong đó một phần tư đã được hiện thực hóa thành việc làm có ý nghĩa. Việc tăng chi tiêu cho giáo dục phổ thông và đại học, cùng với Chính sách Giáo dục Quốc gia, sẽ tạo động lực cho giáo dục định hướng cơ sở hạ tầng, đa ngành và dựa trên kỹ năng. Sức mạnh của giới trẻ Ấn Độ sẽ được giải phóng bằng cách cung cấp cho họ nền giáo dục hiện đại chất lượng cao, đặc biệt tập trung vào phát triển kỹ năng và tinh thần kinh doanh.
Tăng trưởng xanh:
Cam kết của Thủ tướng về mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2070 tại COP26 đã đặt nền móng cho tăng trưởng xanh của Ấn Độ. Với việc công bố mục tiêu, Ấn Độ cũng cam kết sử dụng năng lượng tái tạo cho 50% nhu cầu năng lượng của mình, đạt 500 GW công suất năng lượng phi hóa thạch vào năm 2030, giảm tổng lượng khí thải carbon dự kiến xuống một tỷ tấn vào năm 2030 và giảm cường độ carbon của nền kinh tế lên 45% vào năm 2030. Thông báo được đưa ra vào thời điểm quan trọng đối với thế giới, khi Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc[7] dự báo nhiệt độ sẽ tăng 2,8 độ C vào cuối thế kỷ này, trái ngược với mục tiêu giới hạn chỉ tang ở mức 2,0 độ C vào năm 2100. Ước tính đến năm 2070, hơn 75% lượng phát thải khí nhà kính (GHG) sẽ đến từ các quốc gia ở Nam bán cầu (các nước đang phát triển).
Ấn Độ là một trong số ít các quốc gia Nam bán cầu đã tuyên bố mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Ngân sách 2023-24 đưa tầm nhìn này về phía trước với khoảng 4,2 triệu USD được phân bổ cho các khoản đầu tư vốn vào quá trình chuyển đổi xanh và phát thải ròng bằng không. Ngoài ra, hỗ trợ sẽ được cung cấp để thiết lập hệ thống lưu trữ pin với công suất 4000 MWh. Chương trình tín dụng xanh, cùng với kinh phí bổ sung cho Sứ mệnh hydro xanh quốc gia, sẽ tạo thêm động lực cho quá trình chuyển đổi xanh ở Ấn Độ. Chính phủ cũng đang có kế hoạch giới thiệu Hệ thống mua bán phát thải duy nhất cho Ấn Độ, dựa trên việc mua và bán các khoản tín dụng kiếm được từ việc giảm cường độ phát thải, trái ngược với việc giảm phát thải tuyệt đối.
Tại COP26, Hon. Thủ tướng đã công bố yêu cầu 1 nghìn tỷ USD từ các nước phát triển cho tài chính khí hậu.[8] Ngân sách của Ấn Độ chứng minh rằng họ đang đi đúng hướng để đạt được Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và đạt được mức phát thải ròng bằng 0, điều này cũng sẽ yêu cầu huy động tài chính từ thế giới phát triển, phù hợp với nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có phân biệt (CBDR).
Đầu tư cơ sở hạ tầng:
Chín năm qua đã có những dấu hiệu tích cực đối với câu chuyện cơ sở hạ tầng của Ấn Độ. Ví dụ, Chính phủ đã tăng gấp đôi số lượng sân bay lên 146, bổ sung thêm gần 43.000 km đường quốc lộ và tăng gấp ba lần chi tiêu vốn cho các tổ chức giáo dục đại học như AIIMS và IIT. Phân bổ ngân sách đầu tư cho đất nước trên các lĩnh vực. Thứ nhất, nó đơn giản hóa cơ cấu hành chính cho các khoản đầu tư. Nó tạo ra một Ban thư ký tài chính cơ sở hạ tầng để đầu tư tư nhân nhiều hơn vào các lĩnh vực do nhà nước nắm vai trò chủ đạo như cơ sở hạ tầng đô thị, điện và các lĩnh vực khác. Nó tạo ra “Danh sách cơ sở hạ tầng tổng thể hài hòa”, với các khuyến nghị từ các chuyên gia về các yêu cầu phân loại và tài chính cho thời kỳ Amrit Kaal.
Thứ hai, Ngân sách đặt trọng tâm lớn vào quy hoạch thành phố và đô thị thông qua sứ mệnh “Thành phố bền vững của tương lai”, tập trung vào hiệu quả tài nguyên và nâng cao tính sẵn có và khả năng chi trả. Nó tạo nền tảng cho các cơ hội đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng đô thị thông qua việc giới thiệu trái phiếu đô thị. Các khoản đầu tư vào đô thị cũng nhận được sự thúc đẩy mới thông qua Quỹ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị trị giá khoảng 1,2 triệu USD.
Cuối cùng, khả năng kết nối khu vực, đường sắt và hậu cần đã được thúc đẩy thông qua việc tăng cường phân bổ khoảng 37 tỷ USD cho phát triển đường sắt.
Lĩnh vực tài chính:
Để giảm chi phí tuân thủ, các cơ quan quản lý phải xem xét các quy định thông qua tham vấn cộng đồng và tư nhân. Ngoài ra, để tăng cường quản trị ngân hàng khu vực công, Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Đạo luật Quy định Ngân hàng, Đạo luật Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ và Đạo luật Công ty Ngân hàng. Ngoài ra, trọng tâm sẽ là thiết lập cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tốt hơn để bảo mật thanh toán bằng cách sử dụng PAN làm định danh chung trên các nền tảng và cung cấp trợ cấp cho các ngân hàng khi thanh toán UPI.
Kết luận
Tóm lại, Ngân sách Amrit Kaal là một ngân sách có tầm nhìn xa, cân bằng tốt vì nó cung cấp các biện pháp kích thích mới thông qua hai biện pháp chính. Thứ nhất, tăng cường chi tiêu vốn (capex) để thúc đẩy việc làm, thu hút đầu tư tư nhân và nâng cao hiệu quả hoạt động. Năm nay, vốn đầu tư đã được tăng lên 10 vạn Rs (3,3% GDP) và chi tiêu vốn hiệu quả, bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại cho các bang, lên 13,7 vạn Rs (4,5% GDP). Thứ hai, giảm thuế đáng kể cho tầng lớp trung lưu để đưa tiền vào tay người tiêu dùng, tạo ra nhu cầu, cũng như tăng chi tiêu và tiêu dùng. Hai nguồn kích thích sẽ ổn định các thông số kinh tế vĩ mô, tăng tốc độ tăng trưởng lên 6-7% và đưa Ấn Độ trở thành ngôi sao sáng trong nền kinh tế toàn cầu bằng cách thúc đẩy số hóa và các biện pháp khử cacbon.
Tác giả: Jayant Sinha, Chủ tịch Ủy ban Thường trực về Tài chính tại Quốc hội và là Nghị sĩ Hạ viện (Lok Sabha) đại diện khu vực Hazaribagh, Jharkhand.
[1] https://www.un.org/development/desa/dpad/publication/world-economic-situation-and-prospects-february-2023-briefing-no169/#:~:text=Average%20GDP%20growth%20is%20projected,weigh%20on%20investment%20and%20exports.
[2] https://openknowledge.worldbank.org/bitstream/handle/10986/38030/GEP-January-2023.pdf?sequence=34&isAllowed=ypage 25
[3] https://openknowledge.worldbank.org/bitstream/handle/10986/38030/GEP-January-2023.pdf?sequence=34&isAllowed=ypage 11
[4] https://library.wmo.int/doc_num.php?explnum_id=11178
[5] https://www.worldbank.org/en/news/press-release/2022/10/28/pakistan-flood-damages-and-economic-losses-over-usd-30-billion-and-reconstruction-needs-over-usd-16-billion-new-assessme
[6] https://eparlib.nic.in/bitstream/123456789/994373/1/17_Finance_46.pdf
[7] https://www.unep.org/resources/emissions-gap-report-2022
[8] https://pib.gov.in/PressReleasePage.aspx?PRID=1768712
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Một thập kỷ Chính sách Hành động phía Đông của Ấn Độ
10 năm CIS 03:00 15-10-2024
Brunei và Chính sách Hành động phía Đông của Ấn Độ
10 năm CIS 09:00 20-09-2024
Ấn Độ và vai trò lãnh đạo về nhiên liệu bền vững
10 năm CIS 09:00 19-09-2024
Đảng Nhân dân Ấn Độ - BJP của Ấn Độ: Một giới thiệu ngắn gọn
10 năm CIS 08:00 12-09-2024
Hướng đến mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Ấn Độ và Malaysia
10 năm CIS 04:00 10-09-2024