Từ “Phong cách sống vì môi trường” đến “không phát thải carbon ròng vào năm 2070”: Những quan điểm cốt lõi trong bài phát biểu mang tính lịch sử của Thủ tướng Ấn Độ tại COP26
Thủ tướng Narendra Modi cho biết Ấn Độ đang đặt vấn đề biến đổi khí hậu vào trọng tâm chính sách. Ấn Độ là một nước đang phát triển, nhưng đã tìm ra con đường bảo vệ hành tinh.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đưa ra Tuyên bố Quốc gia tại Hội nghị Thượng đỉnh COP26 ở Glasgow, tháng 11/2021. Ông khẳng định rằng, Ấn Độ là quốc gia duy nhất thực hiện bằng cả “tinh thần và hành động” các cam kết về ứng phó với biến đổi khí hậu theo Thỏa thuận Paris. Ông cho biết Ấn Độ sẽ đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2070, đưa công suất năng lượng không hóa thạch lên 500 GW và cũng đáp ứng 50% nhu cầu năng lượng từ năng lượng tái tạo vào năm 2030.
Sau đây là những ý chính trong bài phát biểu quan trọng của Thủ tướng Modi tại Hội nghị thượng đỉnh.
Cam kết mới
Trong bài phát biểu, Thủ tướng Modi đã đưa ra cam kết mới cho sự phát triển bền vững. Ông nói Phong cách sống vì Môi trường là nền tảng cho cuộc sống. “Thế giới ngày nay thừa nhận rằng, phong cách sống có vai trò chính trong biến đổi khí hậu. Tôi đề xuất cả thế giới thực hiện một phong trào. Đó là phong trào LIFE (cuộc sống), cũng có nghĩa là Phong cách sống vì môi trường. Phong cách sống vì môi trường được truyền cảm hứng từ văn hóa Ấn Độ, giáo lý của Gandhi và cuộc sống của cá nhân Thủ tướng Ấn Độ, đảm bảo cuộc sống thuận tự thiên. Cũng giống như các phong trào quần chúng khác do Thủ tướng truyền cảm hứng, phong trào này thúc giục việc tiêu dùng có chủ đích và có trách nhiệm, thay vì tiêu dùng vô tâm và phá hoại.
Rời bỏ phong cách cũ
Thủ tướng Ấn Độ đưa ra thông điệp rõ ràng cho các nước phát triển rằng, Ấn Độ đã đặt mục tiêu với tham vọng lớn, các nước khác cũng cần phải nâng cao tham vọng về tài chính khí hậu và chuyển giao công nghệ. Thủ tướng Modi nói, thế giới không thể đạt được các mục tiêu mới hơn nếu vẫn theo đuổi các mục tiêu cũ về tài chính khí hậu. Ông nói: “Ấn Độ hy vọng các quốc gia phát triển sẽ cung cấp tài chính trị giá 1 nghìn tỷ USD cho vấn đề khí hậu càng sớm càng tốt. Khi chúng tôi theo đuổi tiến trình thích ứng và giảm nhẹ trong vấn đề khí hậu, chúng tôi cũng phải theo đuổi mục tiêu tài chính khí hậu. Công lý sẽ đạt được chỉ khi các quốc gia chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính khí hậu thực hiện nghĩa vụ của họ”.
Phát thải ròng bằng 0
Thủ tướng Ấn Độ Modi đã công bố một cam kết táo bạo rằng, Ấn Độ sẽ đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2070, hoặc trở thành quốc gia trung tính carbon, có nghĩa là không làm tăng thêm lượng khí nhà kính trong khí quyển. Đây là một bước đi lịch sử của Modi, cho thấy tham vọng của Ấn Độ khi chống lại biến đổi khí hậu.
Năng lượng tái tạo
Khi Ấn Độ thực hiện cam kết đầy tham vọng đạt được công suất lắp đặt 450 GW vào năm 2030 thông qua các nguồn nhiên liệu không hóa thạch, nước này bị coi là quá tham vọng. Giờ đây, Ấn Độ không chỉ trên đường đạt được mục tiêu này, mà Ấn Độ còn quyết định nâng cao hơn nữa lên mục tiêu 500 GW. Ấn Độ đã cam kết sẽ hoàn thành 50% nhu cầu năng lượng từ các nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2030.
Thủ tướng Ấn Độ cam kết: “Ấn Độ sẽ tăng công suất năng lượng không hóa thạch lên 500 gigawatt vào năm 2030; Ấn Độ sẽ đáp ứng 50% nhu cầu năng lượng từ các nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2030. Từ bây giờ và đến năm 2030, Ấn Độ sẽ giảm tổng lượng phát thải carbon dự kiến 1 tỷ tấn; Ấn Độ sẽ giảm cường độ carbon trong nền kinh tế xuống 45% và Ấn Độ sẽ đạt được mục tiêu về 0 ròng vào năm 2070”.
Đóng góp vào công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu
Thủ tướng Ấn Độ chia sẻ rằng, Ấn Độ, quốc gia có khoảng 17% dân số thế giới chỉ chịu trách nhiệm cho khoảng 5% tổng lượng khí thải.
Thỏa thuận Paris không chỉ trên giấy, mà là cam kết nội tâm
Chia sẻ cảm nghĩ về Hội nghị về biến đổi khí hậu ở Paris năm 2015, Modi nói rằng, không phải Chính phủ Ấn Độ mà là 1,25 tỷ người Ấn Độ đang cam kết. Thủ tướng nói: “Khi tôi đến Paris lần đầu tiên dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu, tôi đến với tư cách là đại diện của một nền văn hóa đưa ra thông điệp Sarve Bhavantu Sukhina (mọi người nên vui vẻ). Vì vậy, sự kiện ở Paris không chỉ là một hội nghị thượng đỉnh mà còn một tình cảm và một cam kết nội tâm”.
Biến đổi khí hậu và hoạch định chính sách
Thủ tướng Ấn Độ chia sẻ cách Ấn Độ mới chống lại biến đổi khí hậu. Từ hãng vận tải đường sắt lớn nhất thế giới trở thành hãng Net Zero vào năm 2030 đến việc tiết kiệm 40 tỷ tấn khí thải thông qua đèn LED, Ấn Độ đang đặt vấn đề biến đổi khí hậu vào trọng tâm trong các chính sách. Đánh giá về thành tích của Ấn Độ, Thủ tướng Modi cho biết, về công suất lắp đặt năng lượng tái tạo, Ấn Độ đứng thứ 4 trên thế giới. Trong 7 năm qua (2014-2021), Ấn Độ đã tăng 25% năng lượng không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, hiện chiếm 40% tổng năng lượng của Ấn Độ.
5 cam kết của Ấn Độ trong ứng phó với biến đổi khí hậu
Trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh COP26, Thủ tướng Ấn Độ cũng trình bày chương trình gồm năm điểm, được gọi là Panchamrit (năm nguyên tố phấn hoa để tạo ra mật) để đối phó với thách thức của biến đổi khí hậu.
Ông Modi nói: “Giữa cuộc cân não toàn cầu về biến đổi khí hậu này, thay mặt cho Ấn Độ, tôi muốn giới thiệu năm nguyên tố mật hoa, Panchamrit, để đối phó với thách thức này”.
Dưới đây là năm cam kết được được Modi trình bày tại COP26:
• Nâng công suất năng lượng không sử dụng nhiên liệu hóa thạch của cả nước lên 500 GW vào năm 2030
• Ấn Độ sẽ đáp ứng 50% nhu cầu năng lượng từ năng lượng tái tạo vào năm 2030
• Ấn Độ sẽ giảm tổng lượng phát thải carbon dự kiến một tỷ tấn từ nay đến năm 2030
• Đến năm 2030, Ấn Độ sẽ giảm cường độ carbon trong nền kinh tế xuống dưới 45%
• Đến năm 2070, Ấn Độ sẽ đạt được mục tiêu không phát thải ròng
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://www.firstpost.com/india/from-lifestyle-for-environment-to-net-zero-carbon-emissions-by-2070-key-takeaways-from-narendra-modis-historic-cop26-speech-10104391.html
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 04:00 12-12-2024
G20 và Cơ hội Mở Rộng Quan Hệ Ấn Độ - Mỹ Latinh
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 03:00 12-12-2024